Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Bảo hiểm tiền gửi ngân hàng là gì? Các quy định về bảo hiểm tiền gửi

Đóng góp bởi:

Phương Uyên

Cập nhật:

18/07/2024

Bảo hiểm tiền gửi ngân hàng giúp người gửi tiết kiệm loại trừ tối đa rủ ro khi ngân hàng phá sản. Vậy bảo hiểm tiền gửi ngân hàng là gì và các quy định về bảo hiểm tiền gửi như thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Bảo hiểm tiền gửi ngân hàng là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012:

Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.

Bảo hiểm tiền gửi có thể được hiểu nôm na là một hình thức bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiết kiệm. Khi ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng gặp rủi ro dẫn đến việc không thể hoàn trả số tiền gửi hoặc bị phá sản, bảo hiểm tiền gửi sẽ chi trả một khoản tiền bồi thường.

Bảo hiểm tiền gửi không chỉ đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, mà còn góp phần xây dựng lòng tin cho công chúng khi gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Sự tạo dựng lòng tin này giúp các ngân hàng và tổ chức tín dụng huy động được nhiều vốn từ cộng đồng để sử dụng cho việc cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính khác.

Bảo hiểm tiền gửi nhằm đảm bảo loại trừ rủi ro cho người gửi tiết kiệm ngân hàng

Bảo hiểm tiền gửi nhằm đảm bảo loại trừ rủi ro cho người gửi tiết kiệm ngân hàng

Chi tiết các quy định về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam

Các ngân hàng có bảo hiểm tiền gửi

Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định: 

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Điều 4 Nghị định 68/2013/NĐ-CP quy định:

  1. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân, bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
  2. Tổ chức tài chính vi mô phải tham gia bảo hiểm tiền gửi đối với tiền gửi của cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mô.
  3. Ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Như vậy, tất cả các ngân hàng và tổ chức tín dụng nhận tiền gửi tiết kiệm từ cá nhân đều phải có bảo hiểm tiền gửi, trừ ngân hàng chính sách.

Các loại tiền gửi được hưởng bảo hiểm

Căn cứ Điều 18 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012, các loại tiền gửi được hưởng bảo hiểm như sau:

Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ các loại tiền gửi quy định tại Điều 19 của Luật này.

Tiền gửi không được hưởng bảo hiểm

Tiền gửi không được bảo hiểm khi thuộc trong các trường hợp sau đây (theo quy định tại Điều 19 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012)

  1. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.
  2. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
  3. Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành

Phí bảo hiểm tiền gửi

Theo Điều 20 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012, quy định phí bảo hiểm tiền gửi như sau:

  1. Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  2. Căn cứ vào khung phí bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này.
  3. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính trên cơ sở số dư tiền gửi bình quân của tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
  4. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp.
  5. Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Trả tiền bảo hiểm tiền gửi

Thời gian phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm tiền gửi

Điều 22 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012, quy định về thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm tiền gửi, như sau:

Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.

Thời gian trả tiền bảo hiểm tiền gửi

Thời gian trả tiền bảo hiểm tiền gửi được quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012, như sau:

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi.

Các quy định về bảo hiểm tiền gửi hiện nay

Các quy định về bảo hiểm tiền gửi hiện nay

Các khoản tiền bảo hiểm tiền gửi chi trả

Căn cứ tại Điều 25 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012, quy định như sau:

1. Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi, tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm quy định tại Điều 24 của Luật này.

2. Số tiền bảo hiểm được trả trong trường hợp nhiều người sở hữu chung tiền gửi được bảo hiểm tiền gửi được quy định như sau:

a) Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của nhiều người sở hữu chung tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi, tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm cho một người quy định tại Điều 24 của Luật này. Số tiền bảo hiểm được trả sẽ được chia theo thỏa thuận của các đồng chủ sở hữu; trường hợp giữa các đồng chủ sở hữu không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì giải quyết theo quy định của pháp luật;

b) Trường hợp một trong các đồng chủ sở hữu có khoản tiền gửi khác được bảo hiểm tại cùng một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì tổng số tiền bảo hiểm được trả cho một đồng chủ sở hữu không vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm.

3. Trường hợp người được bảo hiểm tiền gửi có khoản nợ tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì số tiền gửi được bảo hiểm là số tiền còn lại sau khi trừ khoản nợ đó.

>>> Xem thêm: Đồng bảo hiểm là gì? Phân biệt với tái bảo hiểm và trùng bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm sẽ được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm chấp nhận

Số tiền bảo hiểm sẽ được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm chấp nhận

Quyền và nghĩa vụ của người được bảo hiểm tiền gửi

Quyền của người được bảo hiểm tiền gửi:

  • Được bảo hiểm số tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật.
  • Được nhận đủ và đúng thời hạn tiền bảo hiểm theo quy định.
  • Yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và tổ chức bảo hiểm tiền gửi cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin và chế độ về bảo hiểm tiền gửi.
  • Cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin về tiền gửi theo yêu cầu của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và tổ chức bảo hiểm tiền gửi khi thực hiện thủ tục trả tiền bảo hiểm.
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của người được bảo hiểm tiền gửi:

  • Nhận biết ngân hàng đã tham gia bảo hiểm tiền gửi bằng cách kiểm tra bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi được niêm yết công khai tại các điểm giao dịch.
  • Tuân thủ thời hạn trả tiền bảo hiểm tiền gửi là 60 ngày, tính từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
  • Chấp hành hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi được quy định theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ.

>>> Xem thêm: Tổng hợp các loại bảo hiểm phổ biến tại Việt Nam mới nhất hiện nay

Quyền và nghĩa vụ của người được bảo hiểm tiền gửi theo quy định

Quyền và nghĩa vụ của người được bảo hiểm tiền gửi theo quy định

Những câu hỏi thường gặp

Hạn mức bảo hiểm tiền gửi hiện nay là bao nhiêu?

Hạn mức bảo hiểm tiền gửi hiện nay là 25.000.000 đồng.

Ngân hàng phá sản, người gửi tiền có rút được tiền không?

Ngân hàng phá sản, người gửi tiền không thể rút toàn bộ số tiền đã gửi mà chỉ có thể nhận được một số tiền bảo hiểm có giới hạn.

Gửi tiết kiệm online có được bảo hiểm tiền gửi không?

Có. Tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nhận tiền gửi của cá nhân đều được bảo hiểm, kể cả tiền gửi tiết kiệm trực tuyến.

Thời hạn nhận được tiền bảo hiểm tiền gửi là bao lâu?

Thời hạn nhận được tiền bảo hiểm tiền gửi là trong 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.

Trên đây là một số thông tin về bảo hiểm tiền gửi ngân hàng, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về loại bảo hiểm này để hạn chế tối đa rủi ro của mình. Cùng tham khảo những bài viết về thu nhập và chi tiêu của Tikop trong những lần sau nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Mcredit là gì? Hướng dẫn đăng ký vay tại Mcredit nhanh chóng, an toàn

THU NHẬP VÀ CHI TIÊU

Mcredit là gì? Hướng dẫn đăng ký vay tại Mcredit nhanh chóng, an toàn

Mcredit là đơn vị tài chính uy tín tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ vay tiền nhanh chóng và tiện lợi. Với mục tiêu đảm bảo an toàn cho khách hàng, Mcredit được nhiều người chọn khi cần hỗ trợ tài chính ngắn hạn. Cùng Tikop tìm hiểu Mcredit là gì hướng dẫn bạn cách đăng ký vay tại Mcredit nhanh chóng và an toàn!

tikop_user_icon

Trang Huynh

tikop_calander_icon

09/11/2024

Thẻ tín dụng HDBank: Điều kiện, hồ sơ mở thẻ và hướng dẫn cách sử dụng

THU NHẬP VÀ CHI TIÊU

Thẻ tín dụng HDBank: Điều kiện, hồ sơ mở thẻ và hướng dẫn cách sử dụng

Thẻ tín dụng hiện nay đã trở thành phần quan trọng trong tài chính cá nhân. HDBank, một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, cung cấp nhiều loại thẻ tín dụng với nhiều tính năng và ưu đãi hấp dẫn. Cùng Tikop tìm hiểu điều kiện, hồ sơ mở thẻ, cũng như hướng dẫn cách sử dụng thẻ tín dụng HDBank ngay sau đây nhé!

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

25/10/2024

Thẻ tín dụng MSB: Điều kiện, hồ sơ mở thẻ và hướng dẫn cách sử dụng

THU NHẬP VÀ CHI TIÊU

Thẻ tín dụng MSB: Điều kiện, hồ sơ mở thẻ và hướng dẫn cách sử dụng

Thẻ tín dụng MSB (Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam) ngày càng được ưa chuộng cho những ai muốn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ điều kiện, hồ sơ mở thẻ và cách sử dụng thẻ tín dụng MSB, từ đó tận dụng tối đa các lợi ích của sản phẩm này.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

25/10/2024

Thẻ tín dụng HSBC: Điều kiện, hồ sơ mở thẻ và hướng dẫn cách sử dụng

THU NHẬP VÀ CHI TIÊU

Thẻ tín dụng HSBC: Điều kiện, hồ sơ mở thẻ và hướng dẫn cách sử dụng

Thẻ tín dụng HSBC là sản phẩm nổi bật của ngân hàng HSBC, giúp người dùng thực hiện giao dịch mua sắm và quản lý tài chính cá nhân dễ dàng. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cần thiết về điều kiện, hồ sơ mở thẻ và hướng dẫn sử dụng thẻ tín dụng HSBC hiệu quả.

tikop_user_icon

Võ Thị Mỹ Duyên

tikop_calander_icon

24/10/2024