OBV là gì?
Chỉ báo OBV (On Balance Volume) là một công cụ giúp nhà đầu tư đo lường lực mua và lực bán của một cổ phiếu theo thời gian. OBV giám sát sự tăng, giảm của khối lượng giao dịch trong các phiên giao dịch để tiên đoán các thay đổi trong xu hướng giá cả.
Khái niệm chỉ báo OBV trong chứng khoán được đưa ra lần đầu trong cuốn sách "Granville's New Key to Stock Market Profits" của Joseph Granville (20/08/1923 - 07/09/2013) được xuất bản vào năm 1963.
Joseph Granville là một nhà phân tích kỹ thuật nổi tiếng trong những năm 1960 và ông tin rằng khối lượng giao dịch cổ phiếu là một chỉ số quan trọng cho thị trường. Dựa trên quan điểm đó, ông đã tạo ra chỉ báo OBV để dự đoán các biến động quan trọng trên thị trường dựa trên sự thay đổi trong khối lượng giao dịch.
Granville cho rằng, khi khối lượng giao dịch cổ phiếu trên thị trường tăng mạnh mà không có sự thay đổi đáng kể trong giá cả, thì giá cuối cùng sẽ có xu hướng tăng hoặc giảm tùy thuộc vào tình hình thị trường.
Chỉ báo OBV giúp nhà đầu tư đo lường lực mua và lực bán của một cổ phiếu
Đặc điểm của OBV
OBV là một chỉ báo lũy kế, trong đó nếu giá cổ phiếu tăng trong phiên giao dịch chứng khoán, khối lượng tương ứng sẽ được thêm vào chỉ số OBV cho ngày tiếp theo, ngược lại, nếu giá giảm, khối lượng sẽ bị trừ khỏi OBV sau. Việc tính toán lũy kế này tạo ra các đường đi lên và xuống, giúp nhà đầu tư nhận biết được tình trạng quá mua và quá bán trên thị trường.
>>> Xem thêm: Chỉ số VN30 là gì? Danh sách cổ phiếu VN30 mới nhất thị trường
OBV là một chỉ báo lũy kế giúp nhà đầu tư nhận biết quá mua và quá bán
Ý nghĩa của chỉ báo OBV
Trong lĩnh vực chứng khoán, chỉ báo OBV có thể được sử dụng để định xu hướng giá và phân kỳ.
Xác định xu hướng giá
Các phiên giao dịch tăng giá thường có khối lượng giao dịch cao hơn so với phiên giảm giá, trừ khi giảm giá là do việc bán tháo cổ phiếu. Trong trường hợp này, chỉ báo OBV sẽ tăng lên và ngược lại. Trên biểu đồ giá tăng, chỉ báo OBV cho thấy lực mua chủ động vượt trội so với lực bán, khối lượng giao dịch tăng nhanh và giá cổ phiếu có xu hướng tiếp tục tăng trong tương lai.
Khi chỉ báo OBV giảm, lực bán chủ động chiếm ưu thế, khối lượng giao dịch giảm và giá cổ phiếu có thể phá vỡ các mức hỗ trợ ngắn hạn để xác lập đáy mới.
OBV sử dụng sự tăng giảm của khối lượng giao dịch để xác nhận xu hướng giá cổ phiếu. Nếu giá cổ phiếu và chỉ báo OBV tiếp tục tăng, đây là tín hiệu tích cực cho thấy xu hướng tăng có thể tiếp diễn.
Xác định phân kỳ
Nếu đường chỉ báo OBV đang giảm, tức là có đường dốc xuống, trong khi nến giá đang tăng với đường dốc lên, đây là dấu hiệu của một phân kỳ. Điều này cho thấy xu hướng tăng đang mất dần sức mạnh do khối lượng giao dịch không còn hỗ trợ.
Trong trường hợp chỉ báo OBV bắt đầu tăng nhưng nến giá vẫn tiếp tục trong xu hướng giảm, điều này cho thấy xu hướng giảm đang yếu dần và có thể chuẩn bị cho một xu hướng tăng giá.
Chỉ báo OBV thường được sử dụng để xác định xu hướng giá trong các giao dịch dài hạn. Tuy nhiên, như các chỉ báo kỹ thuật khác, để đạt được kết quả chính xác nhất, ta nên kết hợp nhiều chỉ báo khác nhau.
>>> Xem thêm: Hệ thống KRX là gì? Kỳ vọng vận hành hệ thống KRX chứng khoán
Chỉ báo OBV có thể được sử dụng để định xu hướng giá và phân kỳ
Công thức tính chỉ báo OBV
Công thức:
Trường hợp 1: Nếu giá đóng cửa phiên hiện tại > giá đóng cửa phiên trước đó:
OBV hiện tại = OBV trước đó + khối lượng hiện tại
Trường hợp 2: Nếu giá đóng cửa phiên hiện tại < giá đóng cửa phiên trước đó:
OBV hiện tại = OBV trước đó - khối lượng hiện tại
Trường hợp 3: Nếu giá đóng cửa phiên hiện tại = giá đóng cửa phiên trước đó:
OBV hiện tại = OBV trước đó
Ví dụ:
Ngày | Giá đóng của (đồng) | Khối lượng giao dịch (cổ phiếu) | Chỉ báo OBV |
Ngày 1 | 100 | 0 | 0 |
Ngày 2 | 111 | 13.5 | 0 + 13.500 = 13.500 |
Ngày 3 | 112 | 12 | 13.500 + 12.000 = 25.500 |
Ngày 4 | 110 | 16 | 25.500 - 16.000 = 9.500 |
Ngày 5 | 110 | 12 | 9.500 |
Cách cài đặt OBV chi tiết, nhanh chóng
Cách cài đặt OBV trên Master Trade
- Bước 1: Đăng nhập tài khoản trên Master Trade tại đây.
- Bước 2: Chọn hoặc tìm kiếm mã cổ phiếu bạn muốn quan tâm để hiển thị biểu đồ
Chọn hoặc tìm kiếm mã cổ phiếu
- Bước 3: Chọn vào mục Các chỉ báo => Tìm kiếm => Nhập “OBV” => Chọn Cân bằng khối lượng
Chọn vào mục theo thứ tự bước
Cài đặt chỉ báo OBV trên Tradingview
- Bước 1: Vào TradingView, chọn biểu đồ của cặp tiền cần phân tích.
- Bước 2: Vào biểu tượng chỉ báo trên thanh công cụ nằm ngang. Gõ tìm kiếm “On Balance Volume” và chọn.
Gõ tìm kiếm “On Balance Volume”
- Bước 3: Chỉnh sửa chu kỳ, loại đường trung bình động sử dụng, màu sắc hiển thị trong mục cài đặt.
Cách sử dụng chỉ báo OBV trong giao dịch chứng khoán
Xác định xu hướng giá
OBV có thể được sử dụng để xác nhận xu hướng giá và tín hiệu breakout tăng hoặc breakout giảm trên biểu đồ.
Ví dụ, khi xem biểu đồ của cổ phiếu HPG với chỉ báo OBV, chúng ta có thể thấy rằng khi giá của HPG phá vỡ đường trendline vào giữa tháng 5 năm 2020, đồng thời đường OBV cũng có tín hiệu breakout tương tự. Sự tương quan này củng cố thêm tính chính xác của tín hiệu breakout và xác nhận rằng xu hướng tăng đã trở lại.
Đôi khi, OBV di chuyển theo bước nhảy với giá cổ phiếu. Trong trường hợp này, OBV đang xác nhận sức mạnh của xu hướng cơ bản, có thể là xu hướng giảm hoặc tăng. Ví dụ, trên biểu đồ của cổ phiếu VND, giá được biểu diễn dưới dạng đường màu xanh và OBV được biểu diễn dưới dạng đường màu đỏ. Cả hai đường đều cho thấy một xu hướng tăng. Sự tích cực trong khối lượng giao dịch vẫn mạnh mẽ trong quá trình tăng giá.
OBV có thể được sử dụng để xác nhận xu hướng giá
Xác định tín hiệu phân kỳ
Các tín hiệu phân kỳ tăng và giảm trong chỉ số OBV có thể được sử dụng để dự đoán sự đảo ngược của xu hướng giá. Những tín hiệu này dựa trên giả thuyết rằng khối lượng giao dịch đi trước giá.
Tín hiệu phân kỳ tăng xảy ra khi chỉ số OBV tăng cao hơn hoặc tạo mức thấp hơn, trong khi giá di chuyển thấp hơn hoặc tạo mức thấp thấp hơn. Tín hiệu phân kỳ giảm xảy ra khi chỉ số OBV giảm xuống thấp hơn hoặc tạo mức thấp hơn, trong khi giá tăng cao hơn hoặc tạo mức cao cao hơn. Nói cách khác, phân kỳ xảy ra khi giá và chỉ số OBV chuyển động ngược chiều.
Sự phân kỳ giữa OBV và giá có thể cảnh báo cho nhà giao dịch rằng xu hướng giá có thể đảo chiều. Nếu nhìn vào biểu đồ của cổ phiếu SSI, ta có thể thấy rằng giai đoạn tăng của cổ phiếu SSI bắt đầu từ ngày 06/07/2018 và đây cũng là khi chỉ số OBV báo hiệu tín hiệu phân kỳ. Tuy nhiên, phải đến ngày 18/7/2018 thì giá mới phá vỡ đường trendline để xác nhận xu hướng tăng. Tín hiệu phân kỳ là một tín hiệu khá sớm từ chỉ số OBV và nó có thể giúp các nhà giao dịch định vị một cách tốt hơn.
>>> Xem thêm: Stop loss là gì? Hướng dẫn cách đặt lệnh stop loss chi tiết, hiệu quả
Sự phân kỳ giữa OBV và giá có thể cảnh báo cho nhà giao dịch rằng xu hướng giá có thể đảo chiều
Những câu hỏi thường gặp
OBV là viết tắt của từ gì?
OBV là viết tắt của từ On Balance Volume.
Điều gì sẽ xảy ra khi OBV tăng?
Khi OBV tăng cho thấy lực mua đang cao hơn lực bán, giá sẽ được đẩy lên cao hơn.
Điều gì sẽ xảy ra khi OBV giảm?
Chỉ báo OBV giảm thì lực bán chủ động chiếm ưu thế, khối lượng giao dịch giảm làm giá cổ phiếu có thể phá các ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn và xác lập đáy.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số thông tin về chỉ số OBV trong giao dịch chứng khoán. Cùng theo dõi những bài viết về kiến thức chứng khoán khác của Tikop trong những lần sau nhé!