Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Thâm hụt thương mại là gì? Nguyên nhân gây ra thâm hụt thương mại

Đóng góp bởi:

Trang Huynh

Cập nhật:

10/07/2024

Thâm hụt thương mại là một thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến trong các báo cáo kinh tế và phân tích thị trường. Vậy thâm hụt thương mại là gì và những nguyên nhân nào dẫn đến thâm hụt thương mại, Tikop sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thâm hụt thương mại là gì?

Khái niệm thâm hụt thương mại

Thâm hụt thương mại là tình trạng khi một quốc gia chi tiêu nhiều hơn cho nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ từ các quốc gia khác so với số tiền thu được từ việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của mình ra nước ngoài.

Thâm hụt thương mại = Tổng giá trị nhập khẩu – Tổng giá trị xuất khẩu

Trong đó:

  • Nếu kết quả của phép tính này là số dương, tức là giá trị nhập khẩu vượt quá giá trị xuất khẩu, thì quốc gia đó có thâm hụt thương mại.
  • Nếu kết quả là số âm, tức là giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu, thì quốc gia đó có cán cân thương mại dương hoặc còn gọi là thặng dư thương mại (Trade surplus).

>> Xem thêmGiá trị thặng dư là gì? Công thức tính giá trị thặng dư chi tiết

Thâm hụt thương mại còn được gọi là cán cân thương mại âm

Thâm hụt thương mại còn được gọi là cán cân thương mại âm

Thâm hụt thương mại tiếng Anh là gì?

Thâm hụt thương mại tiếng Anh là Trade deficit.

Đặc điểm của thâm hụt thương mại

Nhập khẩu vượt quá xuất khẩu

Đặc điểm cơ bản nhất của thâm hụt thương mại là giá trị nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ từ các quốc gia khác lớn hơn giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó trong một khoảng thời gian nhất định. Dẫn đến sự chênh lệch giữa lượng hàng hóa và dịch vụ mà một quốc gia mua vào so với lượng bán ra.

Cán cân thương mại âm

Thâm hụt thương mại tạo ra một cán cân thương mại âm, tức là số tiền chảy ra khỏi đất nước để thanh toán cho hàng nhập khẩu lớn hơn số tiền thu về từ xuất khẩu.

Áp lực giảm giá tiền tệ

Thâm hụt thương mại có thể dẫn đến áp lực giảm giá trị tiền tệ của quốc gia. Khi quốc gia nhập khẩu nhiều hơn, nhu cầu về ngoại tệ để thanh toán cho các giao dịch nhập khẩu tăng lên, có thể làm giảm giá trị của đồng nội tệ.

Mặc dù điều này có thể làm cho hàng hóa xuất khẩu trở nên hấp dẫn hơn trên thị trường quốc tế, nhưng nó cũng có thể gây lo ngại về lạm phát và tác động đến khả năng mua sắm quốc tế.

>>Xem thêmPhí chuyển đổi ngoại tệ là gì? So sánh phí chuyển đổi các ngân hàng

Ghi nhận trong cán cân thanh toán

Các giao dịch thương mại quốc tế được ghi nhận trong cán cân thanh toán của quốc gia, đặc biệt trong tài khoản vãng lai. Tài khoản vãng lai không chỉ ghi nhận giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu mà còn bao gồm các khoản chuyển nhượng trực tiếp như viện trợ nước ngoài, thu nhập từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn FDI) và các yếu tố khác liên quan đến cán cân thương mại.

Tín hiệu về năng lực sản xuất và tiêu dùng

Thâm hụt thương mại có thể xảy ra khi một quốc gia không sản xuất đủ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng trong quốc gia đó có đủ khả năng tài chính để mua nhiều hàng hóa hơn khả năng sản xuất của quốc gia, phản ánh mức sống cao và sự giàu có của người dân.

>> Xem thêmChính sách tiền tệ là gì? Đặc điểm, vai trò phổ biến hiện nay

Thâm hụt thương mại cho thấy dòng tiền nội địa đang chảy ra nước ngoài

Thâm hụt thương mại cho thấy dòng tiền nội địa đang chảy ra nước ngoài

Nguyên nhân gây ra thâm hụt thương mại

Điều kiện kinh tế trong nước

Sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng là nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt thương mại. Khi quốc gia phát triển, thu nhập và nhu cầu tiêu thụ tăng, quốc gia phải nhập khẩu hàng hóa để đáp ứng nhu cầu này, dẫn đến thâm hụt thương mại.

Sự chênh lệch trong tỷ giá hối đoái

Khi giá trị đồng nội tệ tăng, nhập khẩu trở nên rẻ hơn. Số tiền bỏ ra để nhập khẩu cùng một lượng hàng hóa giảm, khuyến khích tăng cường nhập khẩu.

Tỷ giá hối đoái là một trong những nguyên nhân thâm hụt thương mại

Tỷ giá hối đoái là một trong những nguyên nhân thâm hụt thương mại

Sự khác biệt trong cách tiêu dùng giữa các quốc gia

Nếu nhu cầu tiêu thụ của các quốc gia nhập khẩu giảm, xuất khẩu của quốc gia khác giảm theo, gây mất cân bằng thương mại. Quốc gia chuyên môn hóa sản xuất một số mặt hàng có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn các hàng hóa khác, làm tăng thâm hụt thương mại.

>> Xem thêm: Tiền tệ là gì? Bản chất, các hình thái và chức năng của tiền tệ

Tác động của cán cân thương mại đối với nền kinh tế

Tác động đến thị trường việc làm

Thâm hụt thương mại kéo dài có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với tăng trưởng và ổn định kinh tế. Khi nhập khẩu vượt quá xuất khẩu, nhu cầu cho hàng hóa sản xuất trong nước giảm, dẫn đến nguy cơ mất việc làm.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy mức thất nghiệp vẫn có thể thấp ngay cả khi có thâm hụt thương mại, và ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp cao vẫn có thể xảy ra ở những nước có thặng dư thương mại.

Giá trị tiền tệ

Nhu cầu xuất khẩu ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ của một quốc gia. Khi các công ty Mỹ bán hàng hóa ra nước ngoài và chuyển đổi ngoại tệ thành USD, đồng nội tệ sẽ tăng giá. Ngược lại, khi nhập khẩu vượt xuất khẩu, giá trị đồng nội tệ sẽ giảm.

Trong hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi, thâm hụt thương mại sẽ tự điều chỉnh qua tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối. Thâm hụt thương mại cho thấy đồng tiền của quốc gia đó được ưa chuộng trên thị trường thế giới.

Ví dụ như Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và USD là tiền tệ dự trữ toàn cầu, nhu cầu về USD vẫn mạnh dù thâm hụt thương mại liên tục. Ngược lại, các nước thặng dư như Trung Quốc giữ tỷ giá cố định so với USD, giúp Trung Quốc duy trì giá trị đồng tiền cao và hưởng lợi từ xuất khẩu.

>> Xem thêmThị trường tiền tệ là gì? Đặc điểm, vai trò của thị trường tiền tệ

Giá trị tiền tệ cũng ảnh hưởng khá nhiều đến thâm hụt thương mại

Giá trị tiền tệ cũng ảnh hưởng khá nhiều đến thâm hụt thương mại

Lãi suất

Thâm hụt thương mại liên tục có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lãi suất của quốc gia. Áp lực giảm giá đồng tiền có thể làm giảm giá trị của nó và gây lạm phát khiến hàng hóa địa phương đắt hơn. Để kiềm chế lạm phát, ngân hàng trung ương thường tăng lãi suất và hạn chế cung tiền. Lạm phát và lãi suất cao đều có thể cản trở tăng trưởng kinh tế.

>> Xem thêmNgân hàng Nhà nước là gì? Danh sách các ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI)

Thâm hụt thương mại cần được bù đắp bằng thặng dư trong tài khoản vốn và tài chính của quốc gia, thường thông qua đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, đối với các quốc gia nhỏ, FDI lớn có thể mang lại bất lợi vì nó có thể dẫn đến sự kiểm soát tài sản và tài nguyên quan trọng bởi các nhà đầu tư nước ngoài.

Milton Friedman cho rằng thâm hụt thương mại không hề có hại lâu dài vì tiền tệ sẽ luôn trở về đất nước dưới dạng đầu tư nước ngoài hay các hình thức khác.

Các chiến lược làm giảm thâm hụt thương (Trade Deficit)

Tăng trưởng hoạt động xuất khẩu

Để giảm thâm hụt thương mại, các quốc gia thường áp dụng các chiến lược nhằm tăng cường hoạt động xuất khẩu. Bao gồm việc khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu thông qua giảm thuế và cung cấp trợ cấp, đồng thời hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu thị trường và thâm nhập vào các thị trường mới.

Ngoài ra, khuyến khích đổi mới và phát triển sản phẩm, dịch vụ để tạo ra các sản phẩm có thể cạnh tranh trên thị trường toàn cầu cũng là một chiến lược quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và giảm thâm hụt thương mại.

Đẩy mạnh xuất khẩu nhằm giảm thâm hụt thương mại

Đẩy mạnh xuất khẩu nhằm giảm thâm hụt thương mại

Điều chỉnh tỷ giá hối đoái

Điều chỉnh tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến thâm hụt thương mại, nhưng hiệu quả của nó không phải lúc nào cũng làm giảm thâm hụt. Phá giá tiền tệ (giảm giá trị đồng nội tệ) có thể kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, từ đó giảm thâm hụt thương mại.

Tuy nhiên, tăng giá tiền tệ (tăng giá trị đồng nội tệ) có thể làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu, gây ra thâm hụt thương mại tăng lên. Do đó, điều chỉnh tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng nhưng cũng cần xem xét kỹ lưỡng để đạt được hiệu quả mong muốn trong điều chỉnh thâm hụt thương mại.

>> Xem thêmDự trữ ngoại hối là gì? Mục đích dự trữ ngoại hối của nhà nước

Thực thi chính sách thương mại

Các quốc gia có thể thực thi các chính sách thương mại như đàm phán hiệp định thương mại để mở rộng thị trường xuất khẩu và cung cấp ưu đãi cho hàng hóa và dịch vụ trong nước nhằm giảm thâm hụt thương mại.

Đồng thời, việc đảm bảo các chính sách thương mại công bằng và cân bằng giúp bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa tránh khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh. Những biện pháp này hỗ trợ trong việc cân đối cán cân thương mại và bảo vệ lợi ích quốc gia.

Cân đối ngân sách Chính phủ

Bằng cách duy trì trách nhiệm tài chính và tránh thâm hụt ngân sách quá mức, Chính phủ có thể giúp ổn định nền kinh tế nói chung và ngăn chặn sự phụ thuộc vào vay nước ngoài. Từ đó có thể giảm áp lực trên tỷ giá hối đoái và giúp kiểm soát thâm hụt thương mại bằng cách tăng cường sức mạnh tài chính nội địa và khả năng thanh toán của quốc gia.

>> Xem thêmNền kinh tế thị trường là gì? Đặc trưng của nền kinh tế thị trường

Cân đối ngân sách Chính phủ sẽ duy trì trách nhiệm tài chính và ổn định nền kinh tế

Cân đối ngân sách Chính phủ sẽ duy trì trách nhiệm tài chính và ổn định nền kinh tế

Những câu hỏi thường gặp

Thâm hụt thương mại là tốt hay xấu?

Thâm hụt thương mại không hẳn là điều xấu, bởi nó có thể tự điều chỉnh theo thời gian. Việc nhập khẩu hàng hóa nước ngoài gia tăng sẽ giúp giảm giá tiêu dùng trong nước do tăng cạnh tranh. Giá cả thấp cũng giúp kiềm chế lạm phát.

Tại sao phải giảm thâm hụt thương mại?

Phải giảm thâm hụt thương mại vì một số lý do sau:

  • Thâm hụt thương mại kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp sản xuất trong nước. Nhập khẩu nhiều, hàng hóa đa dạng, giá cả giảm, gây khó khăn cho doanh nghiệp nội cạnh tranh dài hạn. 
  • Thâm hụt thương mại lớn dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
  • Thường xuyên nhập siêu khiến quốc gia phải vay nợ nước ngoài để bù đắp thâm hụt, gia tăng gánh nặng nợ công. 

>> Xem thêm: Quy luật giá trị là gì? Tác động đến nền kinh tế như thế nào?

Thâm hụt thương mại phản ánh một sự mất cân đối trong thương mại quốc tế

Thâm hụt thương mại phản ánh một sự mất cân đối trong thương mại quốc tế

Điều gì dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại?

Nguyên nhân gây thâm hụt cán cân thương mại bao gồm các yếu tố sau:

  • Chính sách tiền tệ nới lỏng và giảm lãi suất trong nước thúc đẩy đầu tư tăng cao. 
  • Lạm phát cao có thể làm cho tỷ giá hối đoái chênh lệch lớn hơn, làm cho hàng hóa xuất khẩu trở nên đắt hơn và hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ hơn.
  • Nền kinh tế thiếu năng lực cạnh tranh có thể làm cho hàng hóa xuất khẩu khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế, trong khi hàng hóa nhập khẩu lại dễ dàng thâm nhập thị trường trong nước. 

>> Xem thêmTỷ lệ lạm phát Việt Nam qua các năm? Nguyên nhân và ảnh hưởng hiện nay

Tóm lại, thâm hụt thương mại là một hiện tượng kinh tế phức tạp, phản ánh sự mất cân bằng giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Hy vọng qua bài viết của Tikop, bạn sẽ hiểu rõ về chủ đề này và đừng quên theo dõi kiến thức tài chính để không bỏ lỡ bài học thú vị nào.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Nguồn tham khảo

 

 

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Đầu tư tài chính dài hạn là gì? 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất

TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Đầu tư tài chính dài hạn là gì? 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất

Trong bối cảnh nền kinh tế không ngừng biến động, việc tìm kiếm các kênh đầu tư tài chính dài hạn đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của nhiều người. Nhưng điều gì là đầu tư tài chính dài hạn và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Trong bài viết này, Tikop sẽ cùng bạn tìm hiểu đầu tư tài chính dài hạn là gì và điểm qua 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất hiện nay.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

22/10/2024

Khởi nghiệp là gì? Yếu tố quan trọng nhất khi khởi nghiệp hiện nay

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Khởi nghiệp là gì? Yếu tố quan trọng nhất khi khởi nghiệp hiện nay

Khởi nghiệp là một thuật ngữ mà bất cứ ai cũng đều nghe qua. Có rất nhiều người đã, đang và có suy nghĩ bắt đầu khởi nghiệp. Vậy khởi nghiệp là gì? Những lưu ý gì khi bắt đầu khởi nghiệp? Cùng Tikop theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên nhé!

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

27/09/2024

FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

FED là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực đầu tư, tài chính. Vậy FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, thị trường chứng khoán. Hãy cùng Tikop tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

20/10/2024

Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát và lãi suất

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát và lãi suất

Lạm phát và lãi suất là hai khái niệm quan trọng trong kinh tế học, có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau. Khi lạm phát tăng, lãi suất thường cũng tăng theo. Vậy tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng Tikop tìm hiểu chi tiết hơn về chính sách này nhé!

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

20/10/2024