Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Định chế tài chính là gì? Các định chế tài chính ở Việt Nam hiện nay

Đóng góp bởi:

Trần Mỹ Phương

Cập nhật:

25/08/2024

Định chế tài chính là một khái niệm được dùng phổ biến trong ngành tài chính - ngân hàng. Vậy, định chế tài chính là gì? Có các định chế tài chính nào ở Việt Nam hiện nay? Hãy cùng Tikop tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Định chế tài chính là gì?

Khái niệm định chế tài chính

Định chế tài chính là các tổ chức đóng vai trò trung gian tài chính trong quá trình luân chuyển vốn từ người cho vay đến người đi vay. Ngoài ra, định chế tài chính còn bao gồm các quy định cũng như quy trình thu thuế, quản lý và phân bổ ngân sách tài chính tới các dự án đầu tư tầm cỡ quốc gia, có ảnh hưởng đến nền kinh tế và các hoạt động kinh doanh của quốc gia đó.

Định chế tài chính tiếng Anh là gì?

Định chế tài chính tiếng Anh là Financial Institution, viết tắt là FI.

Ví dụ về định chế tài chính

Khi anh Khôi tiến hành vay tiền tại ngân hàng Vietcombank thì ngân hàng Vietcombank là định chế tài chính trong giao dịch này. Ngân hàng này nhận tiền gửi của các khách hàng khác, nguồn vốn chống thua lỗ của chính phủ và các khoản ký gửi để cho các khách hàng sử dụng dịch vụ, ở đây là anh Khôi, vay. 

Tất cả các tổ chức đóng vai trò trung gian như ngân hàng Vietcombank trong ví dụ trên, bao gồm các ngân hàng khác, công ty bảo hiểm, môi giới chứng khoán, công ty tín dụng,... đều là định chế tài chính.

Xem thêm về Giá NET

Định chế tài chính là một trung gian tài chính quan trọng

Định chế tài chính là một trung gian tài chính quan trọng

Vai trò của định chế tài chính trong nền kinh tế

Định chế tài chính có một số vai trò trong nền kinh tế, bao gồm: 

  • Kiểm soát dòng tiền: Các định chế tài chính đóng vai trò kiểm soát dòng tiền của nền kinh tế vì là một tổ chức trung gian, có trách nhiệm chuyển từ nhà đầu tư đến người cần vay.
  • Tiết kiệm chi phí giao dịch: Nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được các chi phí trong quá trình đầu tư thông qua sự hỗ trợ của các định chế tài chính.
  • Lập cơ chế thanh toán: Định chế tài chính giúp tạo lập cơ chế thanh toán. Một trong những định chế tài chính cung cấp các phương thức thanh toán giúp cho thị trường vận hành nhanh chóng, hiệu quả là ngân hàng thương mại.
  • Hạn chế rủi ro: Các tổ chức định chế tài chính cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ định chế tài chính, giúp cho nhà đầu tư mở rộng danh mục đầu tư. Việc chia nhỏ khoản đầu tư cho các danh mục khác nhau giúp hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư.
  • Đòn bẩy phát triển hình thức giao dịch không tiền mặt: Các định chế tài chính cung cấp nhiều dịch vụ chuyển khoản và thanh toán trực tuyến, giúp thúc đẩy sự phát triển của các phương thức thanh toán như thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó thị trường có thể vận hành hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Đọc thêm: 2024 - năm của xu hướng đầu tư tài chính cá nhân online

Phân loại các định chế tài chính theo quy định

Định chế tài chính trung gian

Định chế tài chính trung gian là các tổ chức tài chính có vai trò liên kết các nguồn cung và nguồn cầu vốn thông qua việc cung cấp cho họ dịch vụ mua bán các tài sản tài chính của tổ chức. 

Có 3 loại định chế tài chính trung gian, bao gồm:

  • Các tổ chức nhận tiền gửi: Ngân hàng thương mại, ngân hàng tiết kiệm tương trợ, hiệp hội tiết kiệm và cho vay, hợp tác xã tín dụng, các liên hiệp tín dụng.
  • Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng: Công ty bảo hiểm, quỹ trợ cấp.
  • Các trung gian đầu tư, định chế tài chính phi ngân hàng: Công ty tài chính, quỹ đầu tư.

Định chế tài chính trung gian có các chức năng như nhận tiền gửi, tiết kiệm và đầu tư

Định chế tài chính trung gian có các chức năng như nhận tiền gửi, tiết kiệm và đầu tư

Ví dụ, các công ty bảo hiểm cung cấp các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ (bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm ô tô,...) cho khách hàng, khách hàng khi mua các gói bảo hiểm này sẽ phải đóng phí bảo hiểm như thoả thuận đã nêu trong hợp đồng và sẽ không nhận lại khoản phí này khi không có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Đây được xem như nguồn tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp bảo hiểm, họ sẽ tiến hành đầu tư cho các dự án khác cần nguồn vốn này. Do đó, công ty bảo hiểm là một định chế tài chính 

Định chế tài chính phi trung gian

Định chế tài chính phi trung gian là những tổ chức không tạo ra các tài sản chính mà thực hiện các hoạt động môi giới, đứng giữa các nguồn cung và nguồn cầu vốn, giúp cho cung và cầu vốn có thể gặp nhau. Các tổ chức hoạt động theo hình thứ này sẽ giúp luân chuyển vốn từ nhà đầu tư đến bên cần vay vốn.

Một trong những loại doanh nghiệp hoạt động như định chế tài chính phi trung gian là công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán tạo ra nơi để các nhà đầu tư tiếp xúc với các dự án cần nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ thực hiện các giao dịch để việc luân chuyển vốn từ các nhà đầu tư đến bên cần vay vốn diễn ra thuận lợi.

Các định chế tài chính ở Việt Nam hiện nay

Ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước hay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) là định chế tài chính lớn nhất trong ngành ngân hàng, chịu trách nhiệm giám sát, quản lý tất cả các ngân hàng khác ở trong hệ thống. Ngân hàng trung ương không làm việc trực tiếp đối với khách hàng cá nhân mà chỉ làm việc với ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng để cuối cùng cung cấp sản phẩm và dịch vụ ra công chúng.

Ngân hàng trung ương Việt Nam thực hiện các chức năng:

  • Phát hành và quản lý tiền tệ.
  • Quản lý dự trữ ngoại tệ.
  • Đưa ra các chính sách lãi suất và tỷ giá.
  • Chịu trách nhiệm về kiểm tra, thành lập ngân hàng, tổ chức tín dụng, quản lý ngân hàng thương mại Nhà nước cũng như việc tham mưu chính sách tiền tệ cho Chính phủ.

Ngân hàng trung ương Việt Nam là định chế tài chính lớn nhất ngành ngân hàng (Nguồn ảnh: LawNet.vn)

Ngân hàng trung ương Việt Nam là định chế tài chính lớn nhất ngành ngân hàng (Nguồn ảnh: LawNet.vn)

Ngân hàng thương mại và bán lẻ

Ngân hàng thương mại và ngân hàng bán lẻ là các đơn vị trực tiếp cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính đến với các khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp như chứng chỉ tiền gửi, tài khoản séc và tiết kiệm, khoản vay ngân hàng, vay thế chấp, vay tín chấp, thẻ tín dụng cùng với tài khoản ngân hàng kinh doanh,...

Ngân hàng, công ty đầu tư

Ngân hàng và công ty đầu tư (công ty quỹ tương hỗ) có phương thức hoạt động khác nhau. Trong khi ngân hàng đầu tư không nhận tiền gửi mà chỉ phát hành chứng khoán thì các công ty đầu tư sẽ kéo quỹ từ các nhà đầu tư cá nhân và thể chế nhằm cung cấp cho họ được quyền tiếp cận thị trường chứng khoán rộng lớn hơn. 

Xem thêm về đầu tư công

Hội liên hiệp tín dụng

Liên hiệp tín dụng chuyên cung cấp các sản phẩm dịch vụ gần giống với dịch vụ của ngân hàng thương mại cho những đối tượng cụ thể, theo lĩnh vực là thành phần của tổ chức, chẳng hạn như quân đội và giáo viên. Các thành viên sở hữu liên hiệp tín dụng và tổ chức này sẽ hoạt động với lợi ích của riêng họ.

Hội liên hiệp tín dụng có khách hàng thuộc lĩnh vực thành phần của tổ chức (Nguồn ảnh: chauthanhtgradio.vn)

Hội liên hiệp tín dụng có khách hàng thuộc lĩnh vực thành phần của tổ chức (Nguồn ảnh: chauthanhtgradio.vn)

Công ty môi giới chứng khoán

Công ty môi giới chứng khoán hỗ trợ bằng các hoạt động môi giới cho các cá nhân và tổ chức trong việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư có sẵn, các hoạt động này sẽ được thực hiện bằng cách ký kết hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán. 

Nói ngắn gọn, công ty môi giới chứng khoán là một đơn vị trung gian thực hiện tư vấn và giao dịch dành cho khách hàng. Tổ chức này đảm nhiệm các sản phẩm như cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ, quỹ ETF cùng các khoản đầu tư thay thế khác,...

Công ty bảo hiểm

Công ty bảo hiểm cung cấp các dịch vụ giúp giảm thiểu rủi ro về tài chính cho người mua trước các mất mát có thể xảy ra như tử vong, tai nạn, cháy nổ, bệnh tật, thất nghiệp,... Những loại bảo hiểm phổ biến chính là bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm ô tô,...

Công ty bảo hiểm thu phí bảo hiểm từ khách hàng và đầu tư phí bảo hiểm đó vào các công cụ tài chính để tạo ra lợi nhuận và trả tiền bồi thường cho khách hàng khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Công ty bảo hiểm cũng là một định chế tài chính

Công ty bảo hiểm cũng là một định chế tài chính

Hội tiết kiệm, cho vay

Các tổ chức tài chính nắm giữ lẫn nhau và không được cung cấp quá 20% tổng số tiền cho vay cho các doanh nghiệp thuộc danh mục các hiệp hội tiết kiệm và cho vay cung cấp. Khách hàng cá nhân sử dụng các hiệp hội tiết kiệm và cho vay đối với các tài khoản tiền gửi, các khoản vay cá nhân và cho vay thế chấp.

Một số câu hỏi thường gặp về định chế tài chính

Định chế tài chính trung gian là gì?

Định chế tài chính trung gian là các tổ chức tài chính có vai trò kết nối nguồn cung vốn và nguồn cầu vốn

Định chế tài chính ngân hàng là gì?

Các định chế tài chính ngân hàng là các tổ chức tài chính nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm từ khách hàng (hoặc người có vốn nhàn rỗi) đến với những khách hàng có nhu cầu về vốn

Định chế tài chính phi ngân hàng là gì?

Các định chế tài chính phi ngân hàng là các tổ chức tài chính không nhận tiền gửi từ khách hàng mà chỉ cung cấp các dịch vụ tài chính khác như cho vay, bảo hiểm, đầu tư, môi giới, tư vấn

Tại sao các định chế tài chính trung gian tồn tại?

Các định chế tài chính trung gian tồn tại nhằm giúp cho 2 nguồn cung vốn và cầu vốn có thể gặp nhau thông qua việc bán các tài sản tài chính của họ và mua các tài sản tài chính của chủ thể cầu vốn.

Chuyên viên định chế tài chính là gì?

Chuyên viên định chế tài chính thực hiện các công việc như sau:

  • Triển khai kế hoạch hoạt động nhằm khai thác và phát triển bán chéo các sản phẩm của các tổ chức định chế tài chính với nhau.
  • Thực hiện đánh giá tín nhiệm của các định chế tài chính.
  • Xây dựng và phát triển với khách hàng định chế tài chính.
  • Tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn ủy thác của các tổ chức tài chính.

Trên đây là bài viết Định chế tài chính là gì? Các định chế tài chính ở Việt Nam hiện nay. Cùng đón đọc những bài viết về kiến thức tài chính mới nhất của Tikop trong những lần sau nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

Lạm phát – tưởng chừng là một khái niệm rất vĩ mô và “đao to búa lớn” toàn thấy trên TV, nên đôi khi ta tặc lưỡi bỏ qua. Chuyện đó đã có chính phủ, thế giới lo. Nhưng suy cho cùng chính nhiều cá nhân chúng ta làm nên một quốc gia. Thế nên hãy nhớ rằng: một khi đã là thành viên của xã hội, lạm phát sẽ tác động đến bạn dù bạn có để ý hay không! Đó là lý do bạn cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì và nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024