Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

LDR ngân hàng là gì? Công thức tính tỷ lệ LDR ngân hàng chi tiết nhất

Đóng góp bởi:

Phương Uyên

Cập nhật:

12/05/2024

LDR ngân hàng là thuật ngữ về chỉ số để ngân hàng tạo ra lợi nhuận. Cùng tìm hiểu LDR ngân hàng là gì và công thức tính tỷ lệ LDR ngân hàng chi tiết nhất qua bài viết sau nhé!

LDR ngân hàng là gì?

LDR là viết tắt của Loan-to-Deposit Ratio được sử dụng để đánh giá tính thanh khoản của ngân hàng bằng cách so sánh tổng khoản cho vay của ngân hàng với tổng tiền gửi trong cùng thời kỳ.

LDR được biểu thị dưới dạng phần trăm. Nếu tỷ lệ này quá cao, điều đó có nghĩa là ngân hàng có thể không có đủ thanh khoản để đáp ứng mọi yêu cầu về vốn không lường trước được. Ngược lại, nếu tỷ lệ này quá thấp, ngân hàng có thể không kiếm được nhiều lợi nhuận như mong muốn.

LDR được sử dụng để đánh giá tính thanh khoản của ngân hàng

LDR được sử dụng để đánh giá tính thanh khoản của ngân hàng

Ý nghĩa của tỷ lệ LDR

Cho viết khả năng bù đắp các khoản lỗ: Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi cho thấy khả năng của ngân hàng trong việc bù đắp các khoản lỗ cho vay và rút tiền của khách hàng. Các nhà đầu tư theo dõi LDR của các ngân hàng để đảm bảo có đủ thanh khoản để trang trải các khoản vay trong trường hợp suy thoái kinh tế dẫn đến vỡ nợ

Kiểm tra khả năng thanh khoản: Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, LDR thấp sẽ mang lại lợi ích cho ngân hàng vì ngân hàng sẽ có nhiều thanh khoản hơn để đáp ứng các nghĩa vụ của mình.

Khả năng giữ chân khách hàng: Nếu tiền gửi của ngân hàng ngày càng tăng, tiền mới và khách hàng mới sẽ nhiều hơn. Kết quả là ngân hàng có thể sẽ có nhiều tiền hơn để cho vay, điều này sẽ làm tăng thu nhập. Các khoản cho vay vẫn là tài sản của ngân hàng vì ngân hàng kiếm được thu nhập từ lãi từ việc cho vay. Mặt khác, tiền gửi là nợ phải trả vì các ngân hàng phải trả lãi suất cho những khoản tiền gửi đó, mặc dù ở mức thấp.

Khả năng quản lý tiền của ngân hàng: Nếu ngân hàng không tăng tiền gửi hoặc tiền gửi giảm, ngân hàng sẽ có ít tiền hơn để cho vay. Trong một số trường hợp, các ngân hàng sẽ vay tiền để đáp ứng nhu cầu vay vốn nhằm tăng thu nhập từ lãi. Tuy nhiên, nếu một ngân hàng sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động cho vay thay vì tiền gửi, ngân hàng sẽ phải chịu chi phí trả nợ vì ngân hàng sẽ phải trả lãi cho khoản nợ.

Kết quả là, một ngân hàng vay tiền để cho khách hàng vay thường sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn và nợ nhiều hơn. Ngân hàng thích sử dụng tiền gửi để cho vay vì lãi suất trả cho người gửi tiền thấp hơn nhiều so với lãi suất phải trả khi vay tiền. LDR giúp các nhà đầu tư phát hiện các ngân hàng có đủ tiền gửi để cho vay và không cần phải tăng nợ.

>>> Xem thêmKYC là gì? Vai trò, quy trình xác minh KYC trong tài chính ngân hàng

Ý nghĩa của tỷ lệ LDR đối với ngân hàng

Ý nghĩa của tỷ lệ LDR đối với ngân hàng

Công thức tính tỷ lệ LDR

LDR (%) = L/D*100%

Trong đó:

  • LDR: Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi.
  • L: Tổng dư nợ cho vay (quy định tại mục dưới).
  • D: Tổng tiền gửi (quy định tại mục dưới).

Ví dụ: 

Một ngân hàng có số tiền vay là 500 triệu đồng và số tiền gửi là 1 tỷ đồng. Áp dụng công thức trên, chúng ta có thể tính tỷ lệ LDR như sau:

LDR (%) = 500 triệu đồng / 1 tỷ đồng * 100%
= 0.5 * 100%
= 50%

Vì vậy, tỷ lệ LDR của ngân hàng trong ví dụ này là 50%. Điều này cho thấy rằng tổng số tiền vay chiếm 50% tổng số tiền gửi trong ngân hàng đó.

Công thức tính tỷ lệ LDR

Công thức tính tỷ lệ LDR

LDR bao nhiêu là tốt?

Về nguyên tắc, tỷ lệ LDR thường được giới hạn dưới 100%, nhưng trong thực tế, do nguồn vốn của ngân hàng đa dạng, tỷ lệ cho vay có thể cao hơn số liệu huy động theo công thức trên.

Thông thường, khi tỷ lệ LDR tăng, rủi ro về thanh khoản cũng tăng theo. Tuy nhiên, tỷ lệ LDR thấp không đồng nghĩa với sự an toàn tuyệt đối của ngân hàng, vì an toàn không chỉ liên quan đến rủi ro về thanh khoản, mà còn bao gồm các rủi ro khác như chất lượng tín dụng và rủi ro về kỳ hạn.

Không có một con số cố định nào được coi là hợp lý và con số này phụ thuộc vào từng thời điểm và từng ngân hàng. Tuy nhiên, thông thường, tỷ lệ LDR khoảng 80% được coi là phù hợp, đôi khi có thể lên đến 90%. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này gần đạt hoặc vượt quá 100%, thì điều đó gây ra nhiều lo ngại.

>>> Xem thêmHuy động vốn là gì? 9 điều doanh nghiệp và nhà đầu tư cần biết

Tỷ lệ LDR khoảng 80% được coi là phù hợp

Tỷ lệ LDR khoảng 80% được coi là phù hợp

Quy định về LDR

Theo điều 20 Thông tư 22/2019/TT-NHNN, quy định về LDR như sau:

2. Tổng dư nợ cho vay bao gồm:

a) Dư nợ cho vay đối với cá nhân, tổ chức (không bao gồm dư nợ cho vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam);

b) Các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác cho vay.

3. Tổng dư nợ cho vay được trừ đi:

a) Dư nợ cho vay bằng nguồn ủy thác của Chính phủ, cá nhân và tổ chức khác (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam; ngân hàng mẹ, chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ) mà các rủi ro liên quan đến khoản cho vay này do Chính phủ, cá nhân và tổ chức này chịu;

b) Nguồn vốn vay ở nước ngoài của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nguồn vốn vay ở nước ngoài bao gồm cả nguồn vốn vay của ngân hàng mẹ và các chi nhánh của ngân hàng mẹ ở nước ngoài;

c) Số dư vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước, không bao gồm số dư vay tái cấp vốn để hỗ trợ khả năng chi trả tạm thời.

4. Tổng tiền gửi bao gồm:

a) Tiền gửi của tổ chức trong nước và nước ngoài (bao gồm cả tiền gửi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác), trừ các khoản sau đây:

(i) Tiền gửi các loại của Kho bạc Nhà nước;

(ii) Tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng của khách hàng;

b) Tiền gửi của cá nhân, trừ tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng.

c) Tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu.

5. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi tối đa 85%.

Đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới thành lập trong 3 (ba) năm đầu tiên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ cụ thể khác với các tỷ lệ nêu trên đối với từng ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

6. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải thực hiện tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi quy định tại khoản 5 Điều này nếu vốn điều lệ, vốn được cấp còn lại sau khi trừ đi lỗ lũy kế (được xác định trên bảng cân đối tài khoản kế toán tại thời điểm tính tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi), giá trị nguyên giá của các khoản mua, đầu tư tài sản cố định, góp vốn, mua cổ phần theo quy định của pháp luật lớn hơn dư nợ cho vay.

 >>> Xem thêmDư nợ là gì? Hướng dẫn cách tính dư nợ đơn giản, chính xác hiện nay

Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định về LDR

Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định về LDR

Hạn chế khi sử dụng tỷ lệ LDR

LDR giúp các nhà đầu tư đánh giá tình trạng cân đối kế toán của ngân hàng, nhưng tỷ lệ này có những hạn chế. LDR không đo lường chất lượng các khoản vay mà ngân hàng đã phát hành. LDR cũng không phản ánh số lượng các khoản vay không trả được nợ hoặc có thể không trả được nợ.

Giống như tất cả các tỷ số tài chính, LDR hiệu quả nhất khi so sánh với các ngân hàng có cùng quy mô và cấu trúc tương tự. Ngoài ra, điều quan trọng là các nhà đầu tư phải so sánh nhiều số liệu tài chính khi so sánh các ngân hàng và đưa ra quyết định đầu tư.

>>> Xem thêmĐảo nợ là gì? Những quy định về đảo nợ ngân hàng mới nhất 2024

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số thông tin về tỷ số LDR. Cùng đón đọc những bài viết khác về kiến thức tài chính của Tikop qua những lần sau nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Quy tắc 6 chiếc lọ - Phương pháp giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Quy tắc 6 chiếc lọ - Phương pháp giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn

Bạn có bao giờ gặp phải khó khăn trong việc kiểm soát thu chi của bản thân không? Đôi lúc dù đã cố gắng nhưng bạn vẫn không biết tiền của mình đã được sử dụng cho mục đích gì. Bạn cần tiết kiệm tiền để mua xe, xây nhà hoặc đám cưới nhưng điều này thật sự khó khăn. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề như vậy thì hãy tham khảo thử quy tắc 6 lọ tài chính để biết được cách thức quản lý thu chi tốt nhất được doanh nhân T.Harv Eker- tác giả quyển “Bí mật tư duy triệu phú” chia sẻ dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

23/11/2024

Phương pháp Kakeibo và cách tiết kiệm hiệu quả của người Nhật Bản

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Phương pháp Kakeibo và cách tiết kiệm hiệu quả của người Nhật Bản

Nước Nhật có nhiều cách tiết kiệm hiệu quả được nhiều nơi trên thế giới quan tâm tìm hiểu. Trong đó, phải kể đến phương pháp Kakeibo – nghệ thuật tiết kiệm tiền của người Nhật đã mang đến sự giàu có nhanh chóng cho những người áp dụng.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

21/04/2024