Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

CFD (Hợp đồng chênh lệch) là gì? Cách thức hoạt động của CFD

Đóng góp bởi:

Nguyễn Thế Đông

Cập nhật:

24/08/2024

Hợp đồng chênh lệch CFD là công cụ tài chính phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại khá xa lạ với nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam. Cùng Tikop tìm hiểu CFD là gì và cách thức hoạt động, giao dịch CFD ngay sau đây nhé!

CFD là gì? 

Khái niệm CFD

CFD là viết tắt của Contract For Difference, nghĩa là hợp đồng chênh lệch. Đây là hợp đồng được thỏa thuận giữa người mua và người bán, mô phỏng dự đoán của nhà đầu tư trên thị trường tài chính. Nhà đầu tư có thể dự đoán sự tăng hay giảm của cổ phiếu, chỉ số chứng khoán, hàng hóa phái sinh hay Forex trong một khoảng thời gian cụ thể. 

Khái niệm giao dịch CFD

Giao dịch CFD dựa trên mức chênh lệch giữa giá mở cửa và giá tại thời điểm đóng cửa để có thể kiếm lời. Cụ thể, thông thường khi tham gia giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư sẽ phải mua mã cổ phiếu và kiếm lợi nhuận khi giá cổ phiếu tăng. Tuy nhiên, đối với giao dịch CFD, nhà đầu tư không cần mua bất kỳ tài sản tài chính nào, giao dịch sẽ được thực hiện dựa trên sự thay đổi về giá của tài sản đó. 

Lấy ví dụ, nếu nhà đầu tư dự đoán cổ phiếu X sẽ tăng giá, họ có thể mở vị thế mua (Long position) để mua CFD cổ phiếu. Ngược lại, nếu dự đoán giá cổ phiếu X giảm, nhà đầu tư có thể bán bằng cách mở vị thế bán (Short position), hay còn gọi là bán khống. Nếu thị trường đúng như kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ có lợi nhuận. Và nhà đầu tư sẽ chịu lỗ nếu thị trường không như dự đoán. 

Lợi nhuận kiếm được của CFD dựa trên kỳ vọng của nhà đầu tư

Lợi nhuận kiếm được của CFD dựa trên kỳ vọng của nhà đầu tư

Đặc điểm của CFD (Hợp đồng chênh lệch)

Một số đặc điểm của CFD (Hợp đồng chênh lệch):

  • Giao dịch CFD khác một chút so với giao dịch cổ phiếu hay Forex, bởi nó là một loại giao dịch phái sinh. Tuy nhiên, giao dịch CFD vẫn dựa trên hoạt động của thị trường chứng khoán để kiếm lời.

  • CFD là một sản phẩm giao dịch đòn bẩy, nghĩa là nhà đầu tư chỉ cần đặt trước một số vốn nhỏ để nhận được toàn bộ giá trị vị thế. Ví dụ, khi nua khoảng 1000 mã cổ phiếu giá 30.000 VNĐ, nhà đầu tư sẽ chỉ cần bỏ ra khoảng 10% so với số tiền thực tế để có thể mua 1000 cổ phiếu đó.  

  • Nhà đầu tư có thể giao dịch hợp đồng chênh lệch trên các thị trường tài chính khác nhau như chứng khoán, Forex, vàng hay các loại hàng hóa phái sinh. 

Cách thức hoạt động của CFD

Cách thức hoạt động của hợp đồng chênh lệch CFD có thể tương đối khó hiểu với một số nhà đầu tư mới. Để hiểu rõ về hình thức đầu tư này thì cần nắm rõ thêm một số khái niệm và lưu ý sau: 

  • Vị thế là trạng thái giao dịch và khối lượng chứng khoán phái sinh đang còn hiệu lực mà nhà đầu tư nắm giữ đến thời điểm đó.

  • Vị thế mua (Long position) xảy ra khi nhà đầu tư kỳ vọng tài sản sẽ tăng trong tương lai.

  • Vị thế bán (Short position) xảy ra khi nhà đầu tư dự đoán tài sản sẽ giảm trong tương lai.

  • Phí Spread: Phí chênh lệch giữa giá mua và giá bán

  • Phí hoa hồng khi thực hiện hợp đồng CFD, phí này khoảng 0,1% tổng giá trị vị thế, mức tối thiểu là $9.

  • Khối lượng giao dịch trong hợp đồng CFD có kích thước tiêu chuẩn, phụ thuộc vào tài sản được giao dịch.

  • Thời hạn của hợp đồng chênh lệch CFD không cố định, lệnh giao dịch có thể kết thúc tại nhiều thời điểm khác nhau trên thị trường giao dịch mà bạn chọn.

Cách thức hoạt động của hợp đồng chênh lệch CFD khác một chút so với các giao dịch chứng khoán thông thường. Nhà đầu tư sẽ không phải bỏ ra vốn để mua các tài sản cho riêng mình. Thay vào đó, lợi nhuận sẽ được sinh ra dựa trên việc dự đoán xu hướng giá của các loại tài sản sẽ thay đổi như nào trong tương lai. 

Cụ thể, nếu dự đoán mức giá tăng trong tương lai, nhà đầu tư sẽ đặt lệnh mua CFD hay còn gọi là mở vị thế mua. Ngược lại, nếu dự đoán mức giá giảm, nhà đầu tư sẽ đặt lệnh bán CFD, hay còn gọi là mở vị thế bán. Lệnh sẽ được mở cho đến khi trader đóng hoặc đặt lệnh tự động đóng khi đạt đến điểm chốt lời, cắt lỗ hoặc khi hợp đồng hết hạn.  

Nếu đúng như kỳ vọng của nhà đầu tư tại thời điểm đóng lệnh, lợi nhuận sẽ được tính dựa trên mức giá mở vị thế và đóng vị thế. Khoản tiền này sẽ do môi giới trả. Ngược lại, nếu không như kỳ vọng, nhà môi giới sẽ thu khoản chênh lệch từ trader. 

Cách thức hoạt động của CFD khác so với giao dịch chứng khoán thông thường

Cách thức hoạt động của CFD khác so với giao dịch chứng khoán thông thường

Chiến thuật giao dịch CFD hiệu quả

Chiến thuật giao dịch Swing

Chiến thuật giao dịch SWING được thực hiện dựa trên các tài sản có khả năng sinh lời trong ngắn hạn. Thời gian đặt lệnh dao động trong khoảng 1 ngày đến 1 tuần. Tuy nhiên, việc giữ vị thế qua đêm có thể gặp rủi ro bởi những biến động không ngờ tới. 

Chiến thuật giao dịch trong ngày (Day Trading)

Chiến thuật giao dịch Day Trading là hình thức giao dịch mở vị thế và đóng vị thế trong cùng một ngày. Thông thường nhà đầu tư sẽ chỉ giữ vị thế trong vài giờ đồng hồ dựa trên những biến động của thị trường. Giao dịch Day Trading giúp nhà đầu tư tránh được các rủi ro có thể xảy ra trong đêm.

>> Xem thêm Rủi ro đầu tư chứng khoán mà các nhà đầu tư phải đối mặt

Chiến thuật giao dịch Scalping

Chiến thuật giao dịch Scalping dựa trên biến động giá nhỏ trong ngày để đặt lệnh. Nhà đầu tư có thể chỉ giữ vị thế trong vài giây hoặc vài phút. Đương nhiên mức lợi nhuận cũng sẽ không lớn nhưng lại khá ổn định và an toàn. Để có mức lợi nhuận cao hơn, các trader sẽ phải thực hiện nhiều lệnh giao dịch hơn với tỷ lệ đòn bẩy cao. 

Chiến thuật giao dịch CFD dài hạn

Chiến thuật giao dịch CFD dài hạn sẽ có thời gian giữ vị thế từ 1 tuần trở lên. Với chiến thuật này, nhà đầu tư cần có khả năng phân tích biểu đồ và thị trường ở mức cơ bản trở lên. Với những trader có kinh nghiệm, chiến thuật giao dịch CFD dài hạn giúp nhà đầu tư có thể kiếm được mức lợi nhuận tương đối ổn. 

>> Xem thêm Cách phân tích kỹ thuật chứng khoán nhà đầu tư cần biết

Chiến thuật giao dịch CFD hiệu quả

Chiến thuật giao dịch CFD hiệu quả

Ưu điểm và nhược điểm của CFD

Ưu điểm

Hợp đồng chênh lệch CFD có nhiều lợi thế so với các hình thức giao dịch khác. Một số ưu điểm của giao dịch CFD như: 

  • Cơ hội giao dịch đa dạng: Nhà đầu tư có thể lựa chọn tài sản giao dịch trên nhiều thị trường khác nhau như cổ phiếu, crypto, Forex, vàng hay hàng hóa phái sinh. 

  • Khác với các giao dịch thông thường, hợp đồng chênh lệch CFD sẽ dựa trên sự kỳ vọng của nhà đầu tư về thị trường. Do đó, bất kể thị trường tăng hay giảm, nhà đầu tư vẫn có thể tạo ra lợi nhuận nếu dự đoán đúng xu hướng của thị trường. 

  • Nhà đầu tư có thể tiết kiệm chi phí so với các công cụ tài chính truyền thống bởi CFD là sản phẩm giao dịch đòn bẩy. Các nhà đầu tư có thể sử dụng đòn bẩy tương đối thấp để gia tăng lợi nhuận. Mức yêu cầu ký quỹ thấp hơn đồng nghĩa với lợi nhuận tiềm năng cao hơn, tuy nhiên, đòn bẩy cũng có thể khiến rủi ro tăng lên.

Nhược điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm, tuy nhiên, giao dịch CFD vẫn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Rủi ro đi kèm: CFD là giao dịch dựa trên kỳ vọng của nhà đầu tư về thị trường. Nếu không kịp phản ứng trước các biến động, rủi ro đi kèm sẽ khá lớn. Do đó, các nhà đầu tư mới cần cân nhắc trước khi tham gia giao dịch CFD. 

  • Phí Spread: Nhà đầu tư có thể thể tiết kiệm chi phí nhờ vào giao dịch đòn bẩy. Tuy nhiên, họ vẫn phải trả phí Spread khi tham gia giao dịch CFD. Mức phí này sẽ được tính khi đặt lệnh và thoát lệnh. 

Ưu và nhược điểm của hợp đồng chênh lệch CFD

Ưu và nhược điểm của hợp đồng chênh lệch CFD

CFD có lừa đảo không?

Để biết xem các giao dịch CFD có lừa đảo không, bạn cần hiểu rõ về lịch sử ra đời, quy mô và hoạt động giám sát của giao dịch CFD.

Đầu tiên, về lịch sử ra đời CFD. Bắt nguồn từ hợp đồng tương lai và hợp đồng hợp đồng tùy chọn, CFD ra mắt vào những năm 1990 bởi Smith New Court - công ty môi giới tại Anh. Sau đó vào năm 1995, Merrill Lynch đã mua lại với trị giá 526 triệu bảng Anh. 

Mục đích ban đầu của CFD là để bù đắp rủi ro thua lỗ - Hedging từ các cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán London. Tuy nhiên, khi thấy lợi ích của CFD bên cạnh việc phòng hộ, hình thức đầu tư này đã trở lên phổ biến và được các nhà đầu tư nhỏ lẻ quan tâm.

Thứ 2, về quy mô của thị trường của thị trường CFD. Nhà đầu tư có thể tiếp cận hơn 4000 sản phẩm trên thị trường thông qua CFD. Và con số này đang tiếp tục tăng nhờ vào sự quan tâm của các nhà đầu tư hiện nay. 

Thứ 3, số lượng quốc gia chấp nhận giao dịch CFD đang ngày càng tăng. Đã có hơn 20 quốc gia như Anh, Đức, Pháp, Singapore,..chấp nhận hình thức giao dịch này là hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên, quy định pháp luật dành cho giao dịch CFD tại mỗi quốc gia sẽ khác nhau. 

Thứ 4, việc giám sát các giao dịch CFD sẽ được giám sát bởi các tổ chức và công ty quản lý uy tín. Tất cả các sàn giao dịch CFD trên thế giới đều được ủy quyền và cấp giấy chứng nhận của các tổ chức như:

  • Úc: Ủy ban chứng khoán và đầu tư Úc (ASIC)

  • Mỹ: Hiệp hội Tương lai quốc gia (NFA), Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC)

  • Vương quốc Anh: Cơ quan quản lý tài chính Anh (FCA)

  • Nhật Bản: Cơ quan dịch vụ tài chính FSA

  • Canada: Tổ chức điều tiết đầu tư Canada IIROC

  • Quần đảo Cayman: Cơ quan tiền tệ quần đảo Cayman CIMA

  • HongKong: Ủy ban chứng khoán và tương lai SFC

  • Singapore: Cơ quan tiền tệ Singapore MAS

Như vậy, có thể thấy giao dịch CFD hoàn toàn được công nhận và hợp pháp tại một số quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, không ít các sàn giao dịch lợi dụng sự thiếu hiểu biết của các nhà đầu tư để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Do đó, hãy tìm hiểu kỹ và lựa chọn các sàn giao dịch uy tín, có chứng nhận rõ ràng để đầu tư. 

Xem thêm về Giá NET

Ủy ban chứng khoán và đầu tư Úc (ASIC) - Nơi cấp quyền CFD tại Úc

Ủy ban chứng khoán và đầu tư Úc (ASIC) - Nơi cấp quyền CFD tại Úc

Những câu hỏi thường gặp về CFG

CFD là viết tắt của từ gì?

CFD là viết tắt của từ Contract For Difference, nghĩa là hợp đồng chênh lệch.

CFD có phải là hợp đồng phái sinh không?

, CFD được coi là một loại hợp đồng phái sinh.

Giao dịch CFD có an toàn không?

Giao dịch CFD hiện nay đã được hợp pháp hóa tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều sàn giao dịch không uy tín, trục lợi từ sự thiếu kinh nghiệm của các nhà đầu tư mới. Vì vậy, nên tìm hiểu các sàn giao dịch được cấp phép và chứng nhận rõ ràng để thực hiện các giao dịch. 

CFD hợp pháp ở những quốc gia nào?

Hiện nay, CFD được phép ở một số quốc gia khác có thị trường OTC được niêm yết. Các quốc gia này bao gồm Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Singapore, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thái Lan và Vương quốc Anh.

Giao dịch CFD có hợp pháp ở Việt Nam không?

Hiện nay, tại Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ chính sách nào về việc chấp thuận hay cấm các giao dịch CFD.

Trên đầy là tổng hợp kiến thức cơ bản về CFD (Hợp đồng chênh lệch) là gì và cách thức hoạt động, giao dịch CFD hiệu quả, an toàn. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp giá trị hữu ích cho bạn. Theo dõi chuyên mục Đầu tư Chứng khoán tại Tikop để cập nhật các kiến thức đầu tư mỗi ngày nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Lệnh ATO là gì? Hướng dẫn cách đặt lệnh ATO đơn giản, hiệu quả nhất

CHỨNG KHOÁN

Lệnh ATO là gì? Hướng dẫn cách đặt lệnh ATO đơn giản, hiệu quả nhất

ATO là lệnh giao dịch chứng khoán được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến. Vậy lệnh ATO là gì? Cách đặt lệnh ATO như thế nào cho hiệu quả? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

26/08/2024

Cách mở tài khoản chứng khoán chi tiết cho người mới bắt đầu

CHỨNG KHOÁN

Cách mở tài khoản chứng khoán chi tiết cho người mới bắt đầu

Hiện nay, các nhà đầu tư có thể nhanh chóng dễ dàng mở cho mình 1 tài khoản chứng khoán tại công ty uy tín với thủ tục đơn giản, có thể được thực hiện qua hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp 1 cách thuận lợi nhất. Theo dõi bài viết dưới đây ngay, Tikop sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết các bước để mở tài khoản chứng khoán nhanh nhất.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

22/10/2024

Các chỉ số chứng khoán thế giới mà nhà đầu tư nào cũng nên biết

CHỨNG KHOÁN

Các chỉ số chứng khoán thế giới mà nhà đầu tư nào cũng nên biết

Các chỉ số chứng khoán thế giới hay còn được gọi là các chỉ số thị trường chứng khoán là một trong những giá trị thống kê nhằm phản ánh tình hình chung của các thị trường chứng khoán trên các quốc gia. Nếu như các bạn muốn đang muốn đầu tư các mã chứng khoán nước ngoài thì cần phải nắm được tất các chỉ số chứng khoán nổi tiếng trên thế giới. Cùng Tikop tìm hiểu ngay nhé!

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

21/04/2024

Cổ phiếu là gì? Các đặc điểm và lưu ý cần biết khi đầu tư cổ phiếu

CHỨNG KHOÁN

Cổ phiếu là gì? Các đặc điểm và lưu ý cần biết khi đầu tư cổ phiếu

Cổ phiếu là một trong những khái niệm căn bản thường được các nhà đầu tư cá nhân tìm hiểu khi bắt đầu quá trình tìm hiểu về cổ phiếu nói riêng và tìm hiểu về thị trường chứng khoán nói chung. Bài viết dưới đây của Tikop sẽ đưa ra một số góc nhìn tổng quan cũng như các đặc tính chung của cổ phiếu để các nhà đầu tư có thể tham khảo.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/08/2024