CANSLIM là gì?
Khái niệm về CANSLIM
CANSLIM là phương pháp gồm bộ tiêu chí giúp chọn lựa cổ phiếu được tạo ra bởi William O’Neil - người sáng lập tờ Investor’s Business Daily, bao gồm:
Current Quarterly Earnings Per Share – Tăng trưởng thu nhập ở Quý hiện tại
Annual Earnings Increases – Sự tăng trưởng lợi nhuận hàng năm
New Products or Management or Price High – Sản phẩm mới, ban quản lý mới hoặc mức giá mới
Supply and Demand - Cung, cầu thị trường
Leader or Laggard - Người dẫn đầu hay kẻ tụt lại
Institutional Sponsorship – Nhà đầu tư tổ chức
Market Direction – Định hướng thị trường chung
Dựa vào CANSLIM, nhà đầu tư có thể tìm kiếm các cổ phiếu tăng trưởng tiềm năng trên thị trường, đánh giá hiệu quả, phân tích kỹ thuật để đưa ra quyết định mua/bán cổ phiếu phù hợp.
CANSLIM là công cụ phân tích giá cổ phiếu phổ biến hiện nay
Lịch sử ra đời của CANSLIM
Phương pháp CANSLIM được phát triển bởi William O’Neil vào năm 1950, ông cũng là người sáng lập tạp chí Investor’s Business Daily với nhiều sách về đầu tư như How to Make Money in Stocks, 24 Essential Lessons for Investment Success và The Successful Investor.
Khác với các phương pháp khác, CANSLIM giúp nhà đầu tư xây dựng bộ lọc với các tiêu chí kết hợp giữa yếu tố cơ bản và kỹ thuật. Từ đó, giúp nhà đầu tư có thể đánh giá về giá cổ phiếu, mức độ tiềm năng sao cho phù hợp.
>>> Xem thêm: Cổ phiếu VHM là gì? Đánh giá tiềm năng cổ phiếu VHM hiện nay
Ý nghĩa của phương pháp CANSLIM
Phương pháp CANSLIM đem đến ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư. Cụ thể:
Giúp nhà đầu tư lựa chọn được cổ phiếu phù hợp, bởi dựa vào các tiêu chí của CANSLIM thì nhà đầu tư có thể xác định xu hướng tăng, giảm so với các cổ phiếu chung của thị trường.
Giúp giảm thiểu rủi ro khi đầu tư cổ phiếu nhờ vào việc kết hợp cả hai kỹ thuật phân tích là phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản, đem đến kết quả chính xác cao hơn.
Phương pháp CANSLIM giúp giảm thiểu rủi ro khi đầu tư cổ phiếu
Chi tiết cách lọc cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM
Current Quarterly Earnings Per Share – Tăng trưởng thu nhập ở Quý hiện tại
C (Current Quarterly Earnings Per Share) là tăng trưởng thu nhập ở quý hiện tại. Theo đó, nhà đầu tư sẽ xem xét các công ty có mức tăng trưởng thu nhập hàng quý ít nhất 20% và tăng trưởng doanh số 25%. Nghĩa là, lợi nhuận phải đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi chứ không phải hoạt động tài chính hay bán tài sản.
Current Quarterly Earnings Per Share – Tăng trưởng thu nhập ở Quý hiện tại
Annual Earnings Increases – Sự tăng trưởng lợi nhuận hàng năm
A (Annual Earnings Increases) là sự tăng trưởng lợi nhuận hàng năm, bao gồm cả tiềm năng ngắn hạn. Đây là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư có cái nhìn sâu sắc về doanh nghiệp, tiềm năng dài hạn.
Theo đó, tăng trưởng thu nhập hàng năm 25% là ngưỡng tối thiểu để đầu tư vào công ty nào đó và ROE cần đạt 17% trở lên.
New Products or Management or Price High – Sản phẩm mới, ban quản lý mới hoặc mức giá mới
Thực tế, để tồn tại trên thị trường khắc nghiệt thì doanh nghiệp luôn cần đổi mới. Sản phẩm mới, mức giá mới hoặc ban quản lý mới sẽ là dấu hiệu tích cực để giá cổ phiếu tăng.
Supply and Demand - Cung, cầu thị trường
O’Neill khuyên nhà đầu tư nên chọn các cổ phiếu đang được mua nhiều, thậm chí là khan hiếm nguồn cung. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần chú ý rằng nhiều công ty có thể mua lại một phần cổ phiếu của chính họ để tạo nhu cầu bổ sung và sau đó làm tăng giá.
>>> Xem thêm: Mô hình Wyckoff là gì? Cách áp dụng mô hình Wyckoff trong đầu tư
Supply and Demand - Cung, cầu thị trường
Leader or Laggard - Người dẫn đầu hay kẻ tụt lại
Sẽ không có cổ phiếu nào đảm bảo sinh lời 100%, nhưng theo O’Neil thì nhà đầu tư nên chọn các cổ phiếu dẫn đầu, các cổ phiếu tốt nhất trong nhóm ngành với xu hướng tăng. Trong trường hợp thị trường chung giảm mà cổ phiếu vẫn ổn định thì đó sẽ là một dấu hiệu tốt.
Institutional Sponsorship – Nhà đầu tư tổ chức
Thực tế, cung cầu trong thị trường chứng khoán phụ thuộc nhiều vào các nhà đầu tư tổ chức như ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ,... Vì thế, khi chọn cổ phiếu, O’Neil sẽ chọn các cổ phiếu có ít nhất từ 3 - 10 cổ đông là tổ chức với thành tích nổi bật.
Tuy nhiên, quá nhiều cổ đông cũng không tốt, nó sẽ thành “con dao hai lưỡi”, khiến cổ phiếu bị “định chế hóa”.
Tuy nhiên, quá nhiều cổ đông tổ chức có thể cũng không tốt. Một khi cổ phiếu trở nên "định chế hóa" thì việc mua vào lúc này có thể đã quá muộn.
Institutional Sponsorship – Nhà đầu tư tổ chức
Market Direction – Định hướng thị trường chung
Định hướng thị trường (Market Direction) là yếu tố quan trọng nhất trong CANSLIM. Bởi nếu cổ phiếu dù tốt đến đâu thì nhà đầu tư cũng có thể thua lỗ nếu tình hình thị trường ảm đạm. O’Neill chia xu hướng thị trường thành ba giai đoạn chính:
Tích lũy tăng giá: Là thời điểm mua cổ phiếu tốt.
Tăng dưới áp lực bán: Giải ngân với các vị thế mua mở rộng với khối lượng thấp.
Thị trường điều chỉnh: Ưu tiên quản trị rủi ro, tăng tỷ lệ tiền mặt.
>>> Xem thêm: TOP 7 mã cổ phiếu đầu tư công có tiềm năng nhất trong năm 2024
Những nguyên tắc khi thực hành phương pháp CANSLIM
Dưới đây là những nguyên tắc quan trọng khi áp dụng phương pháp CANSLIM để bạn tham khảo:
Quy tắc cắt lỗ ở mức 8%: Đây là mức tối đa nhà đầu tư có thể chấp nhận được. Thay vì hy vọng cổ phiếu sẽ quay trở lại mức hòa vốn, nhà đầu tư nên cắt lỗ nhanh chóng để kiểm soát danh mục hiệu quả hơn.
Quy tắc chốt lời 20 – 25%: O’Neil đề xuất chốt lời khi cổ phiếu tăng 20% – 25%. Một ngoại lệ duy nhất cho quy tắc này là nếu cổ phiếu tăng 20% trong 2, 3 tuần, có thể giữ thêm 8 tuần trước khi chốt lời, và cân nhắc giữ thêm trong 6 tháng.
Áp dụng mua trung bình giá tăng: Mua thêm khi cổ phiếu tăng giá là quy tắc quan trọng. William O’Neil thường mua thêm khi giá tăng 2 – 3% so với giá ban đầu, nhưng tránh mua khi giá tăng trên 5% để giảm rủi ro.
Sử dụng phân tích kỹ thuật để xác định điểm mua: Phân tích kỹ thuật quan trọng để quyết định điểm mua. O’Neil thường quyết định mua khi giá biến động theo mô hình "Cup and Handle" hoặc "Volatility Contraction" (mô hình VCP).
Những nguyên tắc khi thực hành phương pháp CANSLIM
Hướng dẫn thực hành phương pháp CANSLIM trong đầu tư
Bước 1: Xây dựng dữ liệu nhất quán theo CANSLIM
Bước đầu tiên khi áp dụng phương pháp CANSLIM thì nhà đầu tư cần xác định dữ liệu nhất quán theo CANSLIM. Có 2 cách để xây dựng dữ liệu:
Phương pháp truyền thống: Đọc báo cáo tài chính của doanh nghiệp tối thiểu trong 3 năm để phân tích, đánh giá toàn diện nhất. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều thời gian để lựa chọn cổ phiếu phù hợp.
Tham khảo phân tích của chuyên gia chứng khoán: Tìm đọc các bài phân tích từ chuyên gia hoặc bộ phận phân tích của tổ chức lớn để có cái nhìn tổng quan, nhanh chóng.
Xây dựng dữ liệu nhất quán theo CANSLIM
Bước 2: Sử dụng lọc cổ phiếu tiềm năng
Nhà đầu tư sử dụng các công cụ lọc cổ phiếu tiềm năng tại các website của công ty chứng khoán hoặc tờ báo báo cáo tài chính tiêu biểu như VNDirect, Vietstock, CafeF,...
Bước 3: Phân tích, đánh giá xu hướng thị trường
Dựa vào các lệnh mua, lệnh bán cổ phiếu khi thị trường trong giai đoạn nỗ lực tăng giá hoặc dấu hiệu thị trường tạo đáy,... thì nhà đầu tư có thể đánh giá được xu hướng của giá cổ phiếu, xu hướng của thị trường chứng khoán.
Phân tích, đánh giá xu hướng thị trường
Bước 4: Giao dịch theo chiến lược thoát hiểm
Bước cuối cùng là thực hiện giao dịch theo chiến lược thoát hiểm. Nghĩa là khi lợi nhuận của cổ phiếu đạt 20 - 25% thì tương ứng với tốc độ tăng trưởng 20 - 25% của dòng thu nhập, đó sẽ là điểm bán cổ phiếu. Sau đó thì nhà đầu tư có thể gom lãi thu được để đầu tư cổ phiếu khác tại thời điểm thích hợp.
>>> Xem thêm: Free-Float là gì? Đặc điểm, ý nghĩa và cách tính tỷ lệ Free Float
Ưu điểm của phương pháp lựa chọn cổ phiếu CANSLIM
Tính linh hoạt
Ưu điểm của phương pháp CANSLIM chính là tính linh hoạt cao, CANSLIM không yêu cầu cụ thể về thời gian cũng như nắm giữ mã cổ phiếu nào. Thay vào đó, nhà đầu tư có thể lựa chọn mã cổ phiếu phù hợp với mục đích và danh mục đầu tư của mình. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên mua cổ phiếu khi giá phá đỉnh mới trong vòng 52 tuần và cắt lỗ khi giá xuống 20%.
Động lượng
Theo CANSLIM thì sẽ có những nguyên tắc về mua bán cổ phiếu, giao dịch tuần, thời điểm của thị trường.
Tăng trưởng có lợi nhuận
CANSLIM giúp nhà đầu tư lựa chọn được các doanh nghiệp có biên lợi nhuận ổn định, cổ phiếu tốt, có tiềm năng tăng trưởng cao. Vì thế, có thể giúp nhà đầu tư tối ưu về lợi nhuận hiệu quả.
Lựa chọn cổ phiếu tiềm năng
Dựa vào CANSLIM thì nhà đầu tư có thể lựa chọn được cổ phiếu tiềm năng tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh trong ngành.
Ưu điểm của phương pháp lựa chọn cổ phiếu CANSLIM
Những sai lầm thường gặp khi sử dụng mô hình CANSLIM
Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi sử dụng mô hình CANSLIM mà bạn nên biết:
Cố chấp không cắt lỗ, luôn giữ niềm tiên cổ phiếu tăng giá
Không có nguyên tắc cụ thể trong việc mua/bán cổ phiếu, không biết khi nào nên mua vào hoặc bán ra
Mua cổ phiếu giảm, áp dụng mua trung bình giá xuống với tâm lý kiếm một món hời
Thiếu kiên nhẫn, không tuân thủ các nguyên tắc đặt ra
Thích mua cổ phiếu giá thấp thay vì lựa chọn các cổ phiếu giá cao tiềm năng
Chỉ quan tâm đến lợi ích ngắn hạn
Đầu cơ quá nhiều vào các sản phẩm phái sinh
Đánh cược vào những cổ phiếu có cổ tức hoặc chỉ số P/E thấp
Những sai lầm thường gặp khi sử dụng mô hình CANSLIM là cố chấp không cắt lỗ
Các câu hỏi thường gặp
CANSLIM là viết tắt của từ gì?
CANSLIM là viết tắt của:
Current Quarterly Earnings Per Share – Tăng trưởng thu nhập ở Quý hiện tại
Annual Earnings Increases – Sự tăng trưởng lợi nhuận hàng năm
New Products or Management or Price High – Sản phẩm mới, ban quản lý mới hoặc mức giá mới
Supply and Demand - Cung, cầu thị trường
Leader or Laggard - Người dẫn đầu hay kẻ tụt lại
Institutional Sponsorship – Nhà đầu tư tổ chức
Market Direction – Định hướng thị trường chung
Lợi ích của phương pháp CANSLIM là gì?
Lợi ích của phương pháp CANSLIM là lựa chọn được cổ phiếu tiềm năng, giúp tối ưu lợi nhuận thu được.
Phương pháp CANSLIM phù hợp với nhà đầu tư nào?
Phương pháp CANSLIM sẽ phù hợp với các nhà đầu tư dài hạn, cả nhà đầu tư chuyên nghiệp lẫn nhà đầu tư F0.
Phía trên là toàn bộ về phương pháp CANSLIM là gì, cũng như là cách áp dụng. Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho các bạn hiểu hơn về phương pháp này. Ngoài ra, đừng quên truy cập Tikop.vn để cập nhật kiến thức đầu tư chứng khoán mới nhất mỗi ngày nhé!