Quỹ tương hỗ (Mutual Fund) là gì?
Khái niệm quỹ tương hỗ (Mutual Fund)
Quỹ tương hỗ trong tiếng Anh là Mutual Fund, là hình thức góp vốn từ nhiều nhà đầu tư để tạo nên một quỹ chung. Các nhà vận hành quỹ tương hỗ sẽ dùng số tiền trong quỹ để đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu,…
Quỹ tương hỗ là gì?
Người góp vốn sẽ được chia số tiền lãi (hoặc lỗ) khi hoạt động của quỹ sinh ra lợi nhuận (hoặc đầu tư thua lỗ). Quỹ tương hỗ được quản lý và vận hành bởi các chuyên gia tài chính có kinh nghiệm và am hiểu thị trường.
>> Xem thêm: Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu
Ví dụ về quỹ tương hỗ
Một số quỹ tương hỗ nổi bật tại Việt Nam là quỹ đầu tư VCBF của ngân hàng Vietcombank, quỹ đầu tư TCEF của Techcombank, quỹ đầu tư định kỳ MBVF của MBBank,...
Cách quỹ tương hỗ hoạt động
Quỹ tương hỗ có quy trình hoạt động như sau:
- Nhà đầu tư góp vốn vào quỹ và trả phí cho đội ngũ chuyên gia để quản lý, vận hành quỹ. Các nhà đầu tư sẽ được chia đều lợi nhuận khi đầu tư có hiệu quả.
- Nhà quản lý quỹ chịu trách nhiệm quản lý và vận hành quỹ, mục tiêu đảm bảo được lợi ích cho nhà đầu tư công.
- Đội ngũ cố vấn là những người có kinh nghiệm và am hiểu về thị trường, thực hiện phân tích thị trường, đưa ra chiến lược nhằm bảo đảm lợi nhuận của cổ đông góp vốn.
Phân loại quỹ tương hỗ (Mutual Fund)
Quỹ tương hỗ được chia thành 3 dạng chính, căn cứ vào cách thức hoạt động và cách thức đầu tư:
- Quỹ mở cuối ngày: Quỹ mua lại cổ phiếu và phát hành thêm cổ phiếu mới vào cuối mỗi ngày.
- Quỹ đóng: Là quỹ rất ít khi phát hành thêm cổ phiếu hay mua lại cổ phiếu đã phát hành. Cổ phiếu chỉ có thể mua bán trên thị trường thứ cấp, quỹ chỉ mua lại những cổ phiếu đã phát hành khi quỹ ngừng hoạt động.
- Quỹ ủy thác đầu tư: Đầu tư vào một danh mục chứng khoán cố định từ đầu trong một khoảng thời gian nhất định, gồm hai hình thức là ủy thác cổ phiếu, ủy thác trái phiếu. Quỹ ủy thác cổ phiếu đầu tư vào một danh mục cổ phiếu xác định trước, quỹ sẽ bán tất cả chứng khoán nắm giữ đi và chia phần giá trị tài sản ròng cho các cổ đông của quỹ vào ngày kết thúc. Quỹ ủy thác trái phiếu cũng sẽ phát hành một lượng cổ phiếu nhất định và sau đó dùng số tiền này để mua một danh mục trái phiếu xác định. Khoản thu nhập hàng tháng từ danh mục trái phiếu này và lợi nhuận khi trái phiếu đáo hạn sẽ được chia cho các cổ đông của quỹ.
>> Xem thêm: Các loại quỹ mở tại Việt Nam
Đặc điểm của quỹ tương hỗ
Đa dạng
Quỹ tương hỗ giúp nhà đầu tư tiếp cận và đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, tiền mặt,... Điều này giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư và giảm thiểu rủi ro.
Quản lý chuyên nghiệp
Quỹ tương hỗ có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp và chuyên gia có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu thị trường tài chính, theo dõi danh mục đầu tư, cung cấp các thông tin cần thiết. Nhà đầu tư có thể tiếp cận sự quản lý chuyên nghiệp mà không cần tốn quá nhiều thời gian tìm hiểu.
Quỹ tương hỗ có một số đặc điểm nổi bật.
Dễ dàng tiếp cận
Quỹ tương hỗ tiết kiệm thời gian và công sức cho nhà đầu tư. Công ty quản lý quỹ sẽ đảm nhận tất cả các hoạt động mua bán, theo dõi và báo cáo.
Hỗ trợ từ các bên quản lý quỹ
Nhà đầu tư nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ các chuyên gia quản lý quỹ. Nhà đầu tư có thể tận dụng kiến thức và kinh nghiệm của đội ngũ quản lý để đạt được kết quả tốt trong đầu tư.
Chi phí
Các nhà đầu tư phải trả cho những nhà quản lý quỹ cũng như các chuyên gia cố vấn một số chi phí nhất định. Chi phí này trả cho việc họ quản lý, xây dựng quỹ và đưa ra các chiến lược đầu tư.
Ưu điểm và nhược điểm của quỹ tương hỗ
Ưu điểm
Quỹ tương hỗ có các ưu điểm sau:
- Có thể đầu tư với khoản tiền nhỏ: Với các nhà đầu tư có nguồn vốn nhỏ, quỹ tương hỗ sẽ giúp nhà đầu tư có cơ hội đầu tư vào các dự án lớn nhờ vào việc góp vốn. Từ đó các nhà đầu tư có thể đạt được lợi nhuận lớn.
- Đa dạng danh mục đầu tư: Quỹ tương hỗ có thể đa dạng danh mục đầu tư nhờ vào nguồn vốn lớn mình đang nắm giữ. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình đầu tư.
- Chi phí thấp: Khoản chi phí bỏ ra cho các nhà quản lý không quá cao, so với những kiến thức và kinh nghiệm họ mang lại cho việc đầu tư.
- Có sự hỗ trợ từ các bên quản lý quỹ: Ưu điểm lớn của quỹ tương hỗ là các nhà đầu tư nhận được sự hỗ trợ từ các bên quản lý quỹ. Đây đều là những người dày dạn kinh nghiệm trên thị trường tài chính.
- Khả năng thanh khoản: Các quỹ tương hỗ có tính thanh khoản cao. Nhà đầu tư có thể mua và bán cổ phần của quỹ vào cuối ngày giao dịch nhanh chóng và thuận tiện.
- Đầu tư với mục tiêu cụ thể: Nhà đầu tư có thể chọn quỹ có mục tiêu đầu tư phù hợp với mục tiêu của bản thân và quỹ sẽ thực hiện chiến lược đầu tư thích hợp với mục tiêu đó.
- Có thể đầu tư thị trường nước ngoài: Quỹ tương hỗ cho phép nhà đầu tư tham gia vào các cơ hội đầu tư quốc tế, không chỉ đa dạng danh mục mà còn mở rộng phạm vi đầu tư.
Quỹ tương hỗ có nhiều ưu điểm vượt trội.
Nhược điểm
Nhược điểm của quỹ tương hỗ là:
- Phí quản lý: Tồn tại một số loại phí quản lý hàng năm dựa trên tổng giá trị của quỹ. Nhà đầu tư là người phải trả các khoản này.
- Rủi ro về lợi nhuận: Hiệu suất của quỹ tương hỗ phụ thuộc vào hiệu suất của các tài sản mà quỹ đầu tư. Nếu quỹ hoạt động không hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các cổ đông.
- Quyền kiểm soát: Quyền trực tiếp quyết định về việc mua và bán các tài sản cụ thể nằm trong tay nhà quản lý quỹ. Nhà đầu tư phải tuân theo các quyết định của quỹ chứ không được trực tiếp đưa ra quyết định.
- Rủi ro thanh khoản: Mặc dù có tính thanh khoản cao nhưng các nhà đầu tư vẫn có thể gặp khó khăn trong việc bán cổ phần hay rút tiền khi thị trường không thuận lợi.
Phân biệt quỹ tương hỗ và quỹ ETF
Giống nhau
Quỹ tương hỗ và quỹ ETF có một số điểm giống nhau như:
- Đều có chung danh mục là chứng khoán, là các quỹ đầu tư vào các sản phẩm chứng khoán.
- Được quản lý bởi các chuyên gia tài chính dày dạn kinh nghiệm trên thị trường tài chính.
- Đều tiềm ẩn một số rủi ro.
Khác nhau
Tiêu chí | Quỹ tương hỗ | Quỹ EFT |
Tính thanh khoản | Có khả năng thanh khoản nhưng không cao. | Tính thanh khoản cao hơn. |
Thời gian giao dịch | Mua hoặc bán vào cuối ngày. | Bất kỳ thời điểm nào trong ngày. |
Chi phí | Đóng thuế cao, chi phí quản lý cao. | Đóng thuế thấp hơn, chi phí quản lý thấp hơn. |
Độ đa dạng | Đa dạng hóa bằng cách đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau. | Đa dạng hóa bằng cách đầu tư vào các chứng khoán khác nhau |
>> Xem thêm: Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?
Phân biệt quỹ tương hỗ và quỹ đầu tư
Quỹ tương hỗ là một trong các loại quỹ đầu tư. Quỹ tương hỗ giúp cho các nhà đầu tư đầu tư vào các danh mục chứng khoán thông qua việc nhận đóng góp vốn từ các nhà đầu tư. Phần lớn quỹ tương hỗ là quỹ mở. Khi quỹ đã quá lớn, công ty quản lý quỹ sẽ tạo ra một quỹ mới để các nhà đầu tư mới tham gia.
Có nên đầu tư quỹ tương hỗ không?
Quỹ tương hỗ sẽ phù hợp với những nhà đầu tư có số vốn ít trên thị trường nhưng vẫn muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư. Dựa vào nguồn vốn lớn của quỹ, vốn của nhà đầu tư sẽ được phân bố vào nhiều danh mục và nhờ đó sẽ giảm bớt rủi ro cho nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư không có quá nhiều thời gian hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm có thể đầu tư vào các quỹ tương hỗ vì quỹ hoạt động dựa trên sự tư vấn và quản lý của những chuyên gia có kinh nghiệm trên thị trường. Các nhà đầu tư không cần tham gia vào quá trình đầu tư mà còn được chọn các quỹ đầu tư phù hợp với mục tiêu của mình.
Quỹ tương hỗ phù hợp với nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm.
Cách thức đầu tư quỹ tương hỗ
Quá trình đầu tư quỹ tương hỗ tương đối đơn giản. Các nhà đầu tư cần lưu ý để chọn quỹ tương hỗ phù hợp nhất với mình.
Chọn loại quỹ phù hợp
Mỗi loại quỹ đầu tư sẽ có những ưu, nhược điểm riêng, phù hợp với từng nhóm đối tượng riêng. Nhà đầu tư cần cân nhắc để chọn loại quỹ phù hợp với nhu cầu, mục tiêu và nguồn vốn của mình.
Chọn đơn vị cung cấp đầu tư
Sau khi chọn được loại quỹ đầu tư phù hợp, việc chọn đơn vị đầu tư cũng là bước cần nhiều lưu ý. Tình hình hoạt động của quỹ, các loại chi phí, lịch sử hoạt động,… là những thông tin mà nhà đầu tư cần tìm hiểu ở các đơn vị cung cấp đầu tư.
Kiểm tra điều khoản và quy định giao dịch
Việc kiểm tra các điều khoản cũng như quy định giao dịch là cần thiết, không chỉ trong đầu tư chứng khoán mà trong bất kỳ hình thức đầu tư nào. Nắm được các thông tin cần thiết giúp nhà đầu tư chủ động hơn và bớt các xung đột sau này.
Theo dõi và quản lý danh mục đầu tư
Quá trình đầu tư sẽ được các nhà quản lý quỹ tiến hành, tuy nhiên các nhà đầu tư cũng không được bỏ lơ. Thường xuyên theo dõi và quản lý các danh mục đầu tư của quỹ để chắc chắn quỹ đang làm tốt và có những sự thay đổi cần thiết khi nhận thấy rủi ro lớn.
>> Xem thêm: Làm thế nào quản lý danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả?
Lưu ý khi đầu tư quỹ tương hỗ
Hiểu được bản chất của quỹ đầu tư
Nhà đầu tư cần nắm rõ bản chất của các quỹ đầu tư để có chiến lược rót vốn hay rút vốn kịp thời. Việc đầu tư rót vốn liên tục trong điều kiện quỹ tương hỗ mang lại lợi nhuận sẽ giúp nhà đầu tư đạt được nguồn lợi nhuận cao.
Xác định mục tiêu đầu tư
Mỗi quỹ tương hỗ sẽ có các mục tiêu đầu tư riêng. Nhà đầu tư cần xác định mục tiêu đầu tư của mình và lựa chọn các quỹ phù hợp. Khi mục tiêu tài chính không phù hợp với mục tiêu quỹ có thể dẫn đến một số hệ lụy sau này.
Cần lưu ý một số điểm khi đầu tư quỹ tương hỗ.
Lựa chọn công ty quản lý quỹ uy tín
Công ty quản lý quỹ uy tín, có thâm niên và có lịch sử phát triển tốt sẽ giúp cho việc đầu tư ít rủi ro hơn. Ngược lại, cần hết sức cân nhắc với các công ty quản lý quỹ lạ, có khả năng ẩn chứa nhiều rủi ro.
Kiểm tra các điều khoản và quy định của quỹ đầu tư
Cần kiểm tra cẩn thận các điều khoản cũng như quy định của các quỹ đầu tư để tránh xảy ra tranh chấp sau này. Việc kiểm tra quy định của quỹ còn giúp nhà đầu tư nhận ra quỹ đầu tư nào là phù hợp với mình.
Đa dạng danh mục đầu tư
Khi quá tin tưởng vào quỹ tương hỗ, dùng tất cả tiền của mình vào quỹ tương hỗ có thể gây ra hậu quả khó lường vì không phải lúc nào quỹ cũng hoạt động hiệu quả và mang về lợi nhuận. Nên đa dạng các nguồn đầu tư để giảm thiểu rủi ro.
Chỉ sử dụng khoản tiền nhàn rỗi
Tương tự như hình thức tự đầu tư, nên dùng khoản tiền nhàn rỗi để đầu tư vào các quỹ tương hỗ. Không nên vay nợ để đầu tư vì khi đầu tư thua lỗ sẽ khiến bạn phải gánh thêm khoản nợ.
Một số quỹ tương hỗ ở Việt Nam
Quỹ đầu tư VCBF - ngân hàng Vietcombank
VCBF là công ty quản lý quỹ liên doanh của ngân hàng Vietcombank và tập đoàn đầu tư đa quốc gia Franklin Templeton Investment. Thành lập từ năm 2015, VCBF theo đuổi chiến lược đầu tư cân bằng và tăng trưởng. Danh mục đầu tư của quỹ hiện tại 99% tài sản là cổ phiếu, còn lại là tiền và các tài sản khác (tính đến 30/6/2023).
Quỹ DCVFM - Dragon Capital
DCVFM là quỹ tương hỗ do Công ty quản lý quỹ Dragon Capital quản lý, thành lập từ năm 2007. Quỹ đầu tư vào các công ty niêm yết và không niêm yết có tiềm năng tăng trưởng cao tại Việt Nam, tập trung vào các ngành ngân hàng, hàng hóa công nghiệp và bất động sản. Quỹ có tổng tài sản ròng khoảng 385 tỷ đồng (tính đến tháng 7/2023).
Việt Nam có rất nhiều quỹ tương hỗ uy tín.
Quỹ đầu tư DCBC - Dragon Capital
DCBC có quy mô nhỏ hơn VCBF nhưng vẫn là một trong những quỹ tương hỗ uy tín tại Việt Nam. DCBC tập trung vào cổ phiếu của các ngành như tài chính, ngân hàng, khai khoáng,…
Quỹ đầu tư IPAAM - VNDirect
IPAAM thuộc quản lý của VNDirect, thành lập từ năm 2008. Quỹ chủ yếu đầu tư vào các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng cao, đặc biệt ở các lĩnh vực bất động sản, tài chính, tiêu dùng.
Quỹ đầu tư VEOF - VinaCapital
VEOF là một trong những quỹ tương hỗ lớn nhất Việt Nam, với quy mô lên đến 10.000 tỷ (năm 2022). VEOF tập trung vào các cổ phiếu tại thị trường châu Á như Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.
Quỹ Đầu tư TCEF - Techcombank
TCEF có 96.1% tài sản của quỹ là cổ phiếu, tập trung vào các doanh nghiệp đứng đầu sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Mục tiêu đầu tư mà TCEF đề ra là không đầu tư dưới 15 cổ phiếu, không quá 20% vào 1 mã cổ phiếu, tổng giá trị các khoản đầu tư lớn không quá 40%.
Quỹ đầu tư định kỳ MBVF - MBBank
MBVF là quỹ đầu tư mà khách hàng có thể đầu tư thông qua app MBBank hoặc MBCapital Online. Lợi nhuận kỳ vọng của quỹ lên đến 15%/năm.
Quỹ đầu tư Năng Động Việt Nam VFMVFA
VFMVFA là quỹ mở đầu tiên và duy nhất đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. VFMVFA huy động vốn đầu tư từ cá nhân và pháp nhân, trong và ngoài nước với quy mô vốn ban đầu là 240 tỷ đồng (tháng 2/2010).
Quỹ VEOF - Vinawealth
VEOF đầu tư vào cổ phiếu niêm yết của các doanh nghiệp đầu ngành, có tiềm năng tăng trưởng tốt. VEOF có mức rủi ro khá cao, phù hợp với nhà đầu tư kỳ vọng lợi nhuận cao, sẵn sàng chấp nhận biến động của thị trường.
Quỹ đầu tư BVFED - Bảo Việt
BVFED tập trung vào các cổ phiếu đầu ngành. Danh mục đầu tư gồm 2 phần: phần cơ sở gồm cổ phiếu VN30 và phần gia tăng gồm một số cổ phiếu đáp ứng các điều kiện. Tỷ trọng của phần gia tăng không vượt quá 30%.
BVFED là quỹ đầu tư uy tín của Việt Nam.
Câu hỏi thường gặp
Mutual Fund trong tài chính là gì?
Mutual Fund trong tài chính là quỹ tương hỗ, là hình thức góp vốn từ nhiều nhà đầu tư để tạo nên một quỹ chung và đầu tư từ quỹ đó.
Có bao nhiêu quỹ tương hỗ ở Việt Nam?
Có rất nhiều quỹ tương hỗ ở Việt Nam, trong đó 2 loại quỹ chính là quỹ thu nhập cố định và quỹ đầu tư theo chỉ số, bên cạnh đó là một số loại quỹ khác. Các quỹ uy tín tại Việt Nam có thể kể đến là VCBF của Vietcombank, TCEF của Techcombank,...
ETF có phải là quỹ tương hỗ không?
KHÔNG. ETF không phải là quỹ tương hỗ.
S&P 500 có phải là quỹ tương hỗ không?
CÓ. S&P 500 là một quỹ tương hỗ.
Cổ phiếu có phải là quỹ tương hỗ không?
CÓ. Quỹ cổ phiếu là một trong những loại quỹ tương hỗ.
Quỹ tương hỗ có an toàn hơn cổ phiếu không?
Tham gia quỹ tương hỗ tương đối an toàn hơn so với đầu tư cổ phiếu độc lập trên thị trường.
Các quỹ tương hỗ có trả cổ tức không?
CÓ. Quỹ tương hỗ có trả cổ tức cho cổ đông.
Các quỹ tương hỗ có phí không?
CÓ. Các quỹ tương hỗ đều có các khoản phí mà nhà đầu tư phải trả.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về quỹ tương hỗ. Đừng quên theo dõi chuyên mục chứng chỉ quỹ tại Tikop để cập nhật kiến thức đầu tư nhé!