CAPEX là gì?
Khái niệm CAPEX
CAPEX (Capital Expenditure - chi phí vốn) là khoản chi phí đầu tư vào các tài sản cố định như máy móc, nhà máy, thiết bị,... nhằm tạo lợi nhuận cho công ty, hoặc nâng cấp và duy trì tài sản vật chất.
Thực tế, CAPEX là chỉ số quan trọng nhằm phản ánh dòng tiền đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp và có thể phục hồi theo thời gian thông qua khấu hao tài sản.
>>> Xem thêm: Tài sản ròng là gì? Đặc điểm và cách tính giá trị tài sản ròng
CAPEX là chỉ số quan trọng nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Ví dụ về CAPEX
Giả sử công ty dệt A đầu tư 2 tỷ VNĐ vào các máy móc dệt, lúc này thì 2 tỷ là CAPEX (chi phí vốn) cho thiết bị kinh doanh, nhằm tạo ra lợi nhuận.
Đặc điểm của CAPEX
CAPEX (Chi phí vốn) có các đặc điểm dưới đây:
Có giá trị hoặc phát sinh ở quy mô lớn do tài sản cố định được sử dụng trong nhiều năm và có thể trở thành tài sản cố định.
Chi phí vốn là đầu tư dài hạn, khi chi phí vốn giảm thì tài sản cố định cũng giảm đi một phần giá trị.
Các khoản phí CAPEX cần được vốn hoá, phân bổ theo thời gian sử dụng của tài sản cố định. Nghĩa là nếu CAPEX được sử dụng để duy trì hoạt động thì doanh nghiệp cần khấu trừ hoàn toàn trong năm phát sinh.
Được xác định khác nhau tùy vào từng loại tài sản và lĩnh vực hoạt động.
Chi phí vốn là chi phí đầu tư dài hạn
Ý nghĩa của CAPEX trong đầu tư
CAPEX là chỉ số quan trọng giúp đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn trong dòng tiền đầu tư. Thông qua CAPEX, nhà đầu tư có thể biết doanh nghiệp đầu tư bao nhiêu vào tài sản cố định. Các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh dài hạn thường chỉ sử dụng một phần lợi nhuận hàng năm để đầu tư tài sản cố định nhằm duy trì hoạt động kinh doanh. Khi đó:
Tỷ lệ CAPEX/Lợi nhuận sau thuế trong thời gian vòng đời của tài sản: Cho biết doanh nghiệp có đang sở hữu lợi thế cạnh tranh về chi phí không?
Tỷ lệ CFO (Dòng tiền hoạt động kinh doanh)/CAPEX: Cho biết mức độ đáp ứng nhu cầu tài trợ cho tài sản cố định của doanh nghiệp.
>>> Đọc ngay: Tài sản tài chính là gì? Phân loại, đặc điểm của tài sản tài chính
CAPEX (Chi phí vốn) chiếm tỷ trọng lớn trong dòng tiền đầu tư
Cách tính CAPEX chi tiết
Công thức tính CAPEX:
CAPEX = Δ PP & E + Khấu hao hiện tại
Trong đó:
CAPEX: Chi phí đầu tư
Δ PP & E: Thay đổi trong bất động sản, nhà máy và thiết bị.
Lưu ý: Khi tính CAPEX, bạn cần xác định chi phí vốn đầu tư và tất cả các giá trị khác ở cùng một giai đoạn.
Ví dụ:
Công ty A có bảng cân đối kế toán cho hai năm 2022 và 2023 như sau:
Tiêu chí | Năm 2022 | Năm 2023 |
Tài sản cố định | 20 tỷ | 23 tỷ |
Khấu hao lũy kế | 4 tỷ | 5 tỷ |
Δ PP & E = 23 tỷ đồng - 20 tỷ đồng = 3 tỷ đồng
Khấu hao hiện tại = 5 tỷ đồng
=> CAPEX = 3 + 5 = 8 tỷ đồng.
Phân biệt CAPEX (chi phí vốn) với OPEX (chi phí hoạt động)
CAPEX (Chi phí vốn) và OPEX (chi phí hoạt động) là hai khái niệm quen thuộc, liên quan đến chi phí hoạt động đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm khác nhau. Hãy cùng Tikop phân biệt ngay dưới đây nhé!
Tiêu chí | CAPEX | OPEX |
Tỷ trọng chi phí | Chỉ chiếm một phần nhỏ trong lợi nhuận hàng năm để đầu tư tài sản cố định nhằm duy trì hoạt động kinh doanh. | Chiếm phần lớn trong chi phí doanh nghiệp bỏ ra để duy trì hoạt động. |
Thời gian | Đầu tư dài hạn, hướng đến việc duy trì kinh doanh, sản xuất trong tương lai. | Đầu tư ngắn hạn, sử dụng trong cùng kỳ kế toán mà sản phẩm được mua. |
Khấu trừ | Vốn hóa và phân bổ theo thời gian sử dụng dự kiến theo từng loại tài sản. | Khấu trừ hoàn toàn trong năm phát sinh. |
Ví dụ | Một công ty xây dựng một nhà xưởng mới để mở rộng hoạt động sản xuất. | Doanh nghiệp A cần trả chi phí thuê văn phòng, thuê nhân viên, chi phí marketing,... |
Ứng dụng CAPEX trong đầu tư chứng khoán
Chỉ số CFO/CAPEX
Chỉ số CFO/CAPEX là chỉ số dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/chi phí đầu tư. Khi đó:
Nếu CFO/CAPEX >1: Hoạt động kinh doanh đang tạo ra đủ tiền mặt để chi trả các chi phí đầu tư, sửa chữa tài sản cố định.
Nếu CFO/CAPEX <1: Doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, phải đi vay để duy trì hoạt động sản xuất.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cần so sánh chỉ số CFO/CAPEX dựa theo ngành để có nhận định chính xác nhất.
Chỉ số CFO/CAPEX là chỉ số dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/chi phí đầu tư
Tính toán FCFF (Giá trị dòng tiền tự do của doanh nghiệp)
FCFF (giá trị dòng tiền tự do của doanh nghiệp) giúp đo lường dòng tiền sau thuế, được tạo ra từ hoạt động kinh doanh. Thông qua dòng tiền, nhà đầu tư có thể đánh giá được khả năng sử dụng tiền, năng lực quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Công thức xác định dòng tiền tự do FCFF dựa trên CAPEX:
FCFF = EBIT x (1 – Thuế suất thuế TNDN) + Khấu hao – CAPEX – Thay đổi VLĐ
Trong đó:
VLĐ: Vốn lưu động.
TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Free Cash Flow là gì? Công thức tính dòng tiền tự do chính xác nhất
Tính toán FCFE (Dòng tiền thuần vốn của doanh nghiệp)
FCFE là dòng tiền thuần vốn của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi thuế, lãi suất, chi phí vốn đầu tư và tiền cho chủ nợ. Dựa vào chỉ số FCFE thì nhà đầu tư có thể đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có lãi hay không, từ đó đưa ra quyết định đầu tư.
Công thức tính FCFE:
FCFE = (EBIT – Chi phí lãi vay) x (1 – Thuế suất thuế TNDN) + Khấu hao – CAPEX – Thay đổi VLĐ + (Vay nợ mới – Trả nợ cũ)
Dựa vào chỉ số FCFE thì nhà đầu tư có thể đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có lãi hay không
CAPEX bao nhiêu là tốt?
Để đánh giá CAPEX bao nhiêu là tốt thì cần dựa vào nhiều yếu tố, cụ thể:
Giai đoạn phát triển của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp đang mở rộng quy mô hoặc giai đoạn đầu tư thì cần dòng tiền lớn nhằm phục vụ hoạt động nâng cấp máy móc, nhà xưởng. Ngược lại, nếu ở giai đoạn ổn định thì doanh nghiệp sẽ chỉ cần đầu tư để sửa chữa tài sản cố định.
Biên lợi nhuận gộp (Gross margin): Thực tế, việc đầu tư CAPEX, nâng cấp quy mô sản xuất, hiệu quả sản xuất chính là cách cải thiện biên lợi nhuận gộp. Nếu đầu tư liên tục mà biên lợi nhuận gộp không cải thiện thì có nghĩa là việc đầu tư đang không hiệu quả.
Năng lực tài chính: Nhà đầu tư có thể đánh giá tương quan của CAPEX và năng lực tài chính doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án. Tránh tình trạng dự án đứt gãy khi không đủ tài chính chi trả cho CAPEX.
Lợi nhuận sau thuế: Thông thường, các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh dài hạn chỉ dùng phần nhỏ trong lợi nhuận hàng năm để đầu tư tài sản cố định nhằm duy trì hoạt động kinh doanh.
Thực tế, các nhà đầu tư thường so sánh CAPEX (Chi phí vốn) với lợi nhuận sau thuế bằng cách tính tổng CAPEX mà doanh nghiệp đã sử dụng trong khoảng thời gian 7 – 10 năm. Khi đó:
Nếu tổng CAPEX < 50% lợi nhuận sau thuế: Là dấu hiệu tốt doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh.
Nếu tổng CAPEX <25% lợi nhuận sau thuế: Doanh nghiệp sở hữu lợi thế cạnh tranh lớn, có thể cân nhắc đầu tư.
CAPEX bao nhiều là tốt cần dựa vào năng lực tài chính, biên lợi nhuận gộp, giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
Các câu hỏi thường gặp về CAPEX
CAPEX được thể hiện ở đâu trên báo cáo tài chính?
Trong báo cáo tài chính, CAPEX được thể hiện trực tiếp ở dòng tiền từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
Chỉ số CAPEX có ý nghĩa gì trong đầu tư?
Chỉ số CAPEX cho phép nhà đầu tư xác định doanh nghiệp đang đầu tư bao nhiêu vào sản xuất, máy móc nhằm duy trì hoạt động và phát triển.
CAPEX có được khấu trừ thuế không?
Không, CAPEX không được khấu trừ thuế trực tiếp. Tuy nhiên các khoản thuế có thể được cắt giảm gián tiếp bằng phương pháp khấu hao
Xem thêm về Giá NET
Phía trên là toàn bộ về CAPEX (chi phí vốn) để bạn tham khảo, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này. Ngoài ra, đừng quên truy cập Tikop.vn để cập nhật kiến thức tài chính mới nhất mỗi ngày nhé!