Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

KYC là gì? Vai trò, quy trình xác minh KYC trong tài chính ngân hàng

Đóng góp bởi:

Trần Mỹ Phương

Cập nhật:

10/03/2024

KYC là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành tài chính - ngân hàng và được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp khác. Vậy, KYC là gì? Vai trò và quy trình xác minh KYC trong tài chính ngân hàng như thế nào? Tikop sẽ cung cấp các thông tin về KYC ngay trong bài viết dưới đây.

KYC là gì?

Khái niệm KYC

KYC là viết tắt của Know Your Customer, có nghĩa là hiểu khách hàng của bạn. Đây là quy trình xác minh danh tính của khách hàng trong ngành tài chính, ngân hàng để đảm bảo những khách hàng đăng ký đều là người thật, không liên quan đến việc tham nhũng, hối lộ hay rửa tiền. Những khách hàng không đáp ứng đủ các yêu cầu tối thiểu về thông tin và tính xác thực có thể bị từ chối mở tài khoản hoặc tạm ngừng hợp tác. 

KYC, có nghĩa là hiểu khách hàng của bạn, là một quy trình xác minh danh tính khách hàng

KYC, có nghĩa là hiểu khách hàng của bạn, là một quy trình xác minh danh tính khách hàng

KYC trong đầu tư

KYC là một hình thức tiêu chuẩn nhằm bảo vệ lợi ích kinh doanh của nhà đầu tư vì quy trình này cho nhà đầu tư biết chi tiết tình hình tài chính và khả năng chịu rủi ro của khách hàng, từ đó đưa ra những quyết định chính xác.

KYC trong giao dịch tiền ảo

Tiền ảo hiện có giá trị rất cao và mang tính ẩn danh, vậy nên cần công khai thông tin ngay từ lần tham gia đầu để tránh lừa đảo và các tranh chấp về sau.

KYC trong các sàn giao dịch tiền ảo là yếu tố cần có. KYC giúp việc xác thực danh tính người tham gia, hỗ trợ bảo mật nhiều lớp và bảo vệ an toàn, tránh hacker xâm nhập vào tài khoản, giúp bạn mua bán, giao dịch tiền ảo trong môi trường an toàn.

>>> Đọc thêm: Crypto là gì? Các thông tin về thị trường tiền ảo mà nhà đầu tư cần biết

eKYC là gì?

eKYC (Electronic Know Your Customer) là xác minh danh tính của khách hàng thông qua việc ứng dụng công nghệ điện tử. eKYC định danh dựa trên các dữ liệu thu thập được như hình ảnh, video chân dung khách hàng và giấy tờ tùy thân của khách hàng (CMND/CCCD/Hộ chiếu), sau đó được đối chiếu với các cơ sở dữ liệu có sẵn.

So với KYC, eKYC vẫn đảm bảo những tiêu chí về tính chính xác, an toàn và bảo mật, nhưng cách làm đơn giản và nhanh chóng hơn. eKYC giúp khách hàng tối ưu được các bước, đồng thời thực hiện quá trình định danh từ xa thông qua các thiết bị điện tử có kết nối internet.

eKYC hiểu đơn giản là KYC với ứng dụng kỹ thuật số và công nghệ điện tử

eKYC hiểu đơn giản là KYC với ứng dụng kỹ thuật số và công nghệ điện tử

Tầm quan trọng của KYC trong lĩnh vực tài chính

Xác minh thông tin khách hàng

KYC giúp các tổ chức tài chính xác thực được thông tin như mã số định danh của khách hàng, họ ở đâu, có đang liên quan đến hoạt động vi phạm pháp luật không,… nhằm tránh việc giao dịch với người máy hoặc những đối tượng khả nghi.

Đánh giá rủi ro liên quan đến khách hàng

KYC giúp xác định các rủi ro có thể xảy ra liên quan đến khách hàng, chẳng hạn như việc họ có nợ xấu hay không và có đủ khả năng trả nợ hay không để đưa ra quyết định thông qua hoặc huỷ hồ sơ đăng ký vay tiền của họ.

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu nhanh, chính xác nhất hiện nay

Tăng độ an toàn khi thực hiện giao dịch

KYC giúp tăng độ an toàn khi thực hiện giao dịch cho cả hai phía, ngăn chặn việc khách hàng sử dụng tài khoản ngân hàng của mình để thực hiện các hành vi rửa tiền, tham nhũng,... và đảm bảo ngân hàng, các tổ chức tài chính luôn làm việc trong khuôn khổ pháp luật, đem lại an toàn cho khách hàng của họ.

KYC tạo sự an toàn khi giao dịch cho ngân hàng

KYC tạo sự an toàn khi giao dịch cho ngân hàng

Hướng dẫn quy trình xác minh KYC chi tiết

Những ai cần tuân thủ theo quy trình KYC?

Xác định đúng đối tượng cần tuân thủ theo quy trình KYC giúp các ngân hàng và tổ chức tài chính tránh bỏ sót khách hàng ảo hoặc khách hàng có thông tin thiếu tính xác thực. Trong lĩnh vực ngân hàng, đối tượng phải tuân thủ theo yêu cầu của KYC gồm:

  • Cá nhân và tổ chức có mối quan hệ với doanh nghiệp hoặc cần duy trì tài khoản.
  • Người thụ hưởng các giao dịch của ngân hàng được thực hiện qua các hoạt động trung gian thương mại như môi giới, chứng khoán, bảo hiểm…
  • Các cá nhân và tổ chức có kết nối thông qua những giao dịch tài chính.

>>> Đọc thêm: Trung gian tài chính là gì? Các loại hình trung gian tài chính

Hồ sơ thực hiện quy trình xác minh KYC

Khách hàng KYC được yêu cầu cung cấp thông tin đăng nhập để xác thực danh tính và địa chỉ theo các hồ sơ sau:

  • Thẻ CCCD, CCCD gắn chip, sổ định danh điện tử hoặc là hộ chiếu còn hiệu lực, thông tin rõ ràng, ảnh chân dung rõ nét, không rách nát chắp vá, giấy tờ thật và còn hiệu lực.
  • Sổ hộ khẩu thường trú, bằng lái xe, bảng lương, hợp đồng lao động hay giấy đăng ký tạm trú. Các loại giấy tờ này được sử dụng khi mở tài khoản tín dụng hoặc vay vốn.

Các hồ sơ cần có khi thực hiện KYC

Các hồ sơ cần có khi thực hiện KYC

Quy trình xác minh KYC chi tiết

Thu thập đầy đủ thông tin khách hàng

Thu thập đầy đủ thông tin khách hàng là bước đầu tiên trong quy trình KYC. Các thông tin cần khách hàng cung cấp bao gồm họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, CMND/CCCD, số tài khoản và có thể có một số giấy tờ khác tuỳ vào loại tài khoản mà họ cần mở.

Đánh giá khách hàng

Sau khi cung cấp các thông tin của khách hàng, tổ chức tài chính và ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá độ tin cậy của khách hàng bằng cách kiểm tra hồ sơ của họ.

Xác minh thông tin & Đánh giá rủi ro

Sau khi đã đánh giá các thông tin mà khách hàng cung cấp, tổ chức tài chính và ngân hàng sẽ xác minh các thông tin cung cấp bởi khách hàng bằng cách sử dụng các công cụ như các hệ thống thông tin tài chính, các hệ thống điện tử,... để đảm bảo rằng thông tin cung cấp là chính xác.

Cuối cùng, ngân hàng sẽ đánh giá rủi ro liên quan đến khách hàng và các giao dịch của họ để đảm bảo rằng khách hàng không tham gia vào bất kỳ hoạt động gian lận nào.

>>> Đọc thêm: Due Diligence là gì? Quy trình thực hiện thẩm định doanh nghiệp

Các cách trao đổi khác nhau khi thực hiện KYC

Trao đổi tiền điện tử sang tiền điện tử và KYC

Các sàn giao dịch trao đổi tiền điện tử sang tiền điện tử có khả năng bị thao túng và gian lận nếu không theo dõi sát sao việc thực hiện KYC, vì hiện trạng thực hiện KYC của các sàn giao dịch này là khá thoải mái khi chỉ yêu cầu xác thực 70% số hồ sơ thuộc cấp bậc cao hơn. Một tài khoản đã xác minh KYC và một tài khoản chưa xác minh KYC có giới hạn trao đổi tiền điện tử sang tiền điện tử khác nhau.

>>> Đọc thêm: Đường SMA là gì? Hướng dẫn giao dịch đường SMA chứng khoán chi tiết

KYC trong các giao dịch trao đổi tiền điện tử sang tiền điện tử

KYC trong các giao dịch trao đổi tiền điện tử sang tiền điện tử

Sàn giao dịch Fiat-to-Crypto và KYC

Trên sàn giao dịch Fiat-to-Crypto, các giao dịch từ tiền mã hoá sang tiền điện tử đều phải  thực hiện ít nhất một mức KYC. Khi đăng ký lần đầu, người dùng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin được yêu cầu và khi muốn thực hiện rút tiền cũng phải dùng giấy tờ tùy thân hợp lệ để được xác minh.

Phần lớn các sàn giao dịch Fiat-to-Crypto đều tiến hành KYC trước khi hợp tác kinh doanh với các đối tác bên ngoài, kể cả các bên thuộc diện buộc phải liên kết và hợp tác như các ngân hàng và các tổ chức tài chính truyền thống.

Thực trạng ứng dụng KYC trong lĩnh vực tài chính

Quy trình KYC tiêu chuẩn mang tính bắt buộc trong các giao dịch giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính (các đơn vị cung cấp tài chính, hiệp hội tín dụng, các công ty quản lý tài sản, đại lý môi giới, các ứng dụng công nghệ tài chính, các nền tảng cho vay,...) với khách hàng của họ. Lý do là vì chỉ cần có một hoạt động gian lận/tội phạm cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái tài chính toàn cầu.

Trên thực tế, các thủ thuật của tội phạm tài chính ngày càng tinh vi, do đó việc thực hiện KYC mới trở nên rộng rãi nhằm gia tăng số lượng kết nối giữa các tổ chức tài chính với cá nhân, doanh nghiệp trên khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Sau quá trình dài phát triển và thực hiện KYC, ngân hàng và các tổ chức tài chính nhận thấy một số yếu tố có thể gây khó khăn cho quy trình KYC như sau:

  • Các tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại quốc gia, vùng lãnh thổ đang bị trừng phạt hoặc bị xác định có mức độ tham nhũng, rửa tiền và tài trợ khủng bố cao.
  • Giám đốc hoặc giám đốc điều hành tổ chức doanh nghiệp là PEP (những người liên quan đến chính trị).
  • Pháp nhân có tên trong các tài liệu của tổ chức, doanh nghiệp cũng là chủ sở hữu thụ hưởng cuối cùng chính của tổ chức đó.
  • Khách hàng có nhiều đối tác khách hàng là người không cư trú tại quốc gia mà khách hàng đang hoạt động.
  • Tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại quốc gia, vùng lãnh thổ được xác định là không có hệ thống chống khủng bố và chống rửa tiền.
  • Giao dịch của khách hàng thực hiện chủ yếu bằng tiền mặt.

>>> Đọc thêm: Giao dịch trung gian là gì? Các hình thức giao dịch phổ biến

Sự phát triển của KYC là để ngăn chặn các tội phạm tài chính

Sự phát triển của KYC là để ngăn chặn các tội phạm tài chính

Những câu hỏi thường gặp

Xác thực KYC là gì?

Xác thực KYC là một quy trình định danh khách hàng được các ngân hàng hay tổ chức tài chính sử dụng vào việc tra soát các thông tin cá nhân và các hoạt động giao dịch của khách.”

KYC viết tắt của từ gì?

KYC viết tắt của Know Your Customer, nghĩa là hiểu khách hàng của bạn.

KYC trong ngân hàng là gì?

KYC ngân hàng (Know Your Customer) là một quy trình để xác minh danh tính của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền,... giúp ngân hàng đảm bảo được khách hàng sử dụng dịch vụ là chính chủ, từ đó đánh giá và giám sát rủi ro, ngăn ngừa các hành vi gian lận bất hợp pháp. 

KYC có an toàn không?

Quy trình xác minh KYC đảm bảo khách hàng không bị giả mạo. Vì thế nên các bạn có thể yên tâm rằng các thông tin của mình đều được bảo mật và đảm bảo luôn ở chế độ quyền riêng tư. Tuy nhiên, vẫn có những đối tượng dùng KYC để lừa đảo, nên cần cẩn thận xem xét để nhận biết đâu là KYC thật và giả.

KYC có bắt buộc theo pháp luật không?

KYC là yêu cầu bắt buộc theo quy định và pháp luật nhằm ngăn chặn các hành vi giả mạo, rửa tiền, khủng bố và giải quyết các tranh chấp sau này nếu có.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết KYC là gì? Vai trò, quy trình xác minh KYC trong tài chính ngân hàng. Hãy theo dõi Tikop để đón đọc các bài viết kiến thức tài chính mới nhất nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Đầu tư tài chính dài hạn là gì? 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất

TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Đầu tư tài chính dài hạn là gì? 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất

Trong bối cảnh nền kinh tế không ngừng biến động, việc tìm kiếm các kênh đầu tư tài chính dài hạn đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của nhiều người. Nhưng điều gì là đầu tư tài chính dài hạn và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Trong bài viết này, Tikop sẽ cùng bạn tìm hiểu đầu tư tài chính dài hạn là gì và điểm qua 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất hiện nay.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

22/10/2024

Khởi nghiệp là gì? Yếu tố quan trọng nhất khi khởi nghiệp hiện nay

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Khởi nghiệp là gì? Yếu tố quan trọng nhất khi khởi nghiệp hiện nay

Khởi nghiệp là một thuật ngữ mà bất cứ ai cũng đều nghe qua. Có rất nhiều người đã, đang và có suy nghĩ bắt đầu khởi nghiệp. Vậy khởi nghiệp là gì? Những lưu ý gì khi bắt đầu khởi nghiệp? Cùng Tikop theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên nhé!

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

27/09/2024

FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

FED là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực đầu tư, tài chính. Vậy FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, thị trường chứng khoán. Hãy cùng Tikop tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

20/10/2024

Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát và lãi suất

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát và lãi suất

Lạm phát và lãi suất là hai khái niệm quan trọng trong kinh tế học, có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau. Khi lạm phát tăng, lãi suất thường cũng tăng theo. Vậy tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng Tikop tìm hiểu chi tiết hơn về chính sách này nhé!

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

20/10/2024