CTS là cổ phiếu gì?
CTS là mã cổ phiếu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực môi giới, lưu ký chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tự doanh, bảo lãnh phát hành dưới sự hỗ trợ của Công ty mẹ là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Năm 2009, cổ phiếu CTS chính thức được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Đến năm 2017, cổ phiếu CTS chuyển sàn niêm yết sang Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE).
Dưới đây là thông tin cổ phiếu CTS, cập nhật ngày 19/08/2024 (Nguồn: VietstockFinance):
- Mã cổ phiếu: CTS
- Sàn niêm yết: Sàn HOSE
- Khối lượng giao dịch (cổ phiếu): 1,600,700
- Vốn hóa (tỷ đồng): 5,681.80
- EPS (Earning Per Share): 1.483
- P/E (Price to Earning ratio): 25.59
- BVPS (Book Value Per Share): 14,457
- P/B (Price-to-Book ratio): 2.63
Thông tin cơ bản về cổ phiếu CTS
Giới thiệu về CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam
Thông tin chung
Thông tin chung về CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (CTS), cập nhật ngày 19/08/2024 (Nguồn: VietstockFinance):
- Tên đầy đủ tiếng Việt: Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam
- Tên đầy đủ tiếng Anh: Vietinbank Securities Joint Stock Company
- Tên viết tắt: CTS
- Năm thành lập: 01/09/2000
- Trụ sở chính: Tầng 1 đền tầng 4, Tòa nhà N02-T2 Khu Đoàn Ngoại giao, phường Xuân Tào, quận Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội
- Loại hình hoạt động: Tài chính/ Dịch vụ tài chính/ Dịch vụ tài chính
- CEO: Ông Vũ Đức Mạnh
- Chủ tịch Hội đồng Quản trị: Ông Trần Phúc Vinh
- Người công bố thông tin: Bà Trần Thị Ngọc Tài
- Vốn điều lệ (tỷ đồng): 1.487,38 (Tháng 10/2022)
- Hotline: (84.24) 6278 0012
- Fax: (84.24) 3974 1760
- Email: cskh@cts.vn
- Website: https://www.cts.vn
Thông tin cơ bản về Công ty Chứng khoán Công Thương
Lịch sử hình thành
- Năm 2000: Thành lập Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam với vốn 55 tỷ đồng; chi nhánh TP. HCM ra đời.
- 2004-2008: Tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng.
- Năm 2009: Chuyển đổi thành công ty cổ phần, tăng vốn lên 789,93 tỷ đồng, niêm yết cổ phiếu trên sàn HNX (mã CTS).
- 2010-2014: Đạt nhiều giải thưởng, đứng thứ 8 về thị phần môi giới trên sàn HOSE (Quý III/2013).
- Năm 2015: Vốn đạt 837,30 tỷ đồng, vươn lên vị trí số 1 thị phần môi giới sàn UPCoM.
- Năm 2016: Tăng vốn lên 904,24 tỷ đồng.
- Năm 2017: Niêm yết trên sàn HOSE, vốn tăng lên 976,53 tỷ đồng.
- Năm 2018: Vốn đạt 1.064,4 tỷ đồng, trở thành thành viên bù trừ tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.
- Năm 2021: Lập kỷ lục doanh thu trên 1.067,65 tỷ đồng, tăng 75% so với 2020.
- Năm 2022: Vào Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận nhất Việt Nam.
- Năm 2023: Thành viên tiêu biểu trong hoạt động lưu ký chứng khoán và dịch vụ môi giới tài chính.
>> Xem thêm: Công ty niêm yết là gì? Điều kiện trở thành công ty niêm yết là gì?
Sản phẩm và dịch vụ
Các sản phẩm và dịch vụ của CTS bao gồm:
- Môi giới chứng khoán
- Tư vấn đầu tư chứng khoán
- Lưu ký chứng khoán
- Tư vấn tài chính doanh nghiệp
- Nghiên cứu & Phân tích
- Tư doanh & Bảo lãnh phát hành chứng khoán
Tình hình hoạt động
Báo cáo tài chính quý 02/2024 của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam cho thấy một số điểm đáng chú ý (Nguồn: stockbiz.vn):
- Tổng doanh thu hoạt động đạt 273,7 tỷ đồng, giảm 27,7% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh 72,6%. Nguyên nhân chính đến từ sự sụt giảm của các hoạt động liên quan đến tài sản tài chính, đặc biệt là mảng tự doanh lỗ tới 14,3 tỷ đồng.
Lãi từ các tài sản tài chính FVTPL của VietinBank Securities giảm 52,5% so với cùng kỳ, đạt 121,2 tỷ đồng, chủ yếu do chênh lệch tăng về đánh giá lại các tài sản tài chính. Tuy nhiên, công ty ghi nhận lỗ 135,5 tỷ đồng từ bán các tài sản tài chính FVTPL, dẫn đến mảng tự doanh lỗ khoảng 14,3 tỷ đồng.
Lãi từ các khoản cho vay và phải thu tăng 40,9% lên 78,2 tỷ đồng, trong khi doanh thu nghiệp vụ môi giới cũng tăng 38,2% lên 34 tỷ đồng.
Lãi từ các khoản đầu tư HTM và AFS giảm lần lượt 47,4% và 49,2% so với cùng kỳ. Kết quả, VietinBank Securities báo lãi sau thuế 20,9 tỷ đồng, giảm 72,6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận sau thuế tăng 37,8% so với cùng kỳ.
Tại 30/6/2024, tài sản của công ty đạt 7.939,4 tỷ đồng, giảm 6,1% so với đầu năm. Danh mục tự doanh có sự thay đổi đáng kể, với các cổ phiếu như VSC, GEX mới được mua vào, trong khi EVF không còn xuất hiện. Theo lãnh đạo công ty, mỗi khoản đầu tư đều có lý do và cơ sở riêng, và các cổ phiếu như EIB, EVF được đánh giá là có tiềm năng tăng trưởng trong trung hạn.
Nhìn chung, kết quả kinh doanh của CTS trong quý 2/2024 chịu ảnh hưởng lớn từ sự biến động của thị trường chứng khoán. Mặc dù gặp khó khăn trong hoạt động tự doanh, nhưng công ty vẫn đang tích cực điều chỉnh danh mục đầu tư và tìm kiếm cơ hội mới.
Tình hình hoạt động của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam
Lịch sử giá cổ phiếu CTS
Trong giai đoạn từ 21/08/2023 đến 19/08/2024, giá cổ phiếu CTS đã trải qua những biến động đáng chú ý.
- Vào tháng 08/2023, giá cổ phiếu đạt 25,600 VNĐ/cổ phiếu.
- Đến tháng 02/2024, cổ phiếu CTS tăng lên 30,800 VNĐ/cổ phiếu, tương ứng mức tăng 24%. Tuy nhiên, trong tháng 5/2024, giá cổ phiếu giảm xuống 43,400 VNĐ/cổ phiếu, phản ánh mức giảm 12% so với trước đó.
- Vào tháng 07/2024, giá cổ phiếu CTS đạt 37,100 VNĐ/cổ phiếu và ghi nhận mức tăng khoảng 3% đến thời điểm hiện tại (19/08/2024), với giá cổ phiếu là 38,200 VNĐ/cổ phiếu.
Nhìn chung, cổ phiếu CTS đã tăng khoảng 49,2% so với một năm trước, thể hiện sự phát triển mạnh mẽ trong dài hạn, mặc dù có những điều chỉnh ngắn hạn.
Sơ lược về lịch sử giá cổ phiếu CTS
Nhận định cổ phiếu CTS
Để đánh giá cổ phiếu CTS, nhà đầu tư có thể nhận định dựa trên hoạt động kinh doanh, chiến lược phát triển và các chỉ số chứng khoán của cổ phiếu.
Đối với chỉ số chứng khoán, P/E của cổ phiếu CTS là 24.27; EPS là 1,483, cập nhật ngày 19/08/2024, (Nguồn: VietstockFinance):
- P/E = 24.27: Điều này có nghĩa là nhà đầu tư đang trả 24.27 đồng để mua 1 đồng lợi nhuận của công ty. P/E cao thường cho thấy nhà đầu tư kỳ vọng vào công ty sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai. Họ tin rằng công ty sẽ tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận nhanh chóng trong những năm tới, do đó họ sẵn sàng trả một mức giá cao hơn cho mỗi đồng lợi nhuận hiện tại.
- EPS = 1,483: Điều này đồng nghĩa với việc công ty tạo ra 1,483 đồng lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu đang lưu hành. Nói cách khác, nếu bạn sở hữu một cổ phiếu của công ty này, bạn sẽ nhận được 1,483 đồng lợi nhuận từ công ty trong một kỳ (thường là một năm). EPS cao là một tín hiệu tích cực, cho thấy công ty đang hoạt động hiệu quả và có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư. Điều này thường dẫn đến việc giá cổ phiếu tăng lên, mang lại lợi nhuận cho những người sở hữu cổ phiếu của công ty.
Hai chỉ số P/E, EPS cho thấy việc đầu tư vào cổ phiếu CTS khá khả quan, tuy nhiên, tình hình kinh doanh của công ty qua báo cáo tài chính đã trình bày ở mục trên cho thấy đây vẫn là giai đoạn khắc phục và tái đầu tư của công ty. Do vậy, cổ phiếu CTS có thể không sinh lời trong ngắn hạn mà chỉ thích hợp cho việc đầu tư dài hạn.
>> Xem thêm: Đầu tư chứng khoán dài hạn là gì? Chiến lược đầu tư hiệu quả nhất
Nhận định cơ bản về cổ phiếu CTS
Lưu ý khi mua cổ phiếu CTS
Quyết định đầu tư vào cổ phiếu CTS không phải là điều dễ dàng. Hãy cùng đi sâu vào phân tích các yếu tố cơ bản và kỹ thuật của cổ phiếu này để đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt nhất.
- Tìm hiểu kỹ về hoạt động của công ty: Bao gồm hiểu rõ mô hình kinh doanh của CTS, đánh giá các báo cáo tài chính gần đây và so sánh CTS với các đối thủ cạnh tranh trong ngành để đánh giá vị thế và khả năng cạnh tranh của công ty.
- Tìm hiểu chính sách, chiến lược phát triển: Đọc kỹ các báo cáo thường niên, thông cáo báo chí để hiểu rõ kế hoạch đầu tư, năng lực và uy tín của ban lãnh đạo công ty, cũng như chiến lược phát triển của công ty trong tương lai.
- Lựa chọn thời điểm mua hợp lý: Sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật và cơ bản để xác định các điểm mua và bán lý tưởng. Đồng thời, bạn cần theo dõi sát sao các tin tức liên quan đến công ty, ngành và thị trường chung để nắm bắt những thay đổi có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
- Theo dõi biến động thị trường chung: Bao gồm biến động trên thị trường chứng khoán Việt Nam và quốc tế, theo dõi các chính sách kinh tế, tiền tệ của Nhà nước, các sự kiện chính trị, xã hội, thiên tai có thể gây ảnh hưởng đến thị trường.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách mua cổ phiếu cho người mới bắt đầu từ A-Z
Câu hỏi thường gặp
CTS là viết tắt của từ gì?
CTS là viết tắt của Chứng khoán Ngân hàng Công thương (VietinBank Securities). Đây là công ty chứng khoán trực thuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank).
Cổ phiếu CTS là của công ty nào?
Cổ phiếu CTS thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank Securities). Đây là một công ty con của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank).
Giá cổ phiếu CTS cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu CTS cao nhất là 45.750 đồng/cổ phiếu (12/06/2024).
Giá cổ phiếu CTS thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu CTS thấp nhất là 19.400 đồng/cổ phiếu (31/10/2023).
Có nên mua cổ phiếu CTS năm 2024 không?
CTS là một cổ phiếu có thể cân nhắc mua trong năm 2024, đặc biệt là phù hợp với chiến lược đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, nên phân bổ vốn hợp lý và theo dõi sát sao tình hình kinh doanh của công ty.
Cổ phiếu CTS có phù hợp với nhà đầu tư dài hạn không?
Có. Cổ phiếu CTS đặc biệt phù hợp với nhà đầu tư dài hạn vì báo cáo tài chính cho thấy doanh nghiệp đang tăng trưởng ổn định, tăng hiệu quả hoạt động và có chiến lược phát triển rõ ràng.
Trên đây là bài viết Cổ phiếu CTS: Lịch sử giá và đánh giá cổ phiếu đầu tư năm 2024. Hy vọng thông tin trên có thể giúp nhà đầu tư đưa ra quyết đình đầu tư sáng suốt khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Theo dõi chuyên mục Kiến thức Đầu tư Chứng khoán tại Tikop để cập nhật kiến thức đầu tư mỗi ngày nhé!