Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Bull trap là gì? 4 cách tránh bẫy bull trap trong chứng khoán

Đóng góp bởi:

Trần Mỹ Phương

Cập nhật:

09/05/2024

Bull Trap là thuật ngữ chỉ một dạng bẫy tăng giá thường gặp trong chứng khoán. Nhiều nhà đầu tư mới có thể dễ dàng mắc bẫy Bull trap trong lần đầu gặp phải và mất vốn đầu tư. Vậy, Bull trap là gì? Cách tránh bẫy Bull trap trong chứng khoán là gì? Hãy cùng Tikop tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Bull trap là gì?

Bull trap là bẫy tăng giá hay mô hình cưa sắt, được dùng để chỉ thị trường đang bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu đảo chiều giá hoặc phục hồi sau xu hướng giảm giá cổ phiếu, giá cổ phiếu từ đó tăng liên tục tạo ra bẫy tâm lý khiến cho nhà đầu tư mua cổ phiếu hàng loạt.

>> Xem thêmMệnh giá cổ phiếu là gì? Phân biệt thị giá và mệnh giá chi tiết

Bull trap và dấu hiệu nhận biết

Bull trap và dấu hiệu nhận biết

Nguyên nhân dẫn đến Bull trap

“Cá mập” thao túng thị trường

Bull trap có thể xuất hiện do "Cá mập đang thao túng thị trường. "Cá mập" là thuật ngữ dùng để chỉ các nhà đầu tư lớn, họ có nhiều kinh nghiệm, vốn đầu tư lớn và có lợi thế về thông tin trên thị trường, do đó có khả năng tạo ra xu hướng trên diện rộng và thao túng giá cổ phiếu. Họ có thể tạo ra hiện tượng tăng giá ảo bằng cách bắt đáy và khi đến ngưỡng giá kì vọng, "cá mập" sẽ xả các mã này ra để thu lợi nhuận chênh lệch. 

Bull trap có thể là do "cá mập" thao túng thị trường gây ra

Bull trap có thể là do "cá mập" thao túng thị trường gây ra

Sự xuất hiện của sự kiện bất ngờ

Các sự kiện bất ngờ có thể tạo ra hiện tượng Bull trap bao gồm các phát ngôn của đại diện doanh nghiệp phát hành cổ phiếu hoặc dự báo của chính trị gia. Gần như mọi diễn biến về kinh tế - chính trị đều có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam, làm thay đổi tâm lý của nhà đầu tư, khiến họ tin rằng giá sẽ tăng và liên tục mua vào. 

Tuy nhiên, khi tin tức được đính chính hoặc sự kiện diễn ra không có ảnh hưởng mạnh mẽ như kì vọng sẽ khiến giá đổi chiều và đi xuống trở lại.

Các sự kiện bất ngờ cũng có khả năng tạo ra Bull trap

Các sự kiện bất ngờ cũng có khả năng tạo ra Bull trap

Hiệu ứng tăng giá, bắt đáy của nhà đầu tư

Bull trap có thể xuất hiện sau khi thị trường cạn kiệt do suy thoái, nhiều nhà đầu tư tranh thủ cơ hội để bắt đáy và đẩy giá lên trên mức kháng cự. Yếu tố tăng giá này sẽ không thể duy trì trong khoảng thời gian dài mà sẽ nhanh chóng đi xuống.

>> Xem thêm: Vùng kháng cự và vùng hỗ trợ là gì? Cách xác định trong giao dịch

Các giai đoạn trong Bull trap

Về cơ bản, các giai đoạn của một Bull trap bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Sau suy thoái, đường giá đảo chiều đi lên và tiếp cận ngưỡng kháng cự.
  • Giai đoạn 2: Đường giá phá vỡ ngưỡng kháng cự, tạo ra hiện tượng break out (cổ phiếu đột phá). Nhà đầu tư đặt lệnh mua ồ ạt vì cho rằng giá đã vào xu hướng tăng trở lại sau thời gian dài chịu lỗ.
  • Giai đoạn 3: Bên mua bị áp đảo bởi bên bán, lực mua yếu dần do không thể duy trì được đường giá. Giai đoạn này xuất hiện hai cây nến đỏ liên tiếp nhau, trong đó một cây có bóng nến dài.
  • Giai đoạn 4: Giá tiếp tục giằng co và khi giá giảm xuống dưới ngưỡng kháng cự, ngưỡng này chuyển thành đường hỗ trợ và nhà đầu tư sẽ ngừng việc mua cổ phiếu.
  • Giai đoạn 5: Giá giảm sâu, nhà đầu tư bắt buộc cắt lỗ và bán ra với mức giá thấp hơn, hình thành Bull trap. 

>> Xem thêmStop loss là gì? Hướng dẫn cách đặt lệnh stop loss chi tiết, hiệu quả

Các giai đoạn hình thành Bull trap

Các giai đoạn hình thành Bull trap

Dấu hiệu nhận biết bẫy Bull trap trong thị trường chứng khoán

Kiểm tra kích thước nến

Khi một cây nến xanh dài bất thường xuất hiện vượt qua ngưỡng kháng cự, khả năng cao đây là dấu hiệu "cá mập" đang thao túng thị trường để thu hút các nhà đầu tư mới hoặc chủ yếu hoạt động theo số đông tham gia vào thị trường. Khi giá đạt đến ngưỡng mà họ mong muốn họ sẽ bán ra ồ ạt và tạo thành Bull trap cho các nhà đầu tư.

Có thể kiểm tra độ dài nến để nhận biết Bull trap

Có thể kiểm tra độ dài nến để nhận biết Bull trap

Chuyển động sang ngang

Dấu hiệu khác để nhận biết Bull trap là giá cổ phiếu chuyển động sang ngang trong chiều hướng tăng, xu hướng này sẽ sớm kết thúc và giá quay lại mức đúng. Do vậy, cần phải lưu ý trước khi đưa ra quyết định mua cổ phiếu nếu giá cao hơn đường nằm trên của xu hướng chuyển động sang ngang.

Xuất hiện ở các vùng kháng cự

Khi giá xuất hiện ở vùng kháng cự dù mức kháng cự mạnh và áp lực tăng yếu, điều này có nghĩa là dù có bứt phá trên ngưỡng kháng cự thì cũng không có khả năng duy trì mức giá đó. Nếu vùng giá đi ngang, giá chạm kháng cự nhiều lần trong chiều hướng giảm thì đây là Bull trap, cần chú ý dấu hiệu này và tránh không bị mắc bẫy.

Chú ý vùng kháng cự để nhận biết Bull trap

Chú ý vùng kháng cự để nhận biết Bull trap

Phân biệt Bull trap và Bear trap trong chứng khoán

Phân biệt Bull trap và Bear trap

Bull trap là bẫy tăng giá với các tín hiệu đảo chiều tăng giá trong thị trường đang suy thoái, xuất hiện tại các ngưỡng kháng cự. Giá vượt lên trên ngưỡng này sẽ tạo nên hiện tượng tăng giá ảo, khiến các nhà đầu tư cho rằng giá đảo chiều tăng và mua vào ồ ạt. Tuy nhiên, giá sẽ đảo chiều giảm trở lại ngay sau đó, có thể gây cháy tài khoản cho các nhà đầu tư không đặt lệnh stop loss.

Trong khi đó, Bear trap là bẫy giảm giá với các tín hiệu đảo chiều giảm giá trong thị trường đang có xu hướng tăng, phá vỡ ngưỡng hỗ trợ. Khi đó, các nhà đầu tư sẽ vào lệnh Sell vì cho rằng giá đang có dấu hiệu đảo chiều giảm, tuy nhiên, giá chỉ giảm trong một khoảng thời gian ngắn và nhanh chóng tăng trở lại, tiếp tục duy trì xu hướng tăng ban đầu.

>> Xem thêmMô hình nến đảo chiều là gì? 15 mô hình nến đảo chiều tăng, giảm

Cách nhận biết một sự phá vỡ là bẫy giá hay breakout thật

Sử dụng các chỉ báo MACD, RSI

Có thể sử dụng MACD và RSI để nhận biết một sự phá vỡ là bẫy giá hay breakout thật.

Sử dụng kết hợp 2 chỉ báo MACD và RSI để nhận biết Bull trap

Sử dụng kết hợp 2 chỉ báo MACD và RSI để nhận biết Bull trap

Giá phá vỡ đường xu hướng đóng vai trò là một mức hỗ trợ, dự báo khả năng thị trường đảo chiều giảm. Trong trường hợp này, nếu xuất hiện tín hiệu hội tụ giữa giá và đường MACD, RSI, đồng thời xuất hiện một cây nến tăng mạnh với chiều dài lớn hơn cả cây nến phá vỡ giảm phía trước, điều này có nghĩa là khả năng đảo chiều rất khó xảy ra, đây chỉ là Bear trap. Nhà đầu tư tránh mắc bẫy và bán cổ phiếu ra trong trường hợp này.

>> Xem thêmChỉ báo ADX là gì? Cách tính và ý nghĩa chỉ báo ADX trong chứng khoán

Sử dụng Fibonacci

Fibonacci là một công cụ hỗ trợ rất tốt trong việc nhận biết các bẫy giá. Khi giá phá vỡ ngưỡng kháng cự hay hỗ trợ và dừng lại tại một trong các tỷ lệ quan trọng được đo lường bởi công cụ Fibonacci (bao gồm 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8% và 100%) thì tín hiệu breakout này sẽ là bẫy Bull trap hoặc Bear trap.

>> Xem thêmBear market là gì? Nguyên nhân & Cách xác định thị trường gấu

Ví dụ: Fibonacci nhận diện bear trap

Sử dụng Fibonacci để nhận diện Bear trap

Sử dụng Fibonacci để nhận diện Bear trap

Trong ví dụ này, Fibonacci nhận diện Bear trap như sau:

  • Nến giảm mạnh, giá phá vỡ đường hỗ trợ.
  • Sau khi phá vỡ, giá không tiếp tục giảm mà dừng lại ở mức Fibonacci 38.2% rồi tăng trở lại. 

Hai dấu hiệu này cho thấy tín hiệu phá vỡ đường hỗ trợ và chiều hướng giảm là giả vì xu hướng tăng vẫn còn rất mạnh, từ đó có thể kết luận đây là Bear trap.

Ví dụ: Fibonacci nhận diện bull trap

Sử dụng Fibonacci nhận diện Bull trap

Sử dụng Fibonacci nhận diện Bull trap

Trong ví dụ này, Fibonacci nhận diện Bull trap như sau:

  • Nến tăng mạnh, giá phá vỡ đường xu hướng (trendline) trong xu hướng giảm với độ dốc lớn và kéo dài.
  • Sau khi phá vỡ, giá không tiếp tục tăng mà dừng lại ở mức Fibonacci 50% rồi tiếp tục giảm.

Hai dấu hiệu này cho thấy tín hiệu phá vỡ đường xu hướng và chiều hướng tăng là giả vì xu hướng giảm giá cổ phiếu vẫn còn rất mạnh, từ đó có thể kết luận đây là Bull trap.

>> Xem thêmChỉ báo CCI là gì? Vai trò của chỉ báo CCI trong chứng khoán

Xác định hành vi giá

Trong trường hợp này, xác định hành vi giá là theo dõi diễn biến giá tiếp theo sau khi nến phá vỡ các ngưỡng giá quan trọng thông qua các mẫu hình nến, mẫu hình giá. Chỉ khi hành động giá phù hợp với sự phá vỡ, chẳng hạn như duy trì mức tăng/giảm sau khi phá vỡ các ngưỡng, thì thị trường mới thật sự đảo chiều. Ngược lại, đây chỉ là bẫy giá Bull trap hoặc Bear trap.

Bạn có thể kiểm tra tính thanh khoản của cổ phiếu bằng cách xem khối lượng giao dịch trên biểu đồ kỹ thuật.

Cách tránh bẫy Bull trap trong chứng khoán hiệu quả

Trang bị kỹ thuật phân tích đầu tư chứng khoán

Bạn cần trang bị kỹ thuật phân tích đầu tư chứng khoán kỹ càng trước khi tham gia vào thị trường để giảm thiểu rủi ro và phòng tránh bẫy Bull trap hay Bear trap, cũng như các bẫy khác trong đầu tư chứng khoán.

Trang bị kiến thức và kỹ thuật phân tích cần thiết

Trang bị kiến thức và kỹ thuật phân tích cần thiết

Đặt lệnh cắt lỗ phù hợp

Bạn có thể hạn chế thiệt hại khi vướng vào Bull trap bằng cách đặt lệnh cắt lỗ phù hợp:

  • Đặt điểm cắt lỗ không quá 10%/ vụ ngay trong lúc vào lệnh mua.
  • Phân tích kỹ mô hình breakout ở vùng kháng cự và mô hình nến, theo dõi hành vi giá và tính thanh khoản.
  • Nghiên cứu về chỉ báo khối lượng cân bằng (OBV - On Balance Volume).

Hạn chế bị FOMO theo thị trường

Giai đoạn giá đảo chiều là lúc mà nhiều nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường nhận sai tín hiệu và quyết định vào lệnh gấp rút, tạo ra xu hướng mua hoặc bán hàng loạt các cổ phiếu. Trong bối cảnh này, bạn cần bình tĩnh xem xét và phân tích tình huống, tránh quyết định theo số đông do tâm lý FOMO.

Nên tránh tâm lý FOMO và chỉ đầu tư khi hiểu tình huống

Nên tránh tâm lý FOMO và chỉ đầu tư khi hiểu tình huống

Mua lại điểm pullback

Thay vì mua gần vùng kháng cự, bạn có thể đặt lệnh mua tại thời điểm nhận thấy dấu hiệu Bull trap khi giá vượt qua vùng kháng cự. Đây là điểm pullback, giúp bạn xem xét đây là breakout thật hay chỉ là bẫy Bull trap do bị thao túng.

Những câu hỏi thường gặp

Bull trap và Dead cat bounce khác gì nhau?

Thuật ngữ Dead cat bounce (Cú nảy của con mèo chết) ra đời vào những năm 1980, được sử dụng để chỉ sự phục hồi giá ngắn hạn của cổ phiếu, hàng hóa, thị trường trong một xu hướng giảm giá kéo dài, về cơ bản là giống với Bull trap, tuy nhiên có thể lặp đi lặp lại vài lần trong xu hướng giảm.

Phải làm thế nào để quản lý rủi ro khi mắc bẫy giá?

Bạn có thể hạn chế rủi ro khi mắc bẫy giá bằng cách luôn cân nhắc đặt lệnh cắt lỗ ngay khi đặt lệnh mua.

Bẫy Bull trap là tăng giá hay giảm giá?

Bẫy Bull trap là bẫy tăng giá.

Trên đây là bài viết Bull trap là gì? 4 cách tránh bẫy bull trap trong chứng khoán. Theo dõi Tikop ngay để nhận được các bài viết mới nhất về kiến thức chứng khoán nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

CHỨNG CHỈ QUỸ

Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

Với những nhà đầu tư cá nhân, việc chọn ETF hay dựa hơi vào ETF để tạo riêng một danh mục cho mình là sự cân nhắc đáng kể.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

24/03/2023

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu

CHỨNG KHOÁN

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu

Đầu tư là một trong những cách để tăng thu nhập và tích lũy tài sản. Trong thị trường tài chính, có hai loại đầu tư phổ biến là cổ phiếu và trái phiếu. Vậy

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

21/01/2024

Lệnh ATO là gì? Hướng dẫn cách đặt lệnh ATO đơn giản, hiệu quả nhất

CHỨNG KHOÁN

Lệnh ATO là gì? Hướng dẫn cách đặt lệnh ATO đơn giản, hiệu quả nhất

ATO là lệnh giao dịch chứng khoán được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến. Vậy lệnh ATO là gì? Cách đặt lệnh ATO như thế nào cho hiệu quả? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

22/12/2023

CÁC LOẠI QUỸ MỞ TẠI VIỆT NAM

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

CÁC LOẠI QUỸ MỞ TẠI VIỆT NAM

Quỹ mở về bản chất là hình thức ủy thác vốn của nhà đầu tư vào quỹ, quỹ sẽ thay mặt nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Quỹ mở được chia thành 3 loại: quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu, quỹ cân bằng (gồm cả cổ phiếu và trái phiếu)

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

01/03/2023