Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Quỹ vàng SPDR là gì? 9 điều cần biết về quỹ vàng SPDR Gold Trust

Đóng góp bởi:

Lê Thị Thu

Cập nhật:

27/01/2024

Quỹ vàng SPDR là thuật ngữ quen thuộc trong thị trường giao dịch vàng. Vậy quỹ vàng SPDR là gì? Cách thức hoạt động của quỹ vàng SPDR như thế nào? Hãy cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

Quỹ vàng SPDR là gì?

Quỹ vàng SPDR viết tắt của Standard & Poor’s 500 depository receipt, là một quỹ ETF (Exchange Traded Fund) vàng lớn nhất thế giới về quy mô tài sản được quản lý bởi State Street Global Advisors. Quỹ vàng SPDR còn được gọi là quỹ Spider vì cách phát âm khá giống với Spider.

Quỹ vàng SPDR có ký hiệu giao dịch là GLD trên sàn NYSE Arca, đồng thời được giao dịch như một cổ phiếu thông thường. Quỹ vàng SPDR hoạt động theo nguyên tắc tín thác, nghĩa là quỹ sẽ mua và giữ vàng vật chất trong các kho lưu trữ an toàn và được kiểm toán định kỳ.

>>> Xem thêm: Quỹ tín thác là gì? Có nên tham gia quỹ ủy thác đầu tư không?

Quỹ vàng SPDR viết tắt của Standard & Poor’s 500 depository receipt

Quỹ vàng SPDR viết tắt của Standard & Poor’s 500 depository receipt

Quỹ vàng SPDR Gold Trust là gì?

Quỹ vàng SPDR Gold Trust là quỹ tín thác được điều hành bởi State Street Global Advisors – tập đoàn quản lý tài sản lớn thứ hai thế giới. SPDR Gold Trust là quỹ tín thác lớn thứ 6 tại Hoa Kỳ và là quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới.

Do ưu thế về khối lượng vàng lớn nên những động thái mua/bán quỹ SPDR Gold Trust đều có tác động nhất định đến thị trường nói chung.

Cách thức hoạt động của quỹ vàng SPDR

Quỹ vàng SPDR có cách thức hoạt động tương tự như cổ phiếu, cho phép nhà đầu tư mua/bán trên thị trường giao dịch. Theo đó, SPDR vận hành bằng cách theo dõi giá vàng, giữ vàng thỏi trong uỷ thác tại London, được giữ trong một tài khoản được phân bổ – đơn vị 400 ounce/thỏi. Vàng vật chất sẽ được giám sát bởi ngân hàng HSBC.

Sau đó, GLD phát hành cổ phiếu dựa trên giá trị tài sản ròng và niêm yết trên sàn chứng khoán. Từ đó, nhà đầu tư có thể mua bán ngay, bán khống hoặc mua ký quỹ.

Quỹ vàng SPDR có cách thức hoạt động tương tự như cổ phiếu

Quỹ vàng SPDR có cách thức hoạt động tương tự như cổ phiếu

Đặc điểm quỹ vàng SPDR

Quỹ vàng SPDR sở hữu các đặc điểm sau:

  • Quỹ vàng SPDR được niêm yết trên sàn NYSE Arca với mã GLD giúp nhà đầu tư có thể tham gia thị trường vàng thỏi mà không cần tích trữ vàng vật lý, có thể dễ dàng giao dịch qua sàn chứng khoán để sinh lời.

  • SPDR vận hành bằng cách theo dõi giá vàng, giữ vàng thỏi trong uỷ thác tại London, vàng vật chất sẽ được giám sát bởi ngân hàng HSBC. Vì thế, chi phí quản lý thấp hơn so với các quỹ ETF vàng khác, chỉ 0.4% hàng năm.

  • Quỹ SPDR có tính thanh khoản cao, có thể giao dịch bất kỳ lúc nào trong giờ hoạt động của sàn NYSE Arca.

>>> Xem thêm: Đầu tư vàng là gì? Kinh nghiệm đầu tư vàng cho người mới bắt đầu

Quỹ SPDR có tính thanh khoản cao

Quỹ SPDR có tính thanh khoản cao

Nhược điểm khi đầu tư vào quỹ vàng SPDR

Bên cạnh những ưu điểm ở trên thì quỹ vàng SPDR cũng có một số nhược điểm nhất định:

  • Do quỹ vàng SPDR không phải là một công cụ bảo hiểm cho rủi ro lạm phát hay suy thoái kinh tế nên giá vàng có thể dễ bị biến động khó lường do nhiều yếu tố khác nhau.

  • Quỹ vàng SPDR có thể đối mặt với các rủi ro về pháp lý nếu có sự thay đổi trong luật định hoặc tranh chấp sở hữu vàng trong kho lưu trữ.

  • Không phản ánh đúng hoàn toàn giá trị vàng thực tế sai số giữa giá cổ phiếu GLD và NAV (giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu) của quỹ.

Quỹ vàng SPDR có tính rủi ro về mặt pháp lý

Quỹ vàng SPDR có tính rủi ro về mặt pháp lý

Ảnh hưởng SPDR đến thị trường vàng

Thực tế, SPDR có ảnh hưởng lớn đến thị trường vàng nói chung. Bởi SPDR là quỹ ETF đầu tư hiệu quả cho mọi người mà không cần mua/bán vàng vật chất. Và việc tăng cầu mua vàng thì sẽ đẩy giá vàng lên cao do thể hiện cung cầu của thị trường vàng. Tuy nhiên, nếu các nhà đầu tư mua/bán vàng theo xu hướng thị trường thì sẽ gây ra các biến động lớn, tạo áp lực bán tháo, mua ồ ạt vàng vật chất, ảnh hưởng đến cung cầu thị trường vàng.

Ví dụ là vào ngày 25/4/2008, quỹ SPDR đã bán ra 20.5 tấn vàng, đẩy giá vàng trên thế giới xuống mức thấp nhất trong 1 tháng, chỉ còn 900 USD/ounce. Giá vàng SJC tại Việt Nam cũng tụt theo, hơn 200.000 đồng so với trước đó.

>>> Xem thêm: Sàn giao dịch vàng là gì? Các sàn giao dịch vàng hợp pháp

Quỹ vàng SPDR có ảnh hưởng lớn đến thị trường giá vàng

Quỹ vàng SPDR có ảnh hưởng lớn đến thị trường giá vàng

Hướng dẫn theo dõi quỹ vàng SPDR Gold Trust

Khi theo dõi quỹ vàng SPDR Gold Trust sẽ có ba dạng biểu đồ mà nhà đầu tư cần quan tâm:

  • Tổng trữ lượng vàng của quỹ SPDR Gold Trust

Giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát về tổng khối lượng vàng mà SPDR đang nắm giữ.

Tổng trữ lượng vàng của quỹ SPDR Gold Trust

Tổng trữ lượng vàng của quỹ SPDR Gold Trust

  • Khối lượng giao dịch hàng ngày của quỹ vàng SPDR Gold Trust

Là biểu đồ chi tiết nhằm biết được ngày nào SPDR Mua vào, ngày nào SPDR bán ra. Trong đó, màu xanh là mức mua, màu đỏ là mức bán.

Khối lượng giao dịch hàng ngày của quỹ vàng SPDR Gold Trust

Khối lượng giao dịch hàng ngày của quỹ vàng SPDR Gold Trust

  • Biến động giá và hoạt động mua bán của quỹ SPDR Gold Trust

Là biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ cột (thể hiện khối lượng SPDR giao dịch trong 1 ngày) và biểu đồ đường (thể hiện giá vàng thời điểm hiện tại, chỉ cần đưa chuột vào bạn sẽ thấy giá vàng ngày hôm đó là bao nhiêu USD/Ounce).

Biểu đồ biến động giá của quỹ SPDR Gold Trust

Biểu đồ biến động giá của quỹ SPDR Gold Trust

Biểu đồ cột và đường kết hợp sẽ giúp nhà đầu tư cập nhật giá vàng ở thời gian thực, đồng thời phân tích hoạt động mua bán của SPDR có tác động lên giá vàng hay không.

Biểu đồ biến động giá và hoạt động mua bán của quỹ SPDR Gold Trust

Biểu đồ biến động giá và hoạt động mua bán của quỹ SPDR Gold Trust

Xem biểu đồ quỹ vàng SPDR Gold Trust

Khi giao dịch quỹ vàng SPDR thì nhà đầu tư có thể sử dụng biểu đồ quỹ vàng SPDR Gold Trust để phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định đầu tư. Dưới đây là chi tiết một số biểu đồ quỹ vàng SPDR Gold Trust để bạn có thể tham khảo:

Biểu đồ số lượng vàng tăng/giảm của SPDR Gold Trust

Biểu đồ số lượng vàng tăng/giảm của SPDR Gold Trust

Biểu đồ tổng số tấn vàng trong quỹ tín thác

Biểu đồ tổng số tấn vàng trong quỹ tín thác

Thực tế, nhà đầu tư cần xem xét mối quan hệ tương quan giữa giá vàng và động thái mua/bán ròng của SPDR Gold Trust để đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp nhất.

Lưu ý khi theo dõi quỹ vàng SPDR Gold Trust

Khi theo dõi quỹ vàng SPDR Gold Trust, bạn nên lưu ý một số điểm sau:

  • Quỹ SPDR không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến giá vàng, mà còn có nhiều yếu tố khác như lạm phát, lãi suất, đồng USD, tình hình chính trị, kinh tế, dịch bệnh,.. Vì thế, bạn cần đánh giá thị trường toàn diện trước khi đầu tư.

  • Theo dõi quỹ vàng SPDR Gold Trust chỉ là một phương pháp giao dịch nhằm dự đoán giá vàng. Phương pháp này tồn tại những rủi ro nhất định, vì thế nhà đầu tư cần phải quản lý vốn một cách chặt chẽ, tránh mạo hiểm vào lệnh.

  • Dữ liệu báo cáo SPDR Gold Trust chỉ có sau 1 ngày nên nhà đầu tư sẽ không bao giờ biết được SPDR Gold Trust đã hành động như thế nào vào ngày đó cho đến tận ngày hôm sau, nếu tính theo thị trường Việt Nam. Nên nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý.

  • Quỹ SPDR có thể không phản ánh chính xác giá thị trường của vàng, vì có thể có sai số giữa giá cổ phiếu GLD và giá NAV (giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu) của quỹ. Bạn nên xem xét cả hai giá trị này khi theo dõi quỹ SPDR.

Phía trên là toàn bộ về quỹ vàng SPDR để bạn tham khảo, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về quỹ ETF này. Ngoài ra, đừng quên truy cập Tikop.vn thường xuyên để cập nhật kiến thức đầu tư chứng chỉ quỹ mới nhất mỗi ngày nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

CHỨNG CHỈ QUỸ

Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

Với những nhà đầu tư cá nhân, việc chọn ETF hay dựa hơi vào ETF để tạo riêng một danh mục cho mình là sự cân nhắc đáng kể.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

24/03/2023

CÁC LOẠI QUỸ MỞ TẠI VIỆT NAM

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

CÁC LOẠI QUỸ MỞ TẠI VIỆT NAM

Quỹ mở về bản chất là hình thức ủy thác vốn của nhà đầu tư vào quỹ, quỹ sẽ thay mặt nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Quỹ mở được chia thành 3 loại: quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu, quỹ cân bằng (gồm cả cổ phiếu và trái phiếu)

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

01/03/2023

Chứng chỉ quỹ là gì? Top 5 chứng chỉ quỹ tốt nhất hiện nay

CHỨNG CHỈ QUỸ

Chứng chỉ quỹ là gì? Top 5 chứng chỉ quỹ tốt nhất hiện nay

Chứng chỉ quỹ là gì hay những chứng chỉ quỹ tốt nhất hiện nay mà nhà đầu tư cá nhân nên lựa chọn là gì? Đó có lẽ là những câu hỏi mà hầu hết hiện nay ai cũng muốn được giải đáp và nếu bạn cũng là một trong số những người gặp thắc mắc về vấn đề này thì hãy cùng tìm hiểu các thông tin trong bài viết sau đây của Tikop nhé! Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm chứng chỉ quỹ và top những chứng chỉ quỹ hiện nay trong bài viết này

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

21/04/2024

Vàng PNJ là gì? Có nên mua vàng PNJ để đầu tư? Giá vàng PNJ hôm nay

VÀNG

Vàng PNJ là gì? Có nên mua vàng PNJ để đầu tư? Giá vàng PNJ hôm nay

PNJ là một thương hiệu lớn trong thị trường đá quý tại Việt Nam. Thương hiệu này được đánh giá có độ uy tín cao, chất lượng và sang trọng. Vậy vàng PNJ là gì? Tại sao vàng SJC đắt hơn vàng PNJ? Hãy cùng Tikop tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

24/07/2024