Quản lý tài chính doanh nghiệp là gì?
Khái niệm quản lý tài chính doanh nghiệp
Quản lý tài chính doanh nghiệp là quá trình lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính nhằm bảo vệ và gia tăng giá trị cho doanh nghiệp. Nó bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động tài chính để đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Các nhà quản lý tài chính cần có khả năng tổ chức, quản trị và điều hành hoạt động tài chính hiệu quả thông qua các quyết định chiến lược.
Các hoạt động chính trong quản lý tài chính doanh nghiệp bao gồm:
- Lập kế hoạch tài chính để xác định nhu cầu vốn và dự báo doanh thu.
- Quản lý các nguồn vốn từ cổ phần và vay nợ.
- Kiểm soát dòng tiền để đảm bảo khả năng thanh toán.
- Đưa ra quyết định đầu tư vào các dự án và tài sản
- Đánh giá và quản lý các rủi ro tài chính.
>> Xem thêm: Top 15 phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp an toàn, hiệu quả cao
Quản lý tài chính doanh nghiệp là quy trình quản lý tối quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp
Quản lý tài chính doanh nghiệp tiếng Anh là gì?
Quản lý tài chính doanh nghiệp tiếng Anh là Financial Management
Vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp
Nhà quản lý tài chính sẽ xem xét dữ liệu đã có sẵn của doanh nghiệp để đánh giá hiệu suất hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp đó. Một số mục tiêu quan trọng mà các doanh nghiệp cần hướng tới khi quản lý tài chính bao gồm:
- Tối đa hoá lợi nhuận: Mục tiêu hàng đầu của quản lý tài chính là đảm bảo doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tối đa trong ngắn hạn và dài hạn, nhằm duy trì sự phát triển bền vững và mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
- Sử dụng vốn hợp lý: Các nhà quản lý tài chính cần đảm bảo rằng vốn của doanh nghiệp được đầu tư và sử dụng một cách hiệu quả và hợp lý, tối ưu hóa các nguồn lực tài chính sẵn có và xem xét cẩn trọng khi ra quyết định sử dụng vốn cho các hoạt động kinh doanh.
- Hiệu quả cao: Quản lý tài chính còn nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của mọi bộ phận trong công ty bằng cách phân bổ ngân sách hợp lý và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực.
- Giảm thiểu rủi ro: Những rủi ro bất ngờ mà doanh nghiệp có thể đối mặt bao gồm thay đổi chính sách pháp lý hoặc quy định ngành công nghiệp, khủng hoảng kinh tế toàn cầu hoặc suy thoái kinh tế... Vì vậy, các nhà quản lý tài chính cần tránh các tình huống có rủi ro cao và chỉ chấp nhận những rủi ro đã được tính toán kỹ lưỡng, thông qua sự tham vấn của những người có kinh nghiệm và chuyên gia trong lĩnh vực.
- Cân bằng tài chính: Cân bằng thu chi là yếu tố then chốt để duy trì sự ổn định tài chính của doanh nghiệp. Các nhà quản lý cần chuẩn bị một cấu trúc vốn mạnh mẽ, xem xét tất cả các nguồn vốn để đảm bảo sự cân bằng này. Điều này rất quan trọng để duy trì tính thanh khoản, linh hoạt trong hoạt động và sự ổn định của doanh nghiệp.
>> Xem thêm: 8 Cách đầu tư nhỏ hiệu quả thu lợi nhuận gấp 100 lần vốn hiện nay
Quản lý tài chính doanh nghiệp có vai trò to lớn, quyết định tất cả hoạt động của doanh nghiệp
5 nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả
Trích lập dự phòng
Các tình huống bất ngờ như hỏa hoạn, thiên tai, hay suy thoái thị trường có thể xảy ra bất cứ lúc nào, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Để đối phó với những rủi ro này, việc thiết lập quỹ dự phòng tài chính là vô cùng cần thiết. Điều này bao gồm việc tạo ra các khoản dự phòng và sử dụng các dịch vụ bảo hiểm để giảm thiểu tác động của các rủi ro tài chính đột ngột.
Một quỹ dự phòng mạnh mẽ giúp đảm bảo an toàn tài chính và hỗ trợ sự phát triển dài hạn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động ngay cả trong những tình huống khó khăn.
>> Xem thêm: Bảo hiểm tai nạn là gì? 5 điều nên biết khi mua bảo hiểm tai nạn
Trích lập quỹ dự phòng thích hợp với môi trường ngành để đối phó với các rủi ro khó lường trước
Hạn chế các khoản nợ
Chi phí liên quan đến các khoản nợ như nợ thẻ tín dụng, thuế, và tiền thuê nhà có xu hướng tăng lên theo thời gian, trở thành gánh nặng tài chính lớn đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần hạn chế phát sinh các khoản nợ đối với những tiêu sản này.
Khi không thể tránh khỏi việc vay nợ, cần đảm bảo các quyết định tài chính được thực hiện một cách khôn ngoan. Điều này bao gồm việc xác định mức nợ hợp lý và phân bổ ngân sách một cách hiệu quả để đầu tư vào các tài sản có giá trị lâu dài, thay vì chi tiêu lãng phí.
Hạn chế tối đa các khoản vay nợ để tối ưu hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp
Tối ưu hóa lợi nhuận
Mọi kế hoạch đầu tư đều tiềm ẩn rủi ro thua lỗ, do đó, doanh nghiệp cần cân bằng giữa tỷ lệ rủi ro và tỷ suất lợi nhuận. Việc này nhằm giảm thiểu khả năng thâm hụt ngân sách. Một trong những chiến lược phổ biến là đa dạng hóa danh mục sản phẩm và lĩnh vực đầu tư.
Bằng cách đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau, doanh nghiệp có thể hạn chế tác động tiêu cực nếu một khoản đầu tư không thành công. Điều này giúp bảo vệ nguồn tiền của doanh nghiệp và tối ưu hóa lợi nhuận tổng thể.
>> Xem thêm: Làm thế nào quản lý danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả?
Quản lý và theo dõi dòng tiền
Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất và ảnh hưởng lớn đến các quyết định tài chính. Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra suôn sẻ và ổn định, doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ tiền mặt và theo dõi dòng tiền dựa trên nhu cầu thực tế. Việc nắm giữ lượng vốn lưu động phù hợp là minh chứng cho khả năng quản lý tài chính hiệu quả.
Doanh nghiệp nên liên tục theo dõi và kiểm soát dòng tiền để đảm bảo có đủ tiền mặt đáp ứng các nhu cầu ngắn hạn và duy trì hoạt động kinh doanh liên tục.
>> Xem thêm: Vòng quay vốn lưu động là gì? Cách tính vòng quay vốn lưu động
Lên kế hoạch quản lý và theo dõi dòng tiền là nguyên tắc cơ bản để quản lý tài chính doanh nghiệp
Lưu ý về thuế
Thuế là yếu tố không thể bỏ qua khi mọi khoản lợi nhuận của doanh nghiệp đều phải tính thuế. Chính sách thuế có thể là đòn bẩy giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, nhưng cũng có thể gây ra tác động tiêu cực nếu mức thuế quá cao.
Doanh nghiệp cần hiểu rõ các quy định thuế hiện hành và lên kế hoạch tài chính phù hợp để tối ưu hóa lợi nhuận sau thuế, bao gồm việc tìm kiếm các khoản giảm trừ thuế hợp pháp và đảm bảo tuân thủ các quy định thuế để tránh các khoản phạt không cần thiết.
Trên đây là bài viết 5 nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả nhất 2024. Theo dõi Tikop ngay để nhận cái bài viết kiến thức tài chính mới nhất!