Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Trái phiếu ngân hàng là gì? Có nên mua trái phiếu ngân hàng không?

Đóng góp bởi:

Sâm Nguyễn

Cập nhật:

08/12/2023

Trái phiếu ngân hàng là khái niệm quen thuộc với đông đảo nhà đầu tư từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Đây được xem là một hình thức đầu tư khá an toàn, ít rủi ro. Vậy trái phiếu ngân hàng là gì và đầu tư nó như thế nào cho hiệu quả, hãy cùng Tikop tham khảo tại bài viết sau.

Trái phiếu ngân hàng là gì?

Khái niệm trái phiếu ngân hàng

Trái phiếu ngân hàng là loại trái phiếu do ngân hàng phát hành để huy động nguồn vốn lớn trong thời gian ngắn. Đầu tư trái phiếu ngân hàng an toàn hơn so với các doanh nghiệp khác trên thị trường vì các ngân hàng có độ uy tín và tình hình kinh doanh ổn định hơn.

Trái phiếu ngân hàng do ngân hàng phát hành.

Trái phiếu ngân hàng do ngân hàng phát hành.

Ví dụ về trái phiếu ngân hàng

Rất nhiều các ngân hàng tại Việt Nam phát hành trái phiếu. Ngân hàng Vietcombank từng phối hợp với công ty chứng khoán trực thuộc VCBS triển khai gói đầu tư trái phiếu với lãi suất 9,57 – 10%/ năm, cao hơn rất nhiều so với gửi tiết kiệm (chỉ khoảng 5-7%/ năm).

Trái phiếu ngân hàng tiếng Anh là gì?

Trái phiếu ngân hàng tiếng Anh là Bank Bonds.

Đặc điểm của trái phiếu ngân hàng

Bản chất, phương thức và đồng tiền phát hành trái phiếu

Bản chất phát hành trái phiếu ngân hàng là để ngân hàng vay vốn từ các nhà đầu tư và sau một khoảng thời gian nhất định sẽ trả lại tiền vay cùng tiền lãi. Trái phiếu ngân hàng thông thường được phát hành dưới dạng chứng chỉ có giá trị ghi trên đó. Nhà đầu tư có thể mua trực tiếp tại ngân hàng hoặc thông qua một số công ty môi giới.

Trái phiếu ngân hàng có các đặc điểm đặc biệt.

Trái phiếu ngân hàng có các đặc điểm đặc biệt.

Chủ thể mua và phát hành trái phiếu ngân hàng

Chủ thể phát hành trái phiếu ngân hàng là các ngân hàng. Chủ thể mua trái phiếu ngân hàng là các nhà đầu tư cá nhân hoặc các tổ chức tài chính để thu lợi từ lãi suất.

Lãi suất trái phiếu ngân hàng

Lãi suất trái phiếu ngân hàng được ghi cố định trên chứng chỉ trái phiếu. Ngân hàng có thể trả lãi suất định kỳ hoặc trả vào lúc đáo hạn của trái phiếu, tùy theo quy định của ngân hàng và thỏa thuận ghi trên trái phiếu.

>> Xem thêm: Đáo hạn ngân hàng là gì? Những lưu ý về đáo hạn bạn cần biết

So sánh đầu tư trái phiếu ngân hàng và gửi tiết kiệm

Tiêu chí

Trái phiếu ngân hàng

Gửi tiết kiệm

Nơi giữ tiền

Ngân hàng

Ngân hàng

Lãi suất

Cao, có thể hơn 10%/năm

Tương đối, khoảng 6%/năm

Kỳ hạn

Ít kỳ hạn cho khách hàng chọn lựa

Nhiều kỳ hạn cho khách hàng chọn lựa

Thanh khoản

Tùy thuộc vào ngân hàng, nhìn chung thanh khoản kém

Thanh khoản cao

Lợi ích khi mua trái phiếu ngân hàng

Độ an toàn

Trái phiếu ngân hàng có độ an toàn cao. Ngân hàng được Chính phủ quản lý và tình hình kinh doanh ổn định nên sẽ mang lại sự an tâm cho nhà đầu tư. Do đó, nếu nhà đầu tư muốn đầu tư an toàn, trái phiếu ngân hàng sẽ là lựa chọn phù hợp

Lợi nhuận theo thỏa thuận

Trái phiếu ngân hàng có lợi suất đầu tư định kỳ và ổn định, không bị phụ thuộc vào biến đổi kinh tế. Trái phiếu ngân hàng có nhiều kỳ hạn với nhiều mức lãi suất khác nhau để nhà đầu tư đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với mình.

Mức giá trái phiếu không quá cao

Mức giá mua trái phiếu ngân hàng thấp hơn kha khá hơn so với các loại chứng khoán có độ an toàn cao ngoài thị trường. Bạn có thể dễ dàng đầu tư dù không có quá nhiều vốn

Ưu tiên thanh toán

Nhà đầu tư có thể chuyển nhượng, làm tài sản thừa kế, tài sản đảm bảo cầm cố, thế chấp trái phiếu ngân hàng. Trong trường hợp ngân hàng bị vỡ nợ, trái phiếu sẽ được ngân hàng ưu tiên thanh toán đầu tiên.

>> Xem thêm: Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu

Rủi ro khi mua trái phiếu ngân hàng

Rủi ro về lãi suất

Lãi suất thị trường và giá trái phiếu ngân hàng có quan hệ nghịch đảo. Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu có xu hướng giảm và ngược lại. Nguyên nhân là do khi lãi suất trên thị trường giảm, nhà đầu tư muốn giữ được mức lãi suất cao sẽ mua trái phiếu nhiều hơn, do đó đẩy giá trái phiếu ngân hàng tăng cao.

Trái phiếu ngân hàng cũng tồn tại nhiều rủi ro.

Trái phiếu ngân hàng cũng tồn tại nhiều rủi ro.

Rủi ro về lạm phát

Nhà đầu tư sẽ nhận được lợi nhuận từ lãi suất đã được quy định trên trái phiếu. Do đó, khi lạm phát tăng cao, có thể nhà đầu tư sẽ bị thiệt vì lãi suất đến từ trái phiếu ngân hàng không thay đổi. Lúc này, phần lợi từ lãi suất không đủ bù đi phần mất mát do lạm phát gây ra, khiến nhà đầu tư "tưởng lời nhưng lại lỗ".

Rủi ro về thanh khoản

Trái phiếu ngân hàng có thanh khoản không cao do thị trường không lớn, nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu có khả năng khó có thể bán trái phiếu đi một cách nhanh chóng khi có nhu cầu. Do đó, nên cân nhắc đầu tư trái phiếu trong thời gian dài, khó có khả năng linh động nguồn vốn đã bỏ vào mua trái phiếu

Rủi ro về tín dụng

Trái phiếu ngân hàng không được bảo đảm vô điều kiện bởi tín dụng Chính phủ mà sẽ bị phụ thuộc vào khả năng chi trả của ngân hàng. Do đó, dù tính an toàn cao nhưng rủi ro khi đầu tư trái phiếu ngân hàng không phải là không có.

Rủi ro về xếp hạng

Ngân hàng và các tổ chức cho vay có thể áp dụng mức lãi suất cao đối với các công ty xếp hạng tín dụng thấp hoặc không rõ ràng về khả năng trả nợ. Điều này gây ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng các khoản nợ.

Rủi ro về đầu tư

Trái phiếu ngân hàng có thời gian đáo hạn dài khiến cho việc giữ trái phiếu có thể khiến nhà đầu tư bỏ lỡ các cơ hội đầu tư khác. Bên cạnh đó, do tính thanh khoản không cao nên nhà đầu tư cũng khó linh động nguồn vốn trong quá trình đầu tư. Đây là điều cần cân nhắc trong quá trình đầu tư trái phiếu.

>> Xem thêm: Rủi ro đầu tư chứng khoán mà các nhà đầu tư phải đối mặt

Có nên mua trái phiếu ngân hàng không?

Trái phiếu ngân hàng phù hợp với các nhà đầu tư ngại rủi ro, mong muốn an toàn và chưa có nhiều kinh nghiệm đầu tư chứng khoán. Việc đầu tư trái phiếu ngân hàng sẽ không mang lại lợi nhuận cao như các cổ phiếu ngoài thị trường. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể xem trái phiếu ngân hàng là một khoản đa dạng đầu tư trong dài hạn để đảm bảo tính an toàn.

>> Xem thêm: Bí quyết đầu tư dài hạn thành công cho các nhà đầu tư mới

Cách mua trái phiếu ngân hàng 

Điều kiện mua trái phiếu ngân hàng

Mỗi ngân hàng sẽ có quy định riêng vào mà mỗi đợt phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, có một số quy định sau đây:

  • Có tài khoản lưu ký tại một công ty chứng khoán.
  • Có tài khoản thanh toán tại ngân hàng (tại ngân hàng mua trái phiếu càng tốt).
  • Số dư trong tài khoản lớn hơn hoặc bằng 1 trái phiếu của ngân hàng đó.

Mua trái phiếu ngân hàng khá đơn giản.

Mua trái phiếu ngân hàng khá đơn giản.

Hồ sơ cần có khi mua trái phiếu ngân hàng

Hồ sơ thủ tục để mua trái phiếu ngân hàng gồm: 

  • Giấy CMND bản gốc + bản photo.
  • Giấy chứng minh mục đích mua trái phiếu.
  • Giấy phép kinh doanh (nếu có).
  • Đơn mua trái phiếu theo mẫu của ngân hàng.

Các hình thức mua trái phiếu

Mua trực tiếp tại ngân hàng phát hành trái phiếu

Nhà đầu tư đến trực tiếp các nhánh giao dịch của ngân hàng để tiến hành đăng ký mua trái phiếu. Chỉ cần cung cấp các giấy tờ tùy thân cần thiết, nhân viên tại ngân hàng sẽ hỗ trợ làm hồ sơ một cách nhanh chóng.

Mua tại các công ty chứng khoán

Nhà đầu tư có thể mua trái phiếu tại các sàn giao dịch chứng khoán nếu ngân hàng có phát hành trái phiếu trên sàn. Hình thức mua cũng vô cùng đơn giản, nhà đầu tư chỉ cần đáp úng một số quy định và thủ tục nhất định là có thể tiến hành mua trái phiếu ngân hàng trên sàn.

>> Xem thêm: Thông tin về các sàn giao dịch chứng khoán uy tín tại Việt Nam cho các nhà đầu tư

Một số ngân hàng phát hành trái phiếu uy tín

Danh sách các ngân hàng phát hành trái phiếu uy tín tại Việt Nam gồm:

  • Trái phiếu ngân hàng Vietcombank: Trái phiếu của Vietcombank là một trong số những trái phiếu uy tín hàng đầu. Tuy nhiên, trái phiếu Vietcombank chỉ phù hợp với các nhà đầu tư muốn an toàn và đầu tư dài hạn, vì thời hạn của trái phiếu ngân hàng này khá lâu. Lãi suất của trái phiếu Vietcombank năm 2022 là 6.8%/năm cho 10 năm đầu và 7.0%/năm cho 5 năm tiếp theo.
  • Trái phiếu ngân hàng Techcombank: Với tiềm lực tài chính lớn, ưu điểm khi mua trái phiếu Techcombank là an toàn, ít rủi ro và linh hoạt. Lãi suất trái phiếu Techcombank vào khoảng 6% - 7.2%/ năm (năm 2023), tùy thời hạn và tùy đợt phát hành.
  • Trái phiếu ngân hàng VPBank: VPBank là một trong những ngân hàng có lượng phát hành trái phiếu lớn. Lãi suất trái phiếu của VPBank có thể lên đến 12.9%/năm (năm 2023) dành cho trái phiếu phát hành năm 2022.
  • Trái phiếu ngân hàng Vietinbank: Là một trong 4 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, trái phiếu của Vietinbank khá an toàn với mức lãi suất 6.775%/năm (năm 2023) dành cho trái phiếu phát hành năm 2019.
  • Trái phiếu ngân hàng BIDV: Lựa chọn không thể bỏ qua của các nhà đầu tư trái phiếu với mức lãi suất vào khoảng 6.58% (năm 2023). Trên thực tế, BIDV hay mua lại trái phiếu của mình trong thời gian ngắn, dẫn đến tính thanh khoản của trái phiếu cao nhưng không thích hợp với các nhà đầu tư lâu dài. 
  • Trái phiếu ngân hàng MSB: Hoạt động sôi nổi trên thị trường trái phiếu Việt Nam, MSB cung cấp đa dạng trái phiếu cho cả cá nhân và tổ chức. Ngân hàng MSB cũng là một trong số những ngân hàng tích cực mua lại trái phiếu đã phát hành.
  • Trái phiếu ngân hàng Agribank: Là ngân hàng 100% vốn nhà nước, Agribank là lựa chọn an toàn của nhiều nhà đầu tư. Lãi suất của trái phiếu ngân hàng Agribank tương đối cao, khoảng 7,4%/năm (năm 2023).
  • Trái phiếu ngân hàng HDbank: Với hơn 30 năm hoạt động, ngân hàng HDBank giữ vững tốc độ phát triển và duy trì mức lãi suất hấp dẫn cho khách hàng.

>> Xem thêm: Lãi suất trái phiếu là gì? Cách tính lãi suất trái phiếu chính xác

Việt Nam có nhiều trái phiếu ngân hàng uy tín.

Việt Nam có nhiều trái phiếu ngân hàng uy tín.

Lưu ý khi mua trái phiếu ngân hàng

Xác định mục tiêu phù hợp bản thân

Cần xác định mục tiêu rõ ràng khi đầu tư để chọn hình thức, loại trái phiếu phù hợp. Đối với các nhà đầu tư mới nên chọn những loại trái phiếu an toàn. Các nhà đầu tư “lướt sóng” nên lưu ý khi đầu tư vào các trái phiếu có thời hạn dài, khả năng thanh khoản kém.

Đánh giá hoạt động ngân hàng phát hành trái phiếu

Bên cạnh uy tín của ngân hàng, cần tiến hành nghiên cứu, đánh giá hoạt động của ngân hàng trước khi đầu tư để ra những quyết định phù hợp nhất.

Đa dạng các khoản đầu tư

Để tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận trong quá trình đầu tư, nên đa dạng hóa các khoản đầu tư để vừa đảm bảo khả năng sinh lợi vừa đảm bảo an toàn, tránh tình trạng “để tất cả trứng vào một rổ”.

Cần cẩn trọng khi đầu tư trái phiếu ngân hàng.

Cần cẩn trọng khi đầu tư trái phiếu ngân hàng.

Chỉ sử dụng khoản tiền nhàn rỗi để đầu tư

Đối với những nhà đầu tư mới, chưa nhiều kinh nghiệm, chỉ nên sử dụng khoản tiền nhàn rỗi để đầu tư, tránh vay mượn vì thanh khoản của trái phiếu khá kém, khó xoay sở trong những trường hợp đột xuất. 

Câu hỏi thường gặp

Ngân hàng phát hành trái phiếu để làm gì?

Ngân hàng phát hành trái phiếu để huy động thêm nguồn vốn lớn trong thời gian ngắn.

Mua trái phiếu ngân hàng là gì?

Mua trái phiếu ngân hàng là việc các nhà đầu tư mua trái phiếu do ngân hàng phát hành để hưởng lại từ lãi suất từ loại trái phiếu đó.

Gửi trái phiếu ngân hàng là gì?

Gửi trái phiếu ngân hàng là hình thức mua trái phiếu do ngân hàng phát hành.

Mua trái phiếu ngân hàng có an toàn không?

Mua trái phiếu ngân hàng là một hình thức đầu tư có tính an toàn cao. 

Nên mua trái phiếu ngân hàng hay gửi tiết kiệm?

Tùy theo nhu cầu của mỗi cá nhân, trái phiếu ngân hàng và gửi tiết kiệm đều là 2 hình thức đầu tư đáng lưu tâm. Lãi suất của trái phiếu thường cao hơn so với gửi tiết kiệm, tuy nhiên thời gian đầu tư trái phiếu thường khá dài, tính thanh khoản thấp.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin cần biết về trái phiếu ngân hàng. Đừng quên theo dõi chuyên mục chứng khoán tại Tikop để cập nhật những kiến thức đầu tư bổ ích nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

Lạm phát – tưởng chừng là một khái niệm rất vĩ mô và “đao to búa lớn” toàn thấy trên TV, nên đôi khi ta tặc lưỡi bỏ qua. Chuyện đó đã có chính phủ, thế giới lo. Nhưng suy cho cùng chính nhiều cá nhân chúng ta làm nên một quốc gia. Thế nên hãy nhớ rằng: một khi đã là thành viên của xã hội, lạm phát sẽ tác động đến bạn dù bạn có để ý hay không! Đó là lý do bạn cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì và nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024