Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Lãi suất vay mua ô tô các ngân hàng hiện nay cập nhật năm 2025

Đóng góp bởi:

Trang Huynh

Cập nhật:

09/01/2025

Nhu cầu sở hữu ô tô tại Việt Nam ngày càng tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu này, nhiều ngân hàng đã đưa ra các gói vay mua ô tô với lãi suất hấp dẫn. Trong bài viết này, Tikop sẽ cập nhật lãi suất vay mua ô tô các ngân hàng hiện nay cập nhật năm 2025, giúp người tiêu dùng có cái nhìn rõ ràng hơn trước khi quyết định đầu tư vào một chiếc xe hơi.

Lãi suất vay mua ô tô tại các ngân hàng hiện nay

Ngân hàng        Lãi suất (%/năm)Thời hạn cho vay tối đaTỷ lệ cho vay tối đa
ABBankTrên 7,15% (Liên hệ để biết thêm)84 tháng (7 năm)85% giá trị tài sản đảm bảobất động sản; tối đa 80% giá trị xe định mua
ACBTrên 4,5% (Liên hệ để biết thêm)84 tháng90% phương án sử dụng vốn
AgribankTrên 4,8% (Liên hệ để biết thêm)12 tháng (1 năm)100% nhu cầu vốn, tối đa 100 triệu đồng
Bảo ViệtTừ 5,9%120 tháng (10 năm)90% nhu cầu vốn
Bắc ÁTừ 5,85%120 tháng100% nhu cầu vốn
BIDVTrên 4,7% (Liên hệ để biết thêm)84 tháng100% giá trị xe
BVBankTừ 6,49%84 tháng80% giá trị tài sản đảm bảo, tối đa 1,5 tỷ VND
CBBankTừ 5,5%180 tháng70% giá trị xe hoặc 100% giá trị TSBĐ
Đông ÁTừ 5,3%120 tháng80%-85% giá trị xe
EximbankTừ 7,5%120 tháng100% phương án vay vốn
GPBankTừ 5,2%84 tháng80% nhu cầu vốn
HDBankTừ 5,4%84 tháng100% giá trị xe
Hong Leong7,6% cố định 1 năm đầu; 8,6% cố định 2 năm đầu60 tháng (5 năm)80% giá trị xe
IndovinaTừ 5,95%120 tháng80% nhu cầu vốn
Kiên LongTừ 5,4%120 tháng100% giá trị xe
LPBankTừ 5,3%84 tháng100% giá trị xe
MB BankTừ 7,5%84 tháng80% giá trị xe
MSBTừ 11%108 tháng (9 năm)90% giá trị xe
Nam Á BankTừ 5,6%84 tháng100% nhu cầu vốn
NCBTừ 5,9%300 tháng (25 năm)90% nhu cầu vốn
OCBTừ 6%120 tháng80% phương án vay hoặc 100% giá trị TSBĐ
OceanBankTừ 6,1%84 tháng100% nhu cầu vốn
PGBankTừ 5,9%120 tháng90% nhu cầu vốn
PublicBankTrên 5,75%60 tháng (5 năm)90% nhu cầu vốn
PVcomBank9,5% cố định 6 tháng đầu, 13% từ tháng thứ 772 tháng80% giá trị xe
SacombankTrên 5,2%120 tháng100% nhu cầu vốn
SaigonbankTrên 5,8%Từ 1-5 năm100% nhu cầu vốn
SCBTừ 7,9%96 tháng100% nhu cầu vốn
SeABankTrên 5,7%96 tháng75% giá trị mua xe, tối đa 1,5 tỷ đồng
SHBTrên 5,8%96 tháng90% giá trị xe và các loại thuế phí
Shinhan Bank

Từ 6,4%-7,9% (cố định từ 6-18 tháng đầu)

96 tháng80% giá trị xe mới
TechcombankTrên 4,85%96 tháng80% giá trị xe
TPBankTừ 8%96 tháng80% giá trị xe
UOBTừ 5,1%84 tháng80% giá trị xe (tối đa 6,8 tỷ đồng)
VIBTrên 5%96 tháng85% giá trị xe
VietABankTrên 5,6%84 tháng100% nhu cầu vốn
VietbankTrên 5,8%Liên hệ100% nhu cầu vốn
VietcombankTrên 4,7%96 tháng100% giá trị xe
VietinBankTrên 4,8%120 tháng100% nhu cầu vốn
VPBankTrên 5,5%96 tháng85% giá trị xe
VRBTrên 6%60 tháng100% giá trị xe
Woori BankTừ 5,3%-6,8% (cố định từ 1-3 năm đầu)84 tháng80% giá trị xe

>> Xem thêmCho vay có tài sản đảm bảo là gì? Phân loại cho vay có tài sản đảm bảo

Cách tính lãi suất vay mua ô tô

Bảng phân biệt 2 loại lãi suất cố định và lãi suất thả nổi

Bảng phân biệt 2 loại lãi suất cố định và lãi suất thả nổi

Lãi suất cố định

Lãi suất cố định là loại lãi suất không thay đổi trong suốt thời gian vay, giúp người vay dễ dàng quản lý tài chính vì họ luôn biết trước số tiền lãi phải trả.

Công thức tính lãi suất cố định:

Lãi suất hàng tháng = Dư nợ vay x Lãi suất cố định hàng tháng

Lãi phải trả hàng tháng = Số tiền vay x Lãi suất hàng tháng

Ví dụ: Bạn vay 50 triệu đồng trong 12 tháng với lãi suất cố định là 1.2%/tháng. Ta tính như sau:

  • Lãi phải trả hàng tháng = 50.000.000 x 1.2% = 600.000 đồng.
  • Số tiền bạn phải trả trong 12 tháng = 600.000 x 12 = 7.200.000 đồng (lãi).
  • Tổng số tiền bạn phải trả = 50.000.000 (gốc) + 7.200.000 (lãi) = 57.200.000 đồng.

Lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi thay đổi theo biến động của thị trường và các yếu tố khác như lãi suất cơ sở và chỉ số lạm phát. Lãi suất này có thể được điều chỉnh định kỳ (mỗi 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng).

Công thức tính lãi suất thả nổi:

Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ điều chỉnh

Lãi phải trả hàng tháng = Dư nợ vay x Lãi suất thả nổi

Ví dụ: Bạn vay 50 triệu đồng với lãi suất ban đầu là 0.8%/tháng trong 6 tháng đầu. Sau đó, lãi suất có thể thay đổi theo thị trường và tăng lên 1.1%/tháng trong 6 tháng tiếp theo. Ta tính như sau:

6 tháng đầu:

  • Lãi phải trả mỗi tháng = 50.000.000 x 0.8% = 400.000 đồng.
  • Tổng lãi 6 tháng = 400.000 x 6 = 2.400.000 đồng.

6 tháng tiếp theo:

  • Lãi phải trả mỗi tháng = 50.000.000 x 1.1% = 550.000 đồng.
  • Tổng lãi 6 tháng = 550.000 x 6 = 3.300.000 đồng.

Tổng số tiền bạn phải trả = 50.000.000 (gốc) + 2.400.000 (lãi 6 tháng đầu) + 3.300.000 (lãi 6 tháng tiếp theo) = 55.700.000 đồng.

Ưu điểm và nhược điểm khi vay mua ô tô trả góp

Ưu điểm

  • Hỗ trợ sở hữu xe sớm: Vay mua ô tô trả góp giúp bạn có thể sở hữu chiếc xe yêu thích ngay lập tức mà không cần phải chờ đợi tích lũy đủ số tiền lớn. Vay mua ô tô đặc biệt hữu ích nếu bạn cần xe để phục vụ công việc hoặc gia đình.

  • Linh hoạt về tài chính cá nhân: Việc trả góp giúp bạn chia nhỏ số tiền thanh toán thành các khoản thanh toán nhỏ hàng tháng, từ đó không làm gián đoạn các kế hoạch tài chính khác của bạn. Bạn có thể tiếp tục duy trì chi tiêu cho các nhu cầu khác mà không phải lo lắng về một khoản chi phí lớn.

Nhược điểm

  • Chi phí lãi suất tăng trong dài hạn: Khi vay mua ô tô, bạn sẽ phải trả thêm lãi suất theo thời gian, khiến tổng chi phí cho chiếc xe tăng lên so với việc mua xe ngay một lần. Lãi suất có thể tăng tùy vào từng ngân hàng và tình hình thị trường, đặc biệt là nếu bạn chọn vay lãi suất thả nổi.

  • Áp lực tài chính hàng tháng: Mặc dù việc trả góp giúp giảm bớt áp lực tài chính trong ngắn hạn, nhưng bạn vẫn phải đảm bảo khả năng thanh toán mỗi tháng. Nếu không có kế hoạch tài chính hợp lý, việc trả góp có thể tạo áp lực lớn, ảnh hưởng đến khả năng chi trả cho các khoản chi tiêu khác trong cuộc sống.

>> Xem thêmTổng hợp kiến thức quản lý tài chính cá nhân mà bạn nên biết

Vay mua ô tô trả góp mang lại nhiều ưu điểm nhưng cũng có không ít nhược điểm

Vay mua ô tô trả góp mang lại nhiều ưu điểm nhưng cũng có không ít nhược điểm

Điều kiện vay mua ô tô trả góp

Để vay mua ô tô trả góp tại ngân hàng, khách hàng cần đáp ứng một số điều kiện sau:

  • Đối tượng vay phải là công dân Việt Nam và có độ tuổi trong khoảng từ 18 đến 65.
  • Khách hàng cần có thu nhập đủ để đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn trong suốt thời gian vay.
  • Người vay cần chuẩn bị ít nhất 15% giá trị của chiếc xe muốn mua làm vốn đối ứng.
  • Người vay phải không có nợ xấu trong lịch sử tín dụng của mình.
  • Người vay có thể sử dụng chính chiếc xe mình muốn mua hoặc một tài sản khác có giá trị tương đương để làm tài sản thế chấp hoặc cầm cố.

>> Xem thêmHướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu nhanh, chính xác nhất hiện nay

Những điều kiện cấn có khi vay mua ô tô trả góp

Những điều kiện cấn có khi vay mua ô tô trả góp

Thủ tục và hồ sơ 

Thủ tục

Thủ tục vay mua xe ô tô trả góp tại quầy giao dịch 

Bước 1: Đến trực tiếp quầy giao dịch ngân hàng gần nhất. Bạn có thể tìm kiếm địa chỉ quầy giao dịch trên website của ngân hàng hoặc gọi tổng đài để biết thông tin.

Bước 2: Cung cấp các giấy tờ cần thiết, bao gồm:

  • CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
  • Sổ hộ khẩu hoặc giấy tạm trú (nếu có).
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập (bảng lương, hợp đồng lao động, sao kê tài khoản ngân hàng, hoặc giấy tờ chứng minh thu nhập khác).
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (nếu sử dụng tài sản thế chấp như nhà, đất, xe ô tô).

Bước 3: Điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn vay mà nhân viên ngân hàng cung cấp, bao gồm thông tin cá nhân, thông tin vay và tài sản thế chấp (nếu có).

Bước 4: Nộp hồ sơ và các giấy tờ liên quan cho nhân viên ngân hàng để tiến hành thẩm định.

Bước 5: Chờ ngân hàng thẩm định và duyệt hồ sơ. Thời gian thẩm định thường sẽ được thông báo sau khi ngân hàng tiếp nhận hồ sơ của bạn.

Bước 6: Nếu hồ sơ vay được duyệt, bạn sẽ nhận thông báo về số tiền vay, lãi suất, thời gian vay, và các điều kiện khác. Sau đó, bạn ký hợp đồng vay và thực hiện thủ tục giải ngân.

Bước 7: Sau khi ký hợp đồng, ngân hàng sẽ giải ngân số tiền vay cho đại lý bán xe hoặc tài khoản của bạn (tùy theo thỏa thuận).

>> Xem thêmSao kê thẻ tín dụng là gì? Cách kiểm tra bảng sao kê thẻ tín dụng

Quy trình tại quầy giao dịch khá nhanh chóng và thuận tiện

Quy trình tại quầy giao dịch khá nhanh chóng và thuận tiện

Thủ tục vay mua xe ô tô trả góp online

Bước 1: Truy cập vào website ngân hàng bạn muốn vay để bắt đầu quá trình vay.

Bước 2: Cung cấp thông tin cá nhân cơ bản như họ và tên, số điện thoại, địa chỉ cư trú và email để đăng ký.

Bước 3: Chọn tài sản thế chấp (nhà, đất, hoặc xe ô tô) và xác nhận xem có chi nhánh hỗ trợ gần bạn hay không, sau đó nhấn "Đăng ký".

Bước 4: Bạn sẽ nhận được tư vấn từ Chuyên viên quan hệ khách hàng của ngân hàng và làm theo hướng dẫn chi tiết.

Bước 5: Chờ quá trình thẩm định và nhận giải ngân trực tiếp vào tài khoản của đại lý bán xe.

Hồ sơ

  • Giấy đề nghị vay vốn – Mẫu giấy yêu cầu vay vốn từ ngân hàng, điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn.
  • Chứng minh thư nhân dân (CMT) hoặc Căn cước công dân (CCCD) – Bản sao còn hiệu lực, dùng để xác thực thông tin cá nhân.
  • Sổ hộ khẩu – Bản sao hoặc giấy tạm trú (nếu có), để xác nhận nơi cư trú của bạn.
  • Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân – Bao gồm Giấy đăng ký kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nếu cần.
  • Hợp đồng mua bán ô tô – Bản sao hợp đồng giữa bạn và đại lý ô tô, chứng minh xe bạn muốn vay mua.
  • Hồ sơ chứng minh thu nhập – Bảng lương, sao kê tài khoản ngân hàng, hợp đồng lao động hoặc các giấy tờ liên quan đến thu nhập khác để chứng minh khả năng tài chính trả nợ.
  • Giấy xác nhận công tác hoặc hợp đồng lao động – Để chứng minh tình trạng công việc hiện tại và mức thu nhập ổn định.
  • Sao kê tài khoản ngân hàng – Để xác thực thu nhập hàng tháng nếu bạn nhận lương qua tài khoản.
  • Giấy tờ chứng minh tài sản – Nếu bạn sử dụng tài sản khác ngoài chiếc xe làm tài sản thế chấp (nhà, đất, sổ tiết kiệm,...), cần cung cấp giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đó.

>> Xem thêmLàm sổ tiết kiệm như thế nào? 5 điều nên biết khi mở sổ tiết kiệm

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trước khi vay mua xe ô tô trả góp

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trước khi vay mua xe ô tô trả góp

Lưu ý khi vay mua ô tô trả góp

Kiểm tra kỹ các điều kiện và điều khoản (chữ nhỏ trong hợp đồng)

Kiểm tra kỹ các điều kiện và điều khoản (chữ nhỏ trong hợp đồng) là rất quan trọng vì các điều khoản này thường chứa thông tin quan trọng liên quan đến chi phí, nghĩa vụ và quyền lợi của bạn trong suốt quá trình vay. Những điều khoản này có thể không rõ ràng hoặc dễ bị bỏ qua, nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính và kế hoạch của bạn.

Ví dụ, các khoản phí như phí trả trước hạn, phí bảo hiểm, hoặc điều khoản liên quan đến việc thay đổi lãi suất có thể khiến bạn phải trả thêm chi phí không mong muốn hoặc gặp khó khăn khi muốn thanh toán khoản vay sớm. Nếu không đọc kỹ và hiểu rõ, bạn có thể bị ràng buộc bởi các điều kiện không thuận lợi mà bạn không lường trước được.

Tìm hiểu các khoản phí phát sinh (phí trả trước hạn, phí bảo hiểm)

Tìm hiểu các khoản phí phát sinh như phí trả trước hạn và phí bảo hiểm là rất quan trọng vì chúng có thể làm tăng tổng chi phí vay của bạn, ảnh hưởng đến ngân sách và kế hoạch tài chính của bạn. Dưới đây là lý do tại sao bạn cần chú ý đến các khoản phí này:

  • Phí trả trước hạn: Một số ngân hàng và tổ chức tín dụng áp dụng phí này nếu bạn muốn thanh toán khoản vay trước thời hạn. Nếu bạn có kế hoạch thanh toán nợ sớm để giảm lãi suất phải trả, thì khoản phí này có thể là một bất ngờ lớn và khiến bạn phải trả nhiều hơn so với dự tính ban đầu.

  • Phí bảo hiểm: Ngân hàng có thể yêu cầu bạn mua bảo hiểm cho xe hoặc bảo hiểm khoản vay, đặc biệt trong trường hợp vay có tài sản thế chấp. Những khoản phí này có thể làm tăng chi phí tổng thể của khoản vay mà bạn phải chi trả, đặc biệt là nếu bạn không tìm hiểu kỹ về các mức phí và lựa chọn bảo hiểm.

Cân nhắc khả năng tài chính cá nhân để tránh áp lực trả nợ

Trước khi quyết định vay, bạn cần xem xét kỹ lưỡng thu nhập hàng tháng, các chi phí sinh hoạt và khả năng chi trả cho khoản vay. Nếu bạn vay quá nhiều so với khả năng tài chính của mình, bạn có thể gặp rủi ro nợ xấu.

Ví dụ, thu nhập của bạn là 20 triệu đồng mỗi tháng và bạn phải chi 15 triệu đồng cho các khoản chi tiêu như tiền nhà, ăn uống và các chi phí khác, thì bạn chỉ có thể dành ra 5 triệu đồng cho việc trả nợ hàng tháng. Nếu khoản vay mua xe có mức trả góp 7 triệu đồng mỗi tháng, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán và có thể ảnh hưởng đến các chi tiêu khác trong cuộc sống.

Vài điều lưu ý để quá trình vay mua ô tô diễn ra thuận lợi

Vài điều lưu ý để quá trình vay mua ô tô diễn ra thuận lợi

Câu hỏi thường gặp 

Lãi suất vay mua ô tô cố định có thay đổi không?

Lãi suất vay mua ô tô không cố định mà có thể thay đổi theo chính sách của ngân hàng trong từng thời kỳ. Mỗi ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất để phù hợp với tình hình phát triển và quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Có nên vay mua ô tô với lãi suất thả nổi không?

Tùy. Nếu xu hướng thị trường lãi suất dự đoán sẽ giảm, vay lãi suất thả nổi có thể là lựa chọn hợp lý. Ngược lại lãi suất thị trường tăng, chi phí vay của bạn cũng sẽ tăng thì theo lãi suất cố định là lựa chọn đúng đắn.

Hạn mức vay trả góp mua ô tô là bao nhiêu?

Hạn mức vay trả góp mua ô tô tối đa bạn có thể vay lên đến 85% giá trị của chiếc xe, điều này có nghĩa là bạn chỉ cần trả trước ít nhất 15%.

Thời hạn vay trả góp mua ô tô là bao nhiêu?

Thời gian vay có thể kéo dài lên đến 8 năm, tùy thuộc vào ngân hàng và các điều kiện cho vay.

Tóm lại, việc nắm bắt thông tin về lãi suất vay mua ô tô các ngân hàng năm 2025 là rất quan trọng đối với những ai đang có ý định sở hữu ô tô. Các mức lãi suất khác nhau, cùng với các điều kiện vay linh hoạt, mang đến nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng. Hy vọng rằng những thông tin của Tikop sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt và hợp lý trong hành trình sở hữu ô tô mơ ước. Theo dõi ngay Tài chính cá nhân để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Đầu tư tài chính dài hạn là gì? 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất

TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Đầu tư tài chính dài hạn là gì? 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất

Trong bối cảnh nền kinh tế không ngừng biến động, việc tìm kiếm các kênh đầu tư tài chính dài hạn đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của nhiều người. Nhưng điều gì là đầu tư tài chính dài hạn và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Trong bài viết này, Tikop sẽ cùng bạn tìm hiểu đầu tư tài chính dài hạn là gì và điểm qua 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất hiện nay.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

22/10/2024

Lương tháng 13 là gì? Cách tính và quy định về lương tháng 13 chi tiết

TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Lương tháng 13 là gì? Cách tính và quy định về lương tháng 13 chi tiết

Lương tháng 13 là một trong những vấn đề được người lao động quan tâm nhất vào dịp cuối năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bản chất, cách tính và những quy định pháp luật liên quan đến khoản lương đặc biệt này. Trong bài viết này, Tikop sẽ cùng bạn tìm hiểu lương tháng 13 là gì, quy định, cách tính lương tháng 13 một cách chi tiết và đầy đủ nhất.

tikop_user_icon

Uyên Hoàng

tikop_calander_icon

24/01/2025

Vay thấu chi là gì? Có nên vay thấu chi ngân hàng hiện nay không?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Vay thấu chi là gì? Có nên vay thấu chi ngân hàng hiện nay không?

Vay thấu chi là một dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, cho phép khách hàng chi tiêu vượt quá số tiền thực đang có trong tài khoản. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ vay thấu chi là gì, có nên vay thấu chi ngân hàng hiện nay không. Tikop sẽ cung cấp các thông tin về vay thấu chi ngay trong bài viết dưới đây.

tikop_user_icon

Trần Mỹ Phương

tikop_calander_icon

21/04/2024

KYC là gì? Vai trò, quy trình xác minh KYC trong tài chính ngân hàng

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

KYC là gì? Vai trò, quy trình xác minh KYC trong tài chính ngân hàng

KYC là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành tài chính - ngân hàng và được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp khác. Vậy, KYC là gì? Vai trò và quy trình xác minh KYC trong tài chính ngân hàng như thế nào? Tikop sẽ cung cấp các thông tin về KYC ngay trong bài viết dưới đây.

tikop_user_icon

Trần Mỹ Phương

tikop_calander_icon

10/03/2024