Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Mô hình BCG là gì? Đặc điểm và ví dụ phân tích ma trận BCG chi tiết

Đóng góp bởi:

Uyên Hoàng

Cập nhật:

18/08/2024

Mô hình BCG hay ma trận BCG được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm, dịch vụ của đơn vị đó. Vậy mô hình BCG là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này của Tikop.

Mô hình BCG là gì?

Khái niệm

Ma trận BCG (Boston Consulting Group) là một công cụ phân tích kinh doanh được sử dụng rộng rãi để đánh giá tỷ lệ tăng trưởng, phân loại các sản phẩm hoặc đơn vị kinh doanh (SBU) trong danh mục đầu tư công ty.

Mô hình giúp doanh nghiệp xác định vị trí cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường và từ đó đưa ra những quyết định chiến lược như lựa chọn tiếp tục giữ hay bán sản phẩm.

Ma trận BCG được chia thành bốn nhóm chính dựa trên tỷ lệ tăng trưởng thị trường và thị phần tương đối gồm:

  • Star (Ngôi sao) 

  • Cash Cow (Con bò sữa) 

  • Question Mark (Dấu chấm hỏi) 

  • Dog (Con chó)

Ma trận BCG viết tắt của Boston Consulting Group

Ma trận BCG viết tắt của Boston Consulting Group

Ý nghĩa của mô hình BCG

Ma trận BCG giúp doanh nghiệp:

  • Xác định vị thế, hiện trạng của sản phẩm: Giúp nhận biết rõ ràng thế mạnh (thị phần lớn - Cash Cow, tăng trưởng nhanh - Star) và hạn chế (thị phần nhỏ, tăng trưởng thấp) của từng sản phẩm. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định các cơ hội mới cũng như những thách thức cần vượt qua đối với từng sản phẩm hoặc dòng sản phẩm.
  • Phân bổ nguồn lực hợp lý: BCG giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc sử dụng vốn, tập trung đầu tư vào các sản phẩm có tiềm năng cao để mang lại lợi nhuận tối đa. Nhờ đó sẽ đảm bảo sự cân bằng giữa các sản phẩm đang phát triển và sản phẩm tạo ra dòng tiền ổn định.
  • Yếu tố quyết định chiến lược phát triển: Mỗi sản phẩm sẽ có một chiến lược phát triển khác nhau dựa trên vị trí của chúng trong ma trận. Điều này giúp doanh nghiệp xác định việc nên loại bỏ các sản phẩm không còn phù hợp, phát triển các sản phẩm mới tiềm năng.

>> Xem thêm: Chiến lược kinh doanh là gì? Nguyên tắc xây dựng chiến lược hiệu quả

Cấu trúc của mô hình BCG

Con chó (Dog)

SBU Con chó thuộc ngành nghề tăng trưởng chậm với thị phần nhỏ. Hay nói cách khác là sản phẩm không còn nhiều sức hấp dẫn đối với khách hàng, doanh nghiệp khó có thể mở rộng thị trường. Việc duy trì SBU Dog thường không đòi hỏi đầu tư nhiều nhưng đồng thời cũng không mang lại lợi nhuận đáng kể.

Như vậy với các sản phẩm được phân loại vào SBU Dog, nhà quản trị thường lựa chọn loại bỏ hoặc thu hẹp đầu tư để tập trung nguồn lực vào các sản phẩm có tiềm năng hơn.

Con bò sữa (Cow)

Cow là nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ đã chiếm được lòng tin của khách hàng và có vị thế vững chắc trên thị trường. Nhờ thị phần lớn cùng chi phí marketing thấp, Con bò sữa mang lại lợi nhuận ổn định cho doanh nghiệp. 

So với các SBU khác, Con bò sữa thường ít rủi ro hơn và đóng vai trò như "cỗ máy tạo tiền" cho doanh nghiệp. Lợi nhuận từ các SBU này được sử dụng để đầu tư vào SBU khác, đặc biệt là các Dấu chấm hỏi có tiềm năng. 

Trường hợp có những sản phẩm mới tiềm năng hơn, doanh nghiệp có thể cân nhắc chuyển nguồn lực sang các sản phẩm đó.

Ngôi sao (Star)

Star là những sản phẩm hoặc đơn vị kinh doanh giữ thị phần lớn trong ngành hàng đang tăng trưởng cao của doanh nghiệp. Chúng có nhiều tiềm năng tạo ra nguồn lợi nhuận cao nhưng gặp nhiều cạnh tranh trong thị trường hiện nay. 

Để duy trì vị thế dẫn đầu, chống lại sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ, doanh nghiệp cần đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu phát triển sản phẩm, marketing và mở rộng thị trường. Nếu được quản lý hiệu quả, các Star - Ngôi sao có tiềm năng trở thành những "Bò sữa" béo bở trong tương lai, khi ngành công nghiệp trưởng thành, với tốc độ tăng trưởng chậm lại.

Dấu chấm hỏi (Question mark)

Các SBU được phân vào dấu chấm hỏi thường có đặc điểm là thị phần nhỏ trong ngành phát triển nhanh nhưng tiềm năng thương mại lớn. Nói một cách dễ hiểu, chúng thường là những sản phẩm mới, ý tưởng mới được đưa ra thị trường, chưa có vị thế vững chắc.

Do đó, Dấu chấm hỏi luôn tồn tại cả cơ hội và thách thức. Nếu thành công, chúng có thể trở thành Star - Ngôi Sao, mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu thất bại chúng sẽ trở thành Dog - Con Chó, tiêu tốn tài nguyên mà không mang lại hiệu quả.

>> Xem thêm: Mô hình kinh doanh là gì? 4 mô hình kinh doanh phổ biến nhất 2024

Cấu trúc ma trận BCG gồm 4 phần

Cấu trúc ma trận BCG gồm 4 phần

Cách hoạt động của mô hình BCG

Mỗi góc phần tư trong ma trận BCG đại diện cho một loại sản phẩm khác nhau và yêu cầu những chiến lược quản lý khác nhau gồm:

  • Tăng trưởng thấp, thị phần cao (Cow): Doanh nghiệp cần duy trì chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa chi phí sản xuất và marketing, đồng thời sử dụng dòng tiền thu được để đầu tư vào các sản phẩm khác hoặc trả cổ tức cho cổ đông.
  • Tăng trưởng cao, thị phần cao (Star): Nên đầu tư mạnh bởi đây là những sản phẩm mới, có tiềm năng tăng trưởng lớn và đang chiếm lĩnh thị phần.
  • Tăng trưởng cao, thị phần thấp (Question mark): Doanh nghiệp cần quyết định có nên đầu tư vào các sản phẩm này hay không. 
  • Tăng trưởng thấp, thị phần thấp (Dog): Thường tiêu tốn nhiều tài nguyên, mang lại ít lợi nhuận. Do đó doanh nghiệp cần cân nhắc loại bỏ hoặc hạn chế sản phẩm thuộc nhóm này.

>> Xem thêm: Mô hình tài chính là gì? 10 mô hình tài chính phổ biến hiện nay

Tìm hiểu cách mô hình BCG hoạt động

Tìm hiểu cách mô hình BCG hoạt động

Cách vẽ ma trận BCG

Lựa chọn đối tượng phân tích

Để áp dụng ma trận BCG hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định rõ đối tượng cần phân tích. Đây có thể là một sản phẩm cụ thể, dòng sản phẩm, thương hiệu, đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) hoặc thậm chí là toàn bộ công ty.

Việc lựa chọn đối tượng phân tích sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả cùng những quyết định chiến lược tiếp theo. Nếu đối tượng phân tích quá rộng, kết quả thu được có thể không đủ chính xác.

Xác định thị trường

Thị trường mục tiêu là phân khúc khách hàng, nhóm sản phẩm tương tự hoặc ngành công nghiệp mà sản phẩm của doanh nghiệp đang hoạt động. Việc xác định thị trường chính xác là một bước đệm quan trọng để áp dụng ma trận BCG. Nhờ đó, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vị thế cạnh tranh của sản phẩm để đưa ra những quyết định chiến lược phù hợp.

Xác định thị phần tương đối

Thị phần tương đối cho biết vị thế cạnh tranh của sản phẩm hoặc dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh chính trong cùng một thị trường. 

Công thức tính thị phần tương đối được biểu diễn trên trục X:

Thị phần tương đối = Doanh số sản phẩm của doanh nghiệp trong năm/ Doanh số sản phẩm của đối thủ đầu ngành trong cùng năm

Ví dụ: Trong ngành sản xuất ô tô, thị phần đối thủ là 15%, thị phần doanh nghiệp là 3% cùng năm, kết quả thị phần tương đối là 0.2.

Tìm hiểu tốc độ tăng trưởng của thị trường

Tốc độ tăng trưởng thị trường để đánh giá vị thế cạnh tranh của sản phẩm, đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp. Khi kết hợp với thị phần tương đối, doanh nghiệp có thể xây dựng một ma trận BCG chính xác và đầy đủ thông tin, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.

Công thức tính tốc độ tăng trưởng thị trường như sau:

Tốc độ tăng trưởng thị trường = (Doanh thu sản phẩm năm nay – Doanh số sản phẩm năm trước) / Doanh số sản phẩm năm trước

Vẽ các đường tròn trên ma trận

Sau khi đã tính toán được hai chỉ số quan trọng là thị phần tương đối và tốc độ tăng trưởng của thị trường, bước tiếp theo là biểu diễn các sản phẩm hoặc đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) lên ma trận BCG như sau: 

  • Vẽ hai trục tọa độ X, Y: X là thị phần tương đối, Y là tốc độ tăng trưởng của thị trường. 
  • Mỗi sản phẩm/SBU được biểu diễn bằng một hình tròn.
  • Kích thước của hình tròn tỷ lệ thuận với doanh thu mà sản phẩm đó mang lại. Điều này giúp chúng ta hình dung rõ hơn về đóng góp của từng sản phẩm vào tổng doanh thu của công ty.

>> Xem thêm: Chiến lược đại dương xanh là gì? Công cụ, mô hình có ví dụ

Hướng dẫn cách vẽ ma trận BCG

Hướng dẫn cách vẽ ma trận BCG

Ưu điểm, nhược điểm của mô hình BCG

Ưu điểm

  • Phân bổ nguồn vốn hiệu quả: Ma trận BCG giúp doanh nghiệp xác định rõ những sản phẩm có tiềm năng tăng trưởng cao để tập trung đầu tư, biến chúng trở thành những "ngôi sao" mới của thị trường.
  • Cấu trúc đơn giản, dễ sử dụng: Việc phân tích, xây dựng ma trận rất đơn giản, chỉ cần hai yếu tố là thị phần tương đối và tốc độ tăng trưởng của thị trường.
  • Uy tín và được kiểm chứng: Ma trận được sử dụng rộng rãi trong nhiều thập kỷ.
  • Liên kết điểm mạnh và cơ hội: Giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về điểm mạnh cạnh tranh của mình và các cơ hội trên thị trường.

Nhược điểm

  • Không quan tâm đến môi trường vĩ mô: Chủ yếu tập trung vào các yếu tố bên trong doanh nghiệp như thị phần và tốc độ tăng trưởng của sản phẩm, mà ít quan tâm đến các yếu tố bên ngoài như: biến động kinh tế, chính sách chính phủ, xu hướng tiêu dùng…
  • Ít giá trị dự báo: Ma trận BCG chủ yếu dựa trên dữ liệu quá khứ để phân tích hiện tại, do đó ít có khả năng dự báo chính xác xu hướng tương lai.
  • Sai sót trong đánh giá và phân loại: Việc xác định thị phần tương đối và tốc độ tăng trưởng của thị trường có thể mang tính chủ quan, dẫn đến việc phân loại sản phẩm không chính xác.

>> Xem thêm: Khủng hoảng kinh tế là gì? Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế

Ví dụ về ma trận BCG

Mô hình BCG của Honda

Ở Honda Việt Nam, các dòng xe như Honda Lead, Honda Wave, Honda City xếp vào nhóm sản phẩm "bò sữa". Chúng đã chiếm lĩnh một phần lớn thị trường, mang về doanh thu ổn định cho Honda. 

Đặc biệt, giống như một con bò sữa, những sản phẩm này cung cấp nguồn sữa (lợi nhuận) ổn định cho công ty. Do đó, Honda có thể tận dụng lợi nhuận từ các dòng xe "bò sữa" để đầu tư vào các sản phẩm khác hoặc các dự án mới.

Ngoài ra, các dòng xe như Honda Vision, Wave Alpha, Honda SH và các dòng xe phân khối lớn được xem là "ngôi sao". Đặc biệt, Honda Vision là một "ngôi sao sáng" khi chiếm tới 24,6% tổng doanh số bán xe máy tại Việt Nam trong năm 2021. 

>> Xem thêm: Phân tích tài chính là gì? 6 phương pháp phổ biến, hiệu quả

Mô hình BCG của Honda là ví dụ về ma trận BCG

Mô hình BCG của Honda là ví dụ về ma trận BCG

Mô hình BCG của Apple

Apple - một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, đã áp dụng thành công ma trận BCG để phân tích và quản lý danh mục sản phẩm của mình. Cụ thể: 

  • “Bò sữa”: iTunes và MacBook là hai sản phẩm đã có vị trí vững chắc trên thị trường, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho Apple.
  • “Ngôi sao”: iPhone là sản phẩm chủ lực của Apple, liên tục tạo ra những kỷ lục doanh số mới. Việc chiếm giữ 7/10 vị trí trong top 10 dòng điện thoại bán chạy nhất thế giới cho thấy sức hút mạnh mẽ của iPhone đối với người tiêu dùng.
  • “Chó”: Mặc dù đã ra mắt khá lâu nhưng Apple TV vẫn chưa tạo được dấu ấn đáng kể trên thị trường. Như vậy, Apple cần phải có những thay đổi lớn để vực dậy sản phẩm này hoặc cân nhắc loại bỏ.

Đặc điểm ma trận BCG của Apple

Đặc điểm ma trận BCG của Apple

Mô hình BCG của Vinamilk

Khi áp dụng vào Vinamilk, chúng ta có thể thấy rõ chiến lược phát triển của "ông lớn" ngành sữa Việt Nam như sau:

  • “Dấu chấm hỏi”: Sữa bột, sữa nước là các dòng sản phẩm có tiềm năng tăng trưởng lớn nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Vinamilk không ngừng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới để tìm kiếm những "ngôi sao" tiếp theo.
  • “Bò sữa”: Mặc dù tốc độ tăng trưởng có thể chậm lại, nhưng sữa đặc vẫn là một "bò sữa" cung cấp nguồn thu nhập ổn định cho Vinamilk. Sản phẩm này đã có chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.

>> Xem thêmCác chỉ số tài chính quan trọng giúp đánh giá hiệu quả kinh doanh

Đặc điểm ma trận BCG của Vinamilk

Đặc điểm ma trận BCG của Vinamilk

Một số lưu ý khi phân tích ma trận BCG

  • Đảm bảo tính khách quan của số liệu về dữ liệu về tốc độ tăng trưởng thị trường và thị phần để tránh sai lệch trong kết quả phân tích.
  • Thực hiện đánh giá lại ma trận BCG thường xuyên để cập nhật những thay đổi của thị trường và doanh nghiệp.
  • Không chỉ dựa vào số liệu mà còn kết hợp với đánh giá chất lượng, tiềm năng và rủi ro của từng sản phẩm.
  • Sử dụng ma trận BCG cùng với các công cụ như SWOT, PESTEL để có cái nhìn toàn diện hơn về môi trường kinh doanh.

Những câu hỏi thường gặp

Các thành phần chính của ma trận BCG là gì?

Các thành phần chính của BCG gồm:

  • Star (Ngôi sao) 

  • Cash Cow (Con bò sữa) 

  • Question Mark (Dấu chấm hỏi) 

  • Dog (Con chó).

Bò sữa (Cow) trong ma trận BCG có ý nghĩa gì?

Bò sữa (Cow) để chỉ những sản phẩm hoặc đơn vị kinh doanh (SBU) có thị phần tương đối lớn trên thị trường và tốc độ tăng trưởng thấp.

Tại sao ma trận BCG lại quan trọng đối với doanh nghiệp?

Những lý do khiến ma trận BCG trở nên quan trọng với doanh nghiệp:

  • Giúp doanh nghiệp xác định rõ vị trí của từng sản phẩm trên thị trường, từ đó đánh giá được sức mạnh cạnh tranh và tiềm năng phát triển của sản phẩm đó.
  • Ma trận BCG chia sản phẩm thành 4 nhóm chính giúp doanh nghiệp dễ dàng phân loại sản phẩm và xác định chiến lược phù hợp cho từng nhóm.
  • Doanh nghiệp phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, tập trung vào những sản phẩm có tiềm năng tăng trưởng cao và hạn chế đầu tư vào những sản phẩm kém hiệu quả.

Như vậy, Tikop đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về mô hình BCG và cách ứng dụng của ma trận tăng khả năng hoạt động hiệu của của doanh nghiệp. Nếu bạn quan tâm về chủ đề Kiến thức tài chính, hãy tham khảo ngay tại website Tikop.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

Lạm phát – tưởng chừng là một khái niệm rất vĩ mô và “đao to búa lớn” toàn thấy trên TV, nên đôi khi ta tặc lưỡi bỏ qua. Chuyện đó đã có chính phủ, thế giới lo. Nhưng suy cho cùng chính nhiều cá nhân chúng ta làm nên một quốc gia. Thế nên hãy nhớ rằng: một khi đã là thành viên của xã hội, lạm phát sẽ tác động đến bạn dù bạn có để ý hay không! Đó là lý do bạn cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì và nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024