Price Volume Trend (PVT) là gì?
PVT (Price Volume Trend) là một chỉ báo tài chính giúp xác định xu hướng giá dựa trên khối lượng giao dịch của một tài sản. Chỉ báo này thể hiện mối quan hệ giữa sự thay đổi giá và khối lượng, cung cấp tín hiệu cho người dùng trong việc dự đoán xu hướng thị trường.
Chức năng của PVT:
- Xác định cung và cầu: PVT giúp người dùng đánh giá sự cân bằng giữa cung và cầu của cổ phiếu, qua đó nhận biết biến động giá và khối lượng giao dịch.
- Độ chính xác cao: So với các chỉ báo khối lượng khác, PVT có độ chính xác cao hơn nhờ kết hợp biến động giá và khối lượng.
- Dự đoán xu hướng: Chỉ báo này không chỉ dự đoán xu hướng giá mà còn cho thấy sức mạnh của bên mua và bên bán.
>> Xem thêm: Thị trường biến động là gì? Cách giao dịch hiệu quả với biến động
PVT là công cụ hữu ích cho các nhà đầu tư
Cách tính chỉ báo PVT chi tiết
PVT được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa khối lượng thị trường và phần trăm thay đổi của giá, điều này làm cho PVT khác biệt so với các chỉ báo khác như OBV (On-Balance Volume), chỉ tập trung vào sự tăng giảm giá thông thường.
Chỉ báo PVT (Price Volume Trend) được tính theo công thức sau:
PVT = PVT hôm qua + [Khối lượng x (Giá đóng cửa hôm nay – Giá đóng cửa hôm qua)] / Giá đóng cửa hôm qua
Trong đó:
- PVT hôm qua: Giá trị của PVT ở ngày trước đó.
- Khối lượng: Tổng khối lượng giao dịch trong ngày.
- Giá đóng cửa hôm nay và hôm qua: Giá trị đóng cửa của tài sản trong hai ngày liên tiếp.
Khi khối lượng giao dịch trong ngày tăng cao hơn so với ngày giảm, PVT sẽ tăng. Từ đó cho thấy áp lực mua đang gia tăng, cho thấy xu hướng tăng giá có thể tiếp diễn.
Ngược lại, nếu khối lượng giao dịch trong ngày giảm lớn hơn ngày tăng, PVT sẽ giảm. Chỉ ra rằng áp lực bán đang gia tăng, có thể dẫn đến xu hướng giảm giá.
>> Xem thêm: Chỉ số tham lam sợ hãi: Cách hoạt động và ứng dụng trong đầu tư
Công thức tính chỉ báo PVT
Ưu điểm và nhược điểm của chỉ báo Price Volume Trend (PVT)
Ưu điểm
- Độ chính xác cao: PVT cung cấp tín hiệu chính xác hơn so với nhiều chỉ báo giá và khối lượng khác, nhờ theo dõi sát sao biến động giá trong từng phiên giao dịch.
- Theo dõi dòng tiền: Dễ dàng quan sát biến động dòng tiền trên thị trường trong khoảng thời gian cụ thể.
- Tích hợp trên nền tảng giao dịch: Nhiều nền tảng giao dịch đã tích hợp sẵn chỉ báo PVT, giúp người dùng dễ dàng sử dụng.
- Dễ tính toán: PVT có cách tính đơn giản, giúp nhà đầu tư theo dõi dòng tiền một cách thuận tiện.
- Tính linh hoạt: Có thể áp dụng cho nhiều loại tài sản khác nhau, từ cổ phiếu đến hàng hóa và tiền tệ.
>> Xem thêm: Phiên giao dịch chứng khoán là gì? Thời gian của một phiên giao dịch
Ưu điểm của chỉ báo PVT
Nhược điểm
- Không thích hợp sử dụng độc lập: PVT không nên được sử dụng một mình để đưa ra tín hiệu giao dịch.
- Phụ thuộc vào khối lượng: Nếu khối lượng giao dịch thấp, PVT có thể không phản ánh chính xác xu hướng thực tế của thị trường.
- Cần kết hợp với công cụ khác: Để đạt hiệu quả tốt nhất, PVT nên được sử dụng cùng với các công cụ phân tích khác. Sử dụng riêng chỉ báo này có thể không mang lại kết quả như mong đợi.
Nhược điểm của chỉ báo PVT
Các phương pháp giao dịch với chỉ báo Price Volume Trend (PVT)
Xác định xu hướng thị trường
- Giá và khối lượng tăng:
Khi cả giá và khối lượng cùng tăng, chỉ số PVT cũng sẽ tăng, có dòng tiền đang đổ vào thị trường.
→ Sự quan tâm và niềm tin của nhà đầu tư vào tài sản đó.
Ví dụ: Nếu giá cổ phiếu từ 100.000 VNĐ tăng lên 105.000 VNĐ với khối lượng giao dịch tăng từ 1.000 đến 1.500 cổ phiếu, PVT sẽ tăng lên, xác nhận xu hướng tăng.
- Giá và khối lượng giảm:
Khi giá và khối lượng cùng giảm, chỉ số PVT sẽ giảm, dòng tiền đang rút khỏi thị trường.
→Nhà đầu tư không còn tin tưởng vào tài sản đó.
Ví dụ: Nếu giá cổ phiếu giảm từ 105.000 VNĐ xuống 100.000 VNĐ với khối lượng giao dịch giảm từ 1.500 xuống 1.000 cổ phiếu, PVT sẽ giảm xuống, xác nhận xu hướng giảm.
Xác định sự đảo chiều
- Phân kỳ: Phân kỳ xảy ra khi chỉ số PVT tăng nhưng giá không tăng theo, hoặc ngược lại. Việc này có thể là dấu hiệu cho sự đảo chiều trong xu hướng.
Ví dụ: Nếu PVT tăng trong khi giá cổ phiếu giữ nguyên, có thể cho thấy sức mạnh của xu hướng hiện tại đang yếu đi và có khả năng xảy ra đảo chiều.
- Dòng tiền: Nếu PVT bắt đầu chững lại hoặc đi ngang, có thể là dấu hiệu cho thấy xu hướng hiện tại có thể sớm kết thúc. Nhà đầu tư nên theo dõi kỹ để đưa ra quyết định kịp thời.
>> Xem thêm: Mô hình nến đảo chiều là gì? 15 mô hình nến đảo chiều tăng, giảm
Xác định phân kỳ
- Phân kỳ kỹ thuật: Khi PVT tạo đỉnh cao mới nhưng giá không làm được điều đó, đây có thể là dấu hiệu cho thấy xu hướng giá đang yếu đi. Việc này có thể báo hiệu rằng một sự điều chỉnh hoặc đảo chiều có thể xảy ra. Nếu PVT đạt đỉnh mới trong khi giá cổ phiếu không vượt qua đỉnh cũ, nhà đầu tư nên cẩn trọng.
- Giám sát điểm dừng lỗ: Để giảm thiểu rủi ro, nhà đầu tư nên đặt lệnh dừng lỗ ở mức cao nhất gần nhất (nếu đang mua vào) hoặc thấp nhất gần nhất (nếu đang bán ra). Đặt lệnh dừng lỗ giúp bảo vệ vốn trong trường hợp thị trường diễn biến không như mong đợi.
Ví dụ: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) dùng chỉ báo PVT (Price and Volume Trend) để xác định phân kỳ.
Biểu đồ giá Công ty Cổ phầnTập đoàn Hòa Phát
Điểm 1 và Điểm 2 trên biểu đồ giá:
- Giá tại đỉnh 1 thấp hơn giá tại đỉnh 2 (giá có xu hướng đi lên).
- Chỉ báo PVT lại tạo đỉnh thấp hơn ở điểm 2 so với điểm 1.
- Khối lượng giao dịch tại đỉnh 1 cũng cao hơn so với đỉnh 2.
→ Đây là một phân kỳ âm (Bearish Divergence) giữa giá và chỉ báo PVT. Khi giá tạo đỉnh cao hơn nhưng chỉ báo PVT không xác nhận điều đó, nó báo hiệu rằng đà tăng yếu dần và có thể dẫn đến xu hướng giảm sau đó.
Khi giá tăng nhưng PVT không xác nhận bằng cách tạo đỉnh mới, có thể cho thấy dòng tiền thông minh đã bắt đầu rút khỏi thị trường. Sau khi xuất hiện phân kỳ âm, giá HPG có xu hướng giảm như được thấy trong biểu đồ. Nhà đầu tư có thể sử dụng phân kỳ này để cảnh giác với khả năng đảo chiều, đặc biệt khi kết hợp với các chỉ báo khác như RSI hoặc MACD.
Chú thích ảnh:
- Khoanh tròn xanh lá: Các sự kiện cổ tức, hoặc sự kiện tài chính quan trọng như phát hành cổ phiếu thưởng, chia cổ tức bằng tiền mặt, hoặc phát hành quyền mua cổ phiếu.
- Khoanh tròn màu đỏ: Các sự kiện tiêu cực như cổ tức giảm, báo cáo tài chính không tốt hoặc áp lực bán mạnh.
>> Xem thêm: Có nên đầu tư cổ phiếu HPG không? Cập nhật giá cổ phiếu HPG mới nhất
Kết hợp PVT với các chỉ báo khác
- Kết hợp PVT với đường MA:
Khi đường trung bình động (MA) 20 ngày nằm trên đường MA 50 ngày và PVT đang tăng, đây có thể được coi là tín hiệu mua vào.
→ Xu hướng tăng đang được xác nhận bởi cả giá và khối lượng.
Ví dụ: Nếu MA 20 ngày đang ở mức 102.000 VNĐ và MA 50 ngày ở mức 100.000 VNĐ, cùng với PVT tăng, nhà đầu tư có thể xem xét mua vào.
- Kết hợp PVT với chỉ số ADX:
Khi chỉ số ADX vượt qua mức 25 và PVT cùng tăng với giá, cho thấy xu hướng tăng rõ ràng. Đây là thời điểm tốt để xem xét giao dịch mua vào.
Ví dụ: Nếu ADX đang ở mức 30 và PVT cùng tăng với giá cổ phiếu, nhà đầu tư có thể tin tưởng vào xu hướng tăng và thực hiện giao dịch mua
Phương pháp giao dịch với chỉ báo Price Volume Trend
Tóm lại, Price Volume Trend là một công cụ hữu ích trong phân tích kỹ thuật, giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về dòng tiền và xu hướng giá trên thị trường. Dù có nhiều ưu điểm như khả năng xác định động lượng giá và xác nhận xu hướng, PVT vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Khi sử dụng, nhà đầu tư nên kết hợp PVT với các chỉ báo kỹ thuật khác để tối ưu hóa chiến lược giao dịch và giảm thiểu rủi ro. Đừng quên theo dõi Kiến thức chứng khoán của Tikop để không bỏ lỡ nhiều bài học bổ ích!