Lãi suất trái phiếu là gì?
Khái niệm lãi suất trái phiếu
Lãi suất trái phiếu còn được gọi với các tên là lợi suất trái phiếu hoặc lãi suất coupon là chỉ số tiền nhà đầu tư nhận được khi mua trái phiếu của doanh nghiệp hoặc chính phủ hoặc ngân hàng.
Lãi được trả hàng tháng hoặc hàng năm bởi tổ chức phát hành dựa trên mệnh giá trái phiếu. Lãi suất thay đổi khi trái phiếu thay đổi (đáo hạn, hoàn vốn).
Xem thêm về Lãi suất ngân hàng
Lãi suất trái phiếu được trả hàng tháng hoặc hàng năm bởi tổ chức phát hành
Lãi suất trái phiếu tiếng Anh là gì?
Lãi suất trái phiếu tiếng Anh là Coupon Rate.
Coupon Rate là lãi suất trái phiếu
Các loại lãi suất trái phiếu hiện nay
Lãi suất cố định
Lãi suất cố định là lợi tức của trái phiếu được xác định theo một tỷ lệ phần trăm cố định theo mệnh giá.
Ví dụ trái phiếu có mệnh giá 100 ngàn đồng, lãi suất 5%/năm, như vậy dù giá trị trái phiếu trên thị trường có cao hơn 100 ngàn đồng hay thấp hơn thì nhà đầu tư cũng chỉ hưởng mức lãi 5%/năm của 100 ngàn đồng.
Lãi suất cố định là lợi tức được xác định theo một tỷ lệ phần trăm cố định
Lãi suất thả nổi
Đây là lãi suất trái phiếu được quy định chi trả tại các kỳ hạn không giống nhau. Bên cạnh đó mức lãi suất này sẽ được điều chỉnh và thay đổi theo lãi suất tham chiếu.
Ví dụ: Bạn mua trái phiếu số tiền 50 triệu đồng với kỳ hạn 1 năm. Trong hợp đồng vay ghi rõ trong 6 tháng đầu, mức lãi suất cố định là 0,5%/tháng. Như vậy, trong 6 tháng tiếp theo lãi suất được áp dụng sẽ là lãi suất thả nổi. Với lãi suất thả nổi, khoản vay của bạn có thể có lãi suất thấp hơn hoặc cao hơn so với lãi suất ban đầu tùy thuộc vào thị trường tài chính hiện tại.
Là lãi suất trái phiếu được quy định chi trả tại các kỳ hạn không giống nhau.
Lãi suất bằng không
Đây là loại lãi suất mà nhà đầu tư không nhận được lãi khi mua trái phiếu nhưng được mua với giá thấp hơn và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đáo hạn.
Ví dụ: Bạn mua trái phiếu 50 triệu đồng nhưng lãi suất bằng 0%, bạn sẽ không có lãi, nhưng bạn mua với giá thấp hơn 50 triệu, sau khi đáo hạn bạn sẽ đường hoàn trả bằng với mệnh giá trái phiếu là 50 triệu đồng.
Lãi suất trái phiếu phụ thuộc vào yếu tố nào?
Lạm phát
Khi lạm phát gia tăng thì giá trị của đồng tiền bị suy giảm. Lúc này mức lợi nhuận mà các nhà đầu tư trái phiếu thu được với mức cũ sẽ trở nên thấp hơn. Doanh nghiệp muốn bù đắp khoản giá trị hao hụt vì lạm phát thì phải nâng giá trị trái phiếu lên, do đó ảnh hưởng đến lãi suất và giá trị của trái phiếu.
Lạm phát ảnh hưởng tới lãi suất trái phiếu
Biến động thị trường
Thị trường lên cao hay xuống thấp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến phát hành trái phiếu và tâm lý của nhà đầu tư khi lựa chọn đầu tư vào trái phiếu. Nếu lãi suất thị trường cao thì nhà đầu tư có xu hướng tìm đến các công ty trả lãi suất trái phiếu cao, do đó, để cạnh tranh nhau thì các doanh nghiệp phát hành trái phiếu sẽ quy định mức lãi suất cao để thu hút các nhà đầu tư.
Ngược lại, khi lãi suất thị trường giảm thì doanh nghiệp cũng giảm lãi suất trái phiếu do mình phát hành, lúc này doanh nghiệp có thể giảm bớt áp lực trả lãi cho những nhà đầu tư đã mua trái phiếu.
Biến động thị trường ảnh hưởng tới lãi suất trái phiếu
Mức độ rủi ro
Thực tế cho thấy khi mức lãi suất trái phiếu càng cao thì rủi ro của trái phiếu tiềm tàng cũng càng cao. Chính vì thế, doanh nghiệp phải tập trung tăng lãi suất nhằm giữ được giá trị hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư mua trái phiếu.
Thời điểm đáo hạn
Thời gian đáo hạn ngắn hay dài cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lãi suất của trái phiếu. Thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất trái phiếu ngày càng cao, lý do là tỉ lệ rủi ro mà nhà đầu tư gặp phải sẽ lớn hơn rất nhiều. Những rủi ro có thể gặp phải như: Kinh tế biến động, suy thoái, lạm phát tăng… Nếu lãi suất không đủ hấp dẫn, nhà đầu tư không dễ gì cho doanh nghiệp vay tiền trong thời gian dài.
Cách tính lãi suất trái phiếu chi tiết
Vậy lãi suất trái phiếu được tính như thế nào? Bạn chỉ cần lấy tổng các khoản thanh toán bằng trái phiếu sau đó chia cho mệnh giá của trái phiếu theo hằng năm
Công thức tính lãi suất trái phiếu:
C = i/P
Trong đó:
C là lãi suất trái phiếu
i là lãi suất hàng năm
P là mệnh giá gốc của trái phiếu được phát hành
Ví dụ: Trái phiếu được phát hành với mệnh giá 1.000.000 đồng, trả lãi 2 năm mỗi lần, một lần 25.000 đồng. Hỏi lãi suất trái phiếu là bao nhiêu
C = (25.000*2)/1.000.000 = 5%
Vậy có thể thấy mức lãi suất của trái phiếu này là 5%/năm.
Bài tập: Mua trái phiếu có mệnh giá là 5 triệu đồng. Lãi suất trái phiếu là 8%/năm, trả lãi mỗi năm 1 lần trong 10 năm. Bạn đã mua với giá 3,725,024đ. Giữ trái phiếu này cho đến ngày đáo hạn, lợi suất đầu tư trái phiếu (YTM) là bao nhiêu?
Đáp án: 12,63%
Lợi ích và rủi ro trong đầu tư trái phiếu
Lợi ích đầu tư trái phiếu
Một số loại trái phiếu được miễn phí thuế thu nhập cá nhân.
Lãi suất trái phiếu không phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng hay giảm. Lãi suất sẽ được cố định (như một cách gửi tiết kiệm).
Rủi ro thua lỗ khi đầu tư và mất tiền là rất thấp.
Trái phiếu được ưu tiên thanh khoản hơn so với cổ phiếu trong doanh nghiệp.
Đầu tư trái phiếu có nhiều lợi ích
Rủi ro khi đầu tư trái phiếu
Rủi ro lãi suất: khi lãi suất trái phiếu tăng lên thì mọi người sẽ có xu hướng loại bỏ những trái phiếu có lãi suất thấp. Ảnh hưởng của việc này là cung tăng lên, cầu giảm đi và mệnh giá trái phiếu cũng sẽ giảm theo.
Rủi ro về tái đầu tư: Trong trường hợp lãi suất trái phiếu giảm, đơn vị phát hành sẽ có cơ hội để tiến hành thu hồi hoặc mua lại những trái phiếu họ đã phát hành ra thị trường. Do đó, bạn có thể thu về khoản tiền gốc của mình trước khi đáo hạn trái phiếu. Tuy nhiên, giá trị đó sẽ không cao hơn nhiều so với mệnh giá trái phiếu.
Rủi ro về lạm phát: nhà đầu tư khi mua trái phiếu sẽ thu về mức lãi suất trong thời hạn. Nhưng vì khoản lãi suất này là cố định nên, khi lạm phát xảy ra, bạn sẽ phải bỏ số tiền lớn hơn để mua trái phiếu. Đây là nguyên nhân khiến cầu trái phiếu giảm xuống và lãi suất trái phiếu thu về có thể bị âm.
Rủi ro tín dụng, vỡ nợ. Trái phiếu doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng và năng lực của doanh nghiệp đó. Do vậy, nếu đơn vị phát hành trái phiếu vỡ nợ, hoặc có tín dụng xấu thì bạn không nên tham gia vào. Bạn cần lưu ý trong quá trình tìm hiểu nơi đầu tư trái phiếu.
Ngược lại, đầu tư trái phiếu cũng có khá nhiều rủi ro
Các câu hỏi thường gặp về lãi suất trái phiếu
Tại sao lãi suất giảm thì giá trái phiếu tăng?
Khi lãi suất giảm, sẽ dễ dàng vay tiền hơn và nhiều công ty sẽ phát hành trái phiếu mới để tài trợ cho các dự án mới. Điều này sẽ làm cho nhu cầu trái phiếu có lãi suất cao tăng, buộc giá trái phiếu cao hơn
Xem thêm về So sánh lãi suất tiết kiệm
Tại sao lãi suất tăng giá trái phiếu giảm?
Khi lãi suất thị trường tăng cao hơn lãi suất danh nghĩa của trái phiếu, thì giá của trái phiếu sẽ giảm đi và sẽ thấp hơn mệnh giá. Bởi vì người nắm giữ trái phiếu đó chỉ được hưởng một lãi suất hiện hành ở mức thấp có xu hướng bán trái phiếu đó để đầu tư vào nơi khác có mức lãi suất cao hơn.
Lãi suất trái phiếu ngân hàng nào cao nhất hiện nay?
Hiện nay, mức lãi suất trái phiếu ngân hàng cao nhất thị trường chính là của ngân hàng Viet Capital. Lãi cố định lên đến 8.5%/năm cho kỳ hạn 7 năm.
Lãi suất ghi trên trái phiếu là gì?
Lãi suất trái phiếu hay lãi suất danh nghĩa, là loại lãi suất được ghi trên trái phiếu hoặc được công bố bởi nhà phát hành. Lãi suất trái phiếu được xác định dựa theo một tỷ lệ phần trăm nhất định theo mệnh giá trái phiếu. Đặc biệt, lãi suất trái phiếu được coi như căn cứ nhằm xác định lợi tức trái phiếu.
Ngân hàng phát hành trái phiếu để làm gì?
Trái phiếu ngân hàng là loại trái phiếu mà đơn vị phát hành là ngân hàng. Mục đích phát hành là huy động vốn lớn trong thời gian ngắn. Trái phiếu ngân hàng giúp nhà đầu tư có cơ hội đầu tư an toàn như gửi tiết kiệm nhưng mức lãi suất cao hơn.
Có nên đầu tư trái phiếu hay không?
Tùy vào tình hình tài chính và nhu cầu cá nhân mà bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp. Vì trái phiếu có lãi suất cao hơn, nhưng chúng cũng liên quan đến nhiều rủi ro hơn.
Xem thêm về lãi suất âm
Trên đây là thông tin về lãi suất trái phiếu là gì và cách tính lãi suất chính xác nhất. Cùng theo dõi những bài viết của Tikop để hiểu hơn về kiến thức tài chính nhé!