Tìm hiểu về chiến lược đại dương xanh
Chiến lược đại dương xanh là gì?
Chiến lược đại dương xanh là một cách tiếp cận để mở rộng và phát triển thị trường có ít hoặc không có đối thủ. Các doanh nghiệp sử dụng chiến lược này phải xác định và theo đuổi một thị trường chưa có doanh nghiệp nào làm trước đó hoặc có sự cạnh tranh rất nhỏ.
Ví dụ về chiến lược đại dương xanh
Một ví dụ điển hình về chiến lược đại dương xanh là Viettel. Viettel bắt đầu hoạt động trong ngành viễn thông khi thị phần đã được thiết lập ổn định nhờ lợi thế lớn của VNPT. Do đó, Viettel lựa chọn thị trường nông thôn làm điểm tựa đầu tiên thay vì theo lối mòn là tấn công vào những thành phố lớn phát triển. Sau khi chiếm lĩnh thị trường bỏ trống này, Viettel sau đó đã dần trở thành công ty viễn thông hàng đầu.
Ví dụ về chiến lược đại dương xanh
Chiến lược đại dương xanh tiếng Anh là gì?
Chiến lược đại dương xanh tên tiếng Anh là Blue Ocean Strategy.
Đặc điểm của chiến lược đại dương xanh
Chiến lược đại dương xanh có những đặc điểm riêng để phù hợp với môi trường kinh doanh hiện nay.
Tập trung vào sự khác biệt: Chiến lược này tập trung vào việc tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, giúp họ thoát khỏi sự cạnh tranh quyết liệt trong thị trường hiện tại.
Tập trung vào giá trị: Không chỉ tạo ra giá trị kinh tế cho doanh nghiệp mà còn tạo ra giá trị cho cộng đồng và môi trường.
Tập trung vào sự bền vững: Giải pháp bền vững và đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp không gây tác động tiêu cực đến môi trường.
Lợi ích của chiến lược đại dương xanh
Hạn chế sự cạnh tranh
Thay vì cố gắng cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành, doanh nghiệp tập trung vào việc tạo ra sự khác biệt trong thị trường mới.
Tạo ra nguồn tăng trưởng mới
Thông qua việc phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thêm tệp khách hàng và gia tăng lợi nhuận. Điều này giúp doanh nghiệp đạt được sự bền vững trong hoạt động kinh doanh.
Lợi ích của mô hình chiến lược đại dương xanh
Hạn chế của chiến lược đại dương xanh
Rủi ro thị trường
Khi doanh nghiệp tập trung vào việc tạo ra sự khác biệt và tạo ra một thị trường mới, họ có thể gặp phải sự khó khăn trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng mới. Điều này có thể dẫn đến sự thất bại khi thực hiện chiến lược đại dương xanh.
Theo thời gian có thể thành thị trường đỏ
Khi các công ty khác bắt đầu sao chép và cạnh tranh trong thị trường mới này, chiến lược đại dương xanh có thể trở thành thị trường đỏ. Để giữ cho chiến lược khác biệt và bền vững, điều này đòi hỏi sự cải tiến và đổi mới liên tục.
Quy trình xây dựng chiến lược đại dương xanh
Để xây dựng một chiến lược đại dương xanh hiệu quả, có thể áp dụng 5 bước sau:
Bước 1: Lựa chọn thị trường phù hợp để bắt đầu chiến lược đại dương xanh.
Bước 2: Hiểu rõ về tình trạng thị trường hiện tại.
Bước 3: Khám phá những nhu cầu tiềm ẩn đang bị hạn chế do quy mô thị trường hiện tại và khám phá một đại dương không khách hàng.
Bước 4: Tái tạo lại ranh giới thị trường một cách có hệ thống và phát triển các cơ hội thay thế.
Bước 5: Lựa chọn động thái Blue Ocean phù hợp, tiến hành kiểm tra thị trường nhanh chóng, hoàn thiện và khởi động dịch chuyển.
5 bước trong mô hình chiến lược đại dương xanh
Nguyên tắc xây dựng chiến lược đại dương xanh
Tài cấu trúc thị trường
Tìm hiểu kỹ càng về tài cấu trúc thị trường hiện tại và tiềm năng của thị trường mới. Điều này giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định phù hợp để tạo ra sự khác biệt và tận dụng tối đa cơ hội trong thị trường mới.
Đánh giá một cách tổng thể
Đánh giá toàn diện về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ sản phẩm, dịch vụ, quy trình sản xuất, đến chiến lược marketing và quản lý tài chính. Điều này giúp doanh nghiệp tìm ra những điểm mạnh và yếu để đưa ra các điều chỉnh cần thiết.
Giải quyết nhu cầu khách hàng
Tập trung vào việc giải quyết nhu cầu thực sự của khách hàng, thay vì chỉ tập trung vào việc cạnh tranh với các đối thủ. Để doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt và thu hút khách hàng mới.
Đảm bảo theo quy trình
Doanh nghiệp cần đảm bảo các hoạt động phải tuân thủ các quy trình và tiêu chuẩn về môi trường. Đồng thời cũng cần xây dựng kế hoạch phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Xây dựng mục tiêu chung
Xây dựng một mục tiêu chung cho doanh nghiệp, bao gồm cả mục tiêu kinh doanh và mục tiêu bảo vệ môi trường. Định hướng cho hoạt động kinh doanh rõ ràng hơn và đảm bảo sự bền vững trong tương lai.
Quy trình xây dựng mô hình chiến lược đại dương xanh
Công cụ và mô hình chiến lược đại dương xanh
Sơ đồ chiến lược – strategic canvas
Sơ đồ chiến lược là một công cụ giúp doanh nghiệp đánh giá sự khác biệt của sản phẩm, dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh. Nó bao gồm hai trục: trục x là các yếu tố cạnh tranh và trục y là mức độ khác biệt của sản phẩm,dịch vụ. Sơ đồ này giúp doanh nghiệp tìm ra những điểm mạnh và yếu của sản phẩm, dịch vụ để đưa ra các điều chỉnh cần thiết.
Sơ đồ chiến lược xây dựng chiến lược đại dương xanh
Biểu đồ trên cho thấy đối thủ đang có sự tập trung vào yếu tố: An toàn, tiện lợi, tiết kiệm nhiên liệu.
Công cụ khung 4 hành động
Công cụ này giúp doanh nghiệp tập trung vào việc tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ và đồng thời tạo ra giá trị cho khách hàng. Nó bao gồm 4 hành động: loại bỏ, giảm thiểu, tăng cường và tạo ra. Để doanh nghiệp tìm ra những điểm mạnh và yếu của sản phẩm,dịch vụ và đưa ra các quyết định phù hợp
Công cụ khung 4 hành động trong phân tích chiến lược đại dương xanh
Để điều chỉnh được các yếu tố trên, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi:
- Giảm bớt: Những yếu tố nào cần được giảm bớt xuống mức thấp hơn mức tiêu chuẩn trong ngành?
- Tạo ra: Những yếu tố nào chưa tồn tại trong ngành cần được hình thành?
- Tăng lên: Những yếu tố nào cần tăng lên cao hơn mức tiêu chuẩn trong ngành?
- Loại bỏ: Những yếu tố nào từng được xem là tất yếu cần được loại bỏ?
Mô hình mạng
Mô hình loại bỏ, cắt giảm, gia tăng và hình thành là công cụ phân tích hỗ trợ cho khung bốn hành động. Thật vậy, nếu bạn đã trả lời bốn câu hỏi trong khung bốn hành động ở trên, bạn nên bắt đầu điền các câu trả lời vào mô hình mạng sau đây:
Lưu ý: Các doanh nghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng ngang nhau của các hành động và chỉ tập trung vào việc phát triển và xây dựng thương hiệu của họ. Bởi vì chúng có thể làm tăng cơ cấu chi phí và thường khiến sản phẩm và dịch vụ không hoạt động theo yêu cầu của khách hàng.
Khi nào nên điều chỉnh chiến lược đại dương xanh?
Chiến lược đại dương xanh cần được điều chỉnh liên tục để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững. Các yếu tố sau có thể là dấu hiệu cho thấy cần điều chỉnh chiến lược:
Thị trường mới không còn cơ hội phát triển
Sự khác biệt của sản phẩm/dịch vụ không còn hiệu quả
Các đối thủ cạnh tranh bắt đầu sao chép chiến lược của doanh nghiệp
Thị trường đang có sự biến đổi lớn
Khách hàng có những yêu cầu mới
So sánh chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ
Đại dương xanh | Đại dương đỏ | |
Thị trường | Không có đối thủ cạnh tranh | Nhiều đối thủ cạnh tranh |
Nhu cầu | Tạo ra và đáp ứng các nhu cầu mới | Khai thác nhu cầu hiện tại |
Chi phí và giá trị | Phá vỡ mối liên quan đánh đổi giữa giá trị mang lại và chi phí bỏ ra | Đánh đổi giữa giá trị, lợi ích mang lại và chi phí bỏ ra |
Chiến lược | Điều chỉnh toàn bộ hoạt động của tổ chức để đảm bảo chi phí thấp và khác biệt hóa | Thực hiện chiến lược có chi phí thấp hoặc khác biệt với đối thủ |
Câu hỏi thường gặp
Chiến lược đại dương xanh của ai?
Chiến lược đại dương xanh được lấy từ tác phẩm cùng tên của hai tác giả W. Chan Kim và Renee Mauborgne.
Chiến lược đại dương xanh nói về gì?
Chiến lược đại dương xanh tập trung vào việc tạo ra giá trị nhằm đáp ứng nhu cầu tại một thị trường mới chưa có hoặc rất ít đối thủ cạnh tranh.
Tại sao gọi là chiến lược đại dương xanh?
Tên gọi chiến lược đại dương xanh xuất phát từ việc tạo ra giá trị nhằm đáp ứng nhu cầu tại một thị trường mới. Thị trường này giống như đại dương xanh ở ngoài đời, chưa được khái thác nên vẫn còn rất nhiều tài nguyên và cơ hội để phát triển.
Bài viết trên đã đưa ra cho bạn cái nhìn tổng quát về chiến lược đại dương xanh và so sánh với chiến lược đại dương đỏ. Theo dõi Tikop để cập nhật các kiến thức thú vị nhé!