Full margin là gì?
Khái niệm Full margin
Full margin là trạng thái các trader dùng hết tỷ lệ ký quỹ cho phép để sở hữu cổ phiếu. Hiểu một cách đơn giản, khi rơi vào Full margin tức là nhà đầu tư đã giao dịch vay quá mức dẫn tới không thể đặt thêm lệnh mua, bán khác.
Full margin giúp viêc đầu tư, giao dịch với đòn bẩy cao hơn, nhưng cũng có rủi ro nếu thị trường biến động ngược lại với kỳ vọng của họ.
Full margin giao dich với đòn bẩy cao, thu nhiều lợi nhuận
Ví dụ về Full margin
Công ty X cho phép khách hàng mua cổ phiếu A với việc vay Margin và tỷ lệ tối đa là 1:3. Lúc này, trader sử dụng 50 triệu đồng của để mua 2000 cổ phiếu A và ký quỹ tối đa để mua thêm 4000 cổ phiếu. Trạng thái này được gọi là Full Margin.
Hướng dẫn nhận biết trạng thái Full margin
Với các nhà đầu tư F0, khi mới tham gia thị trường chứng khoán, việc nhận biết Full margin không phải dễ dàng. Ngay cả các trader có nhiều năm kinh nghiệm cũng dựa vào kiến thức và kỹ năng của mình để tìm hiểu. Bởi không có dữ liệu chính xác từ các công ty chứng khoán về dấu hiệu nhận biết trạng thái Full margin.
Dựa vào kinh nghiệm của các nhà đầu tư lâu năm, có một số đặc điểm dễ nhận thấy khi trạng thái Full margin xảy ra:
- Thử giao dịch chạm ngưỡng: Khi giao dịch ký quỹ chạm mức tối đa, nhà đầu tư sẽ theo dõi sự thay đổi của tổng giá trị mua có vượt được số vốn thực tế không. Nếu bạn không thể thực hiện giao dịch nữa vì đã đạt đến giới hạn tối đa, có thể bạn đang trong trạng thái Full Margin.
- Trang bị thêm kiến thức: Khi bạn có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán, bạn sẽ dễ dàng hiểu thị trường hơn. Điều này giúp bạn nhận biết khi bạn sắp đạt đến hoặc đã đạt đến trạng thái Full Margin.
- Học hỏi từ các nhà đầu tư khác: Khi học hỏi từ những người có kinh nghiệm trong việc sử dụng Margin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách nhận biết và quản lý trạng thái Full Margin, cũng như những rủi ro liên quan.
Nhận biết Full margin qua giao dịch chạm ngưỡng
Cách xác định trạng thái Full margin
Công thức tính Full margin:
Full margin = Giá trị tài sản sở hữu / (1 - Tỷ lệ ký quỹ) x Tỷ lệ margin
Trong đó:
- Giá trị tài sản sở hữu: Là giá trị của cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư…
- Tỷ lệ ký quỹ: Mức độ ký quỹ tối thiểu của nhà đầu tư tham gia giao dịch trên thị trường, được quy định bởi mỗi sàn và loại chứng khoán khác nhau.
- Tỷ lệ margin: Mức độ cho phép trader mua nợ để giao dịch, được quy định bởi tổ chức tài chính hoặc sàn chứng khoán.
Ví dụ: Cổ phiếu của công ty Y có giá trị tài sản đang sở hữu là 80 triệu đồng. Sàn giao dịch chứng khoán yêu cầu tỷ lệ ký quỹ là 40% và tỷ lệ margin là 70%. Tính full margin của chứng khoán.
Full margin = 80 triệu đồng / (1-40%) x 70% = 93.333.333 VNĐ.
>>> Xem thêm: Cách phân tích kỹ thuật chứng khoán nhà đầu tư cần biết
Hướng dẫn tính Full margin
Những tác động của Full margin
Đối với cổ phiếu
Trạng thái Full margin trong chứng khoán có thể ảnh hưởng tới cổ phiếu của nhà đầu tư. Điều này được thể hiện như sau:
- Ảnh hưởng đến mức giá cổ phiếu: Khi nhiều nhà đầu tư sử dụng Full Margin và mua cổ phiếu, điều này có thể tạo ra nguồn cầu mạnh mẽ và đẩy giá cổ phiếu tăng lên. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các trader lợi dụng Full Margin để chốt lời dẫn đến hiệu ứng dây chuyền làm giá cổ phiếu giảm mạnh.
- Tác động tới tính thanh khoản: Khi có nhiều nhà đầu tư sử dụng Full Margin, thị trường trở nên sôi động kéo theo tính thanh khoản tăng lên. Tuy nhiên, khi thị trường giảm mạnh, tính thanh khoản có thể giảm do sự hoảng loạn và bán tháo từ các nhà đầu tư.
- Rủi ro tăng cao: Trường hợp giá giảm đột ngột, trader phải thêm tiền để đảm bảo tỷ lệ ký quỹ về mức an toàn. Ngược lại, nếu nhà đầu tư không nộp đủ tiền, sàn giao dịch sẽ buộc phải bán cổ phiếu của bạn nhằm mục đích thu hồi nợ.
Đối với thị trường chung
Full margin có sức ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán như sau:
- Ảnh hưởng tới sự ổn định thị trường: Khi số lượng nhà đầu tư sử dụng Full Margin tăng, rủi ro thị trường càng lớn. Nếu có sự giảm giá mạnh, các nhà đầu tư bị yêu cầu gửi thêm tiền ký quỹ (Call Margin), dễ xảy ra tình trạng bán tháo và sụt giá cả trong thị trường chung.
- Tận dụng Full margin để ép giá chạm ngưỡng: Các công ty chứng khoán bán lượng lớn cổ phiếu tới trạng thái Call margin. Lúc này, thị trường giảm điểm rất mạnh và kéo theo sự bán tháo của các nhà đầu tư F0. Điều này khiến trader sử dụng Full margin lỗ nặng và thị trường lại quay về đà tăng trưởng.
>>> Xem thêm: Có nên đầu tư Chứng khoán không?
Tác động của giao dịch Full margin trong chứng khoán
Cách xử lý khi gặp trạng thái Full margin
Đa dạng hoá danh mục đầu tư
Đa dạng hóa danh mục đầu tư chứng khoán là một nguyên tắc quan trọng trong việc quản lý rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận khi áp dụng Full margin. Bằng cách đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau, nhà đầu tư có thêm cơ hội hưởng lợi từ nhiều thị trường. Đặc biệt, quyết định này cũng giúp chia đều rủi ro vào các danh mục đầu tư. Từ đó, nhà đầu tư không lo bị mất trắng số vốn nếu chỉ “chăm chăm” vào một danh mục duy nhất.
>>> Đọc thêm: Làm thế nào quản lý danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả?
Tuân thủ theo các nguyên tắc Stop loss
Stop loss là lệnh được đặt ra một mức giá nhất định để bán cổ phiếu nhằm hạn chế lỗ tại mức giá đó. Mục đích của stop loss là để hạn chế rủi ro và tổn thất khi đầu tư chứng khoán. Tuân thủ theo các nguyên tắc cắt lỗ giúp bạn bảo vệ vốn, tránh bị “mắc kẹt” trong những cổ phiếu lỗ lớn và duy trì tâm lý ổn định.
Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng thực hiện lệnh cắt lỗ vì sợ bỏ qua cơ hội kiếm lời. Do đó, trước khi quyết định stop loss, nhà đầu tư hãy nghiên cứu kỹ thị trường, học hỏi từ các nhà đầu tư khác hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia.
Trạng thái cắt lỗ - Stop loss trong giao dịch Full margin
>>> Xem thêm: 3 bước để đầu tư chứng khoán online cực kỳ đơn giản
Cân bằng tiền mặt và cổ phiếu
Tùy vào từng giai đoạn của thị trường khi thực hiện Full margin, bạn cần cân bằng giữa tiền mặt và cổ phiếu để tối ưu lợi nhuận. Một số nguyên tắc cơ bản khi phân bổ tỷ lệ như sau:
- Khi thị trường trong xu hướng tăng: Nhà đầu tư nên tăng tỷ trọng cổ phiếu. Có thể để tỷ lệ tiền so với cổ phiếu ở mức 3:7. Tuy nhiên, không nên đầu tư quá nhiều vào một loại cổ phiếu hay một ngành nghề, mà nên phân tán danh mục để giảm thiểu rủi ro.
- Khi thị trường trong xu hướng giảm: Ngược lại, nhà đầu tư nên tăng tiền mặt để bảo toàn vốn và chờ cơ hội mua vào khi giá thấp. Tuy nhiên, không nên bán tháo mà hãy duy trì một lượng cổ phiếu để không bỏ lỡ những đợt hồi phục của thị trường.
- Khi thị trường trong xu hướng sideway (đi ngang): Nhà đầu tư nên duy trì một tỷ lệ cân bằng giữa tiền mặt và cổ phiếu, để có thể linh hoạt trong việc mua bán theo đợt tăng, giảm tiếp của thị trường.
Kiểm soát rủi ro
Chắc hẳn, nhà đầu tư không tránh khỏi việc tổn thất khi thực hiện giao dịch Full margin. Tuy nhiên, bạn cũng cần kiểm soát rủi ro để giảm thiểu tối đa thua lỗ khi đầu tư. Sử dụng full margin có nghĩa là bạn đang mua cổ phiếu hoặc các công cụ tài chính với tiền vay. Nếu thị trường giảm hoặc danh mục đầu tư không đạt kết quả như kỳ vọng, bạn vẫn phải trả lãi suất cho khoản vay và có thể mất trắng số vốn ban đầu.
Do đó, nhà đầu tư cần phải có kế hoạch kiểm soát rủi ro, bao gồm việc xác định mức độ chịu rủi ro, thiết lập điểm cắt lỗ, theo dõi thị trường và điều chỉnh chiến lược kịp thời.
>>> Đọc thêm: Rủi ro đầu tư chứng khoán mà các nhà đầu tư phải đối mặt
Kiểm soát rủi ro trong giao dịch Full margin
Lưu ý khi sử dụng Full margin cho nhà đầu tư F0
Nghiên cứu kỹ về cổ phiếu
Sử dụng Full margin là một chiến lược đầu tư mạo hiểm, đòi hỏi bạn phải vay tiền từ nhà môi giới để mua cổ phiếu. Do đó, bạn cần nghiên cứu kỹ về cổ phiếu mà bạn muốn mua, bao gồm lịch sử giao dịch, tin tức thị trường và các yếu tố ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu.
Theo dõi thị trường thường xuyên
Khi sử dụng Full margin, bạn cần theo dõi thị trường thường xuyên để có thể đưa ra những quyết định giao dịch phù hợp. Nếu bạn không theo dõi thị trường, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội giao dịch tốt hoặc phải chịu những rủi ro cao khi xảy ra biến động mạnh.
Theo dõi thị trường thường xuyên cũng giúp nhà đầu tư nắm bắt được xu hướng, đánh giá được hiệu quả của chiến lược giao dịch và điều chỉnh kế hoạch giao dịch khi cần thiết. Điều này đặc biệt cần thiết với các nhà đầu tư “non nớt” hay “mới vào nghề”.
Đánh giá, kiểm soát rủi ro
Nhà đầu tư cần đánh giá kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến biến động của thị trường, như xu hướng, tin tức, chỉ số kinh tế… Full margin có thể mang lại số tiền lớn những rủi ro cao bởi số tiền đầu tư của bạn lớn hơn số tiền thực tế bạn có.
Như vậy, đánh giá, kiểm soát rủi ro khi sử dụng Full margin sẽ giúp nhà đầu tư tận dụng cơ hội kiếm lời và hạn chế rủi ro trong giao dịch.
Đánh giá những biến động của thị trường chứng khoán
>>> Xem thêm: Các thuật ngữ chứng khoán cơ bản mà nhà đầu tư cần biết
Full margin vào đầu tư ngắn hạn
Đầu tư ngắn hạn là hình thức đầu tư trong khoảng thời gian từ vài ngày đến vài tháng, với mục tiêu kiếm lời từ những biến động giá của thị trường. Full margin vào đầu tư ngắn hạn là một chiến lược hiệu quả nếu nhà đầu tư có kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng phân tích thị trường.
Một số câu hỏi thường gặp về Full margin
Có nên sử dụng Full margin không?
Sử dụng Full margin giúp nhà đầu tư kiếm được nguồn lợi cao hơn. Tuy nhiên, Full margin cũng gặp rất nhiều rủi ro nếu không biết cách đầu tư. Do đó, việc sử dụng Full margin hay không còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng của nhà đầu tư. Nếu là nhà đầu tư F0, bạn không nên sử dụng Full margin vì sẽ dễ bị thua lỗ, bối rối khi thị trường gặp biến động.
Đầu tư All in full margin là gì?
“All in” là chiến lược tất tay, đầu tư theo kiểu đánh nhanh, thắng nhanh và tập trung cao độ. Đầu tư All in full margin là việc đầu tư toàn bộ số tiền có sẵn trong tài khoản của bạn, kể cả phần tiền vay từ sàn chứng khoán. Đây là một hình thức đầu tư rất mạo hiểm, vì nếu thị trường đi ngược lại dự đoán, bạn có thể mất hết số tiền đầu tư và thậm chí rơi vào tình trạng nợ nần.
Full margin trong Forex là gì?
Trong thị trường ngoại hối (Forex), thuật ngữ "Full margin" thường được hiểu là sử dụng toàn bộ nguồn vốn đòn bẩy sẵn có để mở một vị thế giao dịch. Giao dịch với Full margin có nghĩa là nhà đầu tư sử dụng tất cả số tiền trong tài khoản của mình để mở một vị thế, thay vì chỉ sử dụng một phần nhỏ của số vốn đó.
Như vậy, Tikop đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ Full margin là gì và những thông tin liên quan tới giao dịch ký quỹ. Để biết thêm nhiều thông tin về thị trường chứng khoán, bạn đọc có thể tham khảo chuyên mục Kiến thức chứng khoán của chúng tôi.