Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Chi phí chìm là gì? Cách nhận biết bẫy chi phí chìm phổ biến hiện nay

Đóng góp bởi:

Lê Thị Thu

Cập nhật:

13/06/2024

Chi phí chìm là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Vậy chi phí chìm là gì? Cách nhận biết bẫy chi phí chìm như thế nào? Hãy cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

Chi phí chìm là gì?

Khái niệm chi phí chìm

Chi phí chìm là những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá khứ nhưng không thể thu hồi bằng bất cứ cách nào, chi phí chìm thường độc lập với các yếu tố trong tương lai. Chi phí chìm sẽ không được đưa vào những tính toán của dự án dù vẫn là nguồn tiêu tốn nguồn lực của doanh nghiệp. 

Chi phí chìm là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư

Chi phí chìm là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư

Chi phí chìm tiếng Anh là gì?

Chi phí chìm tiếng Anh la Sunk cost.

Ví dụ về chi phí chìm

Ví dụ doanh nghiệp A chi 50 triệu đồng cho chiến dịch quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội. Tuy nhiên, chiến dịch không mang lại kết quả như mong đợi, doanh số bán hàng không tăng. Số tiền 50 triệu đồng chi cho quảng cáo là chi phí chìm.

>>> Xem thêm: OPEX (Chi phí hoạt động) là gì? Phân biệt OPEX và CAPEX

Đặc điểm của chi phí chìm

Chi phí chìm có những đặc điểm sau:

  • Chi phí không thể tránh khỏi, mọi khoản rủi ro đều có thể biến thành chi phí chìm.

  • Chi phí đã chi ra, hạch toán thành chi phí phát sinh.

  • Dù quyết định lựa chọn phương án nào, chi phí chìm vẫn tồn tại và không thay đổi.

  • Chi phí chìm không thể kiểm soát được và không thể dự đoán chính xác về mức độ phát sinh của nó trong kỳ.

Chi phí chìm không thể kiểm soát được

Chi phí chìm không thể kiểm soát được

Chi phí chìm bao gồm những gì?

Chi phí phát triển sản phẩm

Khi doanh nghiệp đã đầu tư một số tiền lớn vào nghiên cứu, phát triển, và sản xuất một sản phẩm mới, nhưng sau thị trường lại không chấp nhận hoặc không có nhu cầu cho sản phẩm đó. Khi đó, các chi phí đã chi ra cho việc phát triển sản phẩm này chính là chi phí chìm.

Chi phí phát triển sản phẩm là một loại chi phí chìm

Chi phí phát triển sản phẩm là một loại chi phí chìm

Chi phí đào tạo nhân sự

Chi phí đào tạo nhân sự là khi doanh nghiệp đã đầu tư vào việc đào tạo và phát triển nhân viên, nhưng sau đó nhân viên đó rời bỏ công ty hoặc không làm việc hiệu quả. Lúc này chi phí đào tạo nhân sự trở thành chi phí chìm vì không thể thu hồi lại và không đem lại giá trị cho doanh nghiệp.

Chi phí xây dựng hoặc mua tài sản

Khi doanh nghiệp đã xây dựng hoặc mua một tài sản cụ thể như nhà xưởng, máy móc, công nghệ, nhưng sau đó quyết định không sử dụng nó nữa hoặc bán đi, chi phí này cũng trở thành chi phí chìm do chúng không thể thu hồi và không mang lại tác dụng nữa.

>>> Đọc ngay: Chi phí cố định: Đặc điểm, công thức, phân biệt với chi phí biến đổi

Chi phí xây dựng hoặc mua tài sản

Chi phí xây dựng hoặc mua tài sản

Chi phí quảng cáo không thành công

Khi doanh nghiệp đã đầu tư vào chiến dịch quảng cáo hoặc marketing nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng, nhưng không đạt được kết quả mong đợi hoặc không có tăng trưởng doanh số bán hàng.

Bẫy chi phí chìm là gì?

Bẫy chi phí chìm (sunk cost fallacy) là xu hướng con người tiếp tục đầu tư thời gian, tiền bạc hoặc công sức vào một dự án, mối quan hệ hoặc hoạt động, mặc dù dự án đó đã có dấu hiệu thất bại hoặc không còn mang lại lợi ích.

Nói cách khác, bẫy chi phí chìm xảy ra khi chúng ta quyết định duy trì một hành động nào đó chỉ vì tiếc nuối những gì đã đầu tư vào nó, mà không cân nhắc đến những lợi ích và chi phí có thể phát sinh trong tương lai.

Bẫy chi phí chìm (sunk cost fallacy)

Bẫy chi phí chìm (sunk cost fallacy)

Nguyên nhân dẫn đến bẫy chi phí chìm

Nguyên nhân dẫn đến bẫy chi phí chìm trong doanh nghiệp bao gồm:

  • Nhà đầu tư quyết định dựa trên hành vi trong quá khứ và cảm thấy tiếc nuối về thời gian và tiền bạc đã đầu tư. Do đó, họ muốn kiên trì với dự án dù đã thua lỗ hoặc không có kết quả.

  • Nhà đầu tư kỳ vọng về lợi ích từ đầu tư thường không đạt được, nhưng nhà đầu tư vẫn duy trì hoạt động đầu tư để hợp lý hóa quyết định ban đầu. Với tâm lý học, hành động này được xem là cơ hội để giải quyết sự bất hòa trong nhận thức cá nhân và duy trì niềm tin vào quyết định ban đầu.

  • Tâm lý không bao giờ bỏ cuộc khiến nhà đầu tư tin tưởng vào sự kiên trì và tiếp tục đầu tư mặc dù có thể thua lỗ.

>>> Xem thêm: FOMO là gì? 9 cách đánh bại bẫy FOMO trong chứng khoán, crypto

Nguyên nhân dẫn đến chi phí chìm là do tâm lý không bao giờ bỏ cuộc khiến nhà đầu tư

Nguyên nhân dẫn đến chi phí chìm là do tâm lý không bao giờ bỏ cuộc khiến nhà đầu tư

Biện pháp tránh bẫy chi phí chìm hiệu quả

Xác định điểm cắt lỗ

Để tránh bẫy chi phí chìm, nhà đầu tư cần lập kế hoạch cụ thể và rõ ràng cho mỗi dự án, bao gồm xác định tỷ suất sinh lợi mục tiêu và khoản lỗ tối đa có thể chấp nhận được. 

Việc này giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn cho những quyết định đầu tư. Bằng cách xác định cụ thể các chỉ số này, nhà đầu tư có thể cắt lỗ an toàn và giảm thiểu thiệt hại khi đối mặt với các rủi ro, điều này là vô cùng quan trọng cho mỗi dự án.

Biện pháp tránh bẫy chi phí chìm hiệu quả là xác định điểm cắt lộ

Biện pháp tránh bẫy chi phí chìm hiệu quả là xác định điểm cắt lộ

Tính toán về chi phí cơ hội

Ngoài việc xem xét và lập kế hoạch cụ thể về điểm cắt lỗ, nhà đầu tư cũng cần tính toán chi phí cơ hội để đảm bảo thành công trong các quyết định đầu tư. Chi phí cơ hội là lợi ích mà nhà đầu tư sẽ bỏ lỡ khi chọn một phương án và bỏ qua phương án còn lại. 

Việc đánh giá chi phí cơ hội giúp nhà đầu tư dễ buông bỏ những quyết định không phù hợp và tìm ra những phương án mới hiệu quả hơn. Ví dụ, khi đầu tư vào cổ phiếu và giá liên tục giảm, chi phí cơ hội là số tiền đó có thể đầu tư vào lựa chọn khác mang lại lợi ích cao hơn.

Tạo ra được những phương án thay thế mới

Thay vì bị quá tải với câu hỏi "giữ lại hay tiếp tục", nhà đầu tư nên lập kế hoạch với nhiều phương án thay thế như Kế hoạch A, A1, B để đối phó khi kế hoạch ban đầu gặp khó khăn. 

Điều này giúp phân bổ xác suất và tránh thiên vị, thể hiện sự chuyên nghiệp trong quá trình đầu tư. Đánh giá chi phí chìm thông qua số liệu thực tế và tìm hướng giải quyết cũng cần được thực hiện thường xuyên để đảm bảo đầu tư hiệu quả.

>>> Xem thêm: Vốn kinh doanh là gì? Đặc điểm, vai trò và phân loại vốn kinh doanh

Biện pháp tránh bẫy chi phí chìm là tạo ra các phương án thay thế mới

Biện pháp tránh bẫy chi phí chìm là tạo ra các phương án thay thế mới

Thừa nhận sai lầm

Những doanh nghiệp lớn và những nhà đầu tư hàng đầu cũng có thể mắc sai lầm, đó là hoàn toàn bình thường. Mỗi sai lầm là một bài học quý giá giúp nhà đầu tư trưởng thành hơn và có kinh nghiệm hơn cho các dự án tương lai.

Nhưng quan trọng là sau mỗi sai lầm, nhà đầu tư học được cách chấp nhận, rút ra kinh nghiệm để có động lực cho những dự án tiếp theo, không bị đánh bại bởi quyết định sai lầm trong quá khứ.

Để hạn chế và cắt giảm chi phí chìm, các nhà đầu tư/ doanh nghiệp có thể:

  • Hoạch định kỹ lưỡng chi phí trước khi chi.

  • Thường xuyên theo dõi và đánh giá tiến trình của dự án.

  • Sử dụng các biểu mẫu để đánh giá thực tế, không làm theo cảm tính mà phải phân tích bằng số liệu và hoàn cảnh thực tế.

  • Luôn khích lệ và tạo động lực cho bản thân và nhân viên trong công ty.

Phân biệt chi phí chìm và chi phí cơ hội

Chi phí chìm và chi phí cơ hội là hai khái niệm khác nhau, hãy cùng Tikop phân biệt chi tiết ngay dưới đây nhé!

 

Chi phí chìm

Chi phí cơ hội

Khái niệm

Là những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá khứ nhưng không thể thu hồi bằng bất cứ cách nào, chi phí chìm thường độc lập với các yếu tố trong tương lai. 

Là giá trị của lựa chọn tốt nhất mà bạn bỏ qua khi chọn một lựa chọn khác.

Tính chất

Là chi phí thực tế đã chi ra, không thể thu hồi.

Không phải khoản thực chi.

Cách xác định

Là khoản chi phí đã phát sinh trước khi có quyết định thực hiện dự án, dù dự án có thực hiện hay không, chi phí này cũng đã phát sinh.

OC = FO – CO

Trong đó:

  • OC (Opportunity cost): Chi phí cơ hội

  • FO (Return on best foregone option): Lợi nhuận của lựa chọn hấp dẫn nhất

  • CO (Return on chosen option): Lợi nhuận của lựa chọn được chọn

Lựa chọn quyết định đầu tư

Chi phí này cần được loại ra khi xem xét các quyết định kinh tế trong tương lai do tính chất không thể thu hồi được.

Doanh nghiệp luôn tính đến chi phí cơ hội khi đưa ra các quyết định đầu tư.

Những câu hỏi thường gặp

Chi phí chìm có khấu hao không?

Không. Chi phí chìm thường không được khấu hao trong kế toán doanh nghiệp.

Chi phí chìm có được đưa vào dòng tiền của dự án không?

Không, chi phí chìm không được đưa vào dòng tiền của dự án.

Phía trên là toàn bộ về chi phí chìm để bạn có thể tham khảo, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại chi phí này. Ngoài ra, đừng quên truy cập Tikop.vn để cập nhật kiến thức tài chính mới nhất mỗi ngày nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

Lạm phát – tưởng chừng là một khái niệm rất vĩ mô và “đao to búa lớn” toàn thấy trên TV, nên đôi khi ta tặc lưỡi bỏ qua. Chuyện đó đã có chính phủ, thế giới lo. Nhưng suy cho cùng chính nhiều cá nhân chúng ta làm nên một quốc gia. Thế nên hãy nhớ rằng: một khi đã là thành viên của xã hội, lạm phát sẽ tác động đến bạn dù bạn có để ý hay không! Đó là lý do bạn cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì và nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024