Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Mất giá là gì? Mối liên hệ giữa mất giá và lạm phát trong nền kinh tế

Đóng góp bởi:

Sâm Nguyễn

Cập nhật:

03/10/2024

Mất giá là hiện tượng phổ biến có thể xảy ra đối với bất kỳ đồng tiền nào và trong mọi khoảng thời gian. Vậy mất giá là gì và những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Hãy cùng Tikop tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Mất giá là gì? 

Khái niệm tiền mất giá

Tiền mất giá là hiện tượng đồng tiền nội tệ giảm giá trị so với tiền ngoại tệ hay so với vàng. Việc tiền mất giá thường xảy ra khi Chính phủ tăng lượng nội tệ trao đổi với các đồng tiền khác, còn được gọi là phá giá tiền tệ.

Ví dụ đồng tiền mất giá

Ví dụ về việc tiền mất giá: Trong quá khứ, 1 USD đổi được 23.000 VND. Vào tháng 8 năm 2024, 1 USD đổi được 25.000 VND. Như vậy, tiền quốc nội Việt Nam đã mất giá.

>> Xem thêm: 100 đô là bao nhiêu tiền Việt hôm nay? Cập nhật tỷ giá mới nhất

Mất giá tiếng Anh là gì?

Mất giá tiếng Anh là Devaluation.

Khái niệm tiền mất giá

Khái niệm tiền mất giá

Nguyên nhân khiến tiền mất giá

Lạm phát

Lạm phát và việc đồng tiền mất giá có liên quan mật thiết với nhau. Khi xảy ra lạm phát, giá cả tăng cao, lúc này bạn sẽ phải bỏ nhiều tiền hơn thông thường để mua cùng một sản phẩm. Như vậy, tiền đã mất đi một khoảng giá trị.

Thâm hụt thương mại 

Thâm hụt thương mại xảy ra khi giá trị hàng hóa nhập khẩu lớn hơn giá trị hàng hóa xuất khẩu. Khi xuất khẩu không đủ, sẽ có ít ngoại tệ hơn, khiến giá trị đồng ngoại tệ tăng lên, đồng nghĩa với việc đồng nội tệ giảm giá trị.

Tình hình kinh tế, chính trị

Khi tình hình chính trị và kinh tế không ổn định, giá trị đồng nội tệ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Thực tế cho thấy, các quốc gia đang trải qua nội chiến, chiến tranh hoặc có chính sách kinh tế không hợp lý thường có đồng tiền yếu hơn nhiều so với các loại ngoại tệ.

Lệnh trừng phạt quốc tế

Các lệnh trừng phạt quốc tế làm hạn chế khả năng trao đổi hàng hóa ngoại tệ với nước ngoài, từ đó cũng gây khan hiếm tiền ngoại tệ. Một khi cung cầu ngoại tệ mất cân bằng, sẽ có sự tăng giá ngoại tệ và mất giá nội tệ xảy ra.

Thiếu dự trữ ngoại hối

Việc thiếu dự trữ ngoại hối dẫn đến thiếu cung ngoại hối, khiến khan hiếm ngoại tệ và nhờ đó đồng ngoại tệ cũng tăng giá trị. Lúc này, đồng tiền quốc nội cũng sẽ mất đi một phần giá trị khi quy đổi.

>> Xem thêm: Cung cầu là gì? Các yếu tố ảnh hưởng tới tác dụng của quy luật cung cầu

Các nguyên nhân dẫn đến việc tiền mất giá

Các nguyên nhân dẫn đến việc tiền mất giá

Hậu quả của việc đồng tiền bị mất giá

Việc đồng tiền mất giá gây ra nhiều ảnh hưởng nghiệm trọng đến nền kinh tế như:

  • Làm giảm các lợi ích xã hội.
  • Ngân khố Nhà nước có thể rơi vào tình trạng không đủ trả nợ nước ngoài.
  • Chi phí cho các hoạt động mua nhiên liệu từ nước ngoài tăng cao.
  • Hạn chế xuất nhập khẩu hoặc gia tăng vốn ra nước ngoài.
  • Có thể gây sụt giảm các hoạt động, nghiệp vụ tài chính ngân hàng.

Hậu quả khi tiền mất giá

Hậu quả khi tiền mất giá

Điều cần làm khi đồng tiền mất giá

Hiện tượng tiền mất giá thường xảy ra ở quy mô vĩ mô, khiến cho doanh nghiệp và cá nhân khó có thể kiểm soát. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một cơ hội đầu tư sinh lời cao cho những ai biết nắm bắt đúng thời điểm và chiến lược.

Cơ hội từ việc đầu tư:

  • Đầu tư vàng: Vàng thường được coi là tài sản an toàn trong bối cảnh tiền mất giá. Khi giá trị đồng tiền giảm, giá vàng thường tăng lên, giúp bảo toàn giá trị tài sản. Đầu tư vào vàng có thể là một cách hiệu quả để chống lại lạm phát và bảo vệ tài sản cá nhân.

  • Cổ phiếuquỹ đầu tư: Một số ngành có thể hưởng lợi từ tình hình kinh tế biến động, chẳng hạn như ngành công nghệ, năng lượng tái tạo, hoặc hàng tiêu dùng thiết yếu. Đầu tư vào cổ phiếu của các công ty hoạt động trong những lĩnh vực này có thể mang lại lợi nhuận cao khi nền kinh tế phục hồi.

  • Bất động sản: Thị trường bất động sản cũng có thể là một lựa chọn đầu tư hấp dẫn. Khi nền kinh tế ổn định trở lại, giá trị bất động sản có khả năng tăng lên, mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

>> Xem thêm: Top 11 kênh đầu tư tài chính online phổ biến nhất 2024

Mối quan hệ giữa mất giá và lạm phát

Tiền mất giá và lạm phát là hai hiện tượng liên quan mật thiết với nhau và cũng thường bị nhầm lẫn. Đồng tiền mất giá có thể sẽ kéo theo lạm phát xuất hiện, người dân phải bỏ ra nhiều tiền hơn để quy đổi ngoại tệ hay mua hàng hóa. Ví dụ bình thường bạn mua một cái bánh có giá 5.000 VND, khi xảy ra lạm phát bạn phải bỏ ra 7.000 VND để mua nó, lúc đó giá trị đồng tiền nội tệ cũng đã thấp hơn giá trị ban đầu.

Mối quan hệ giữa mất giá và lạm phát

Mối quan hệ giữa mất giá và lạm phát

Trường hợp mất giá nổi tiếng trong lịch sử thế giới

George Soros và Ngân hàng Anh năm 1992

Sự kiện lịch sử thế giới xảy ra vào ngày George Soros kiếm được hơn 1 tỷ đô thông qua lừa đảo, khiến Ngân hàng Anh buộc phải giảm mạnh giá trị của đồng bảng Anh. Năm 1992, đồng tiền của Anh được định giá quá cao, ai cũng nghĩ rằng Ngân hàng Anh sẽ mua hết đồng bảng với tỷ giá 2,78 - 3,13. Khi Đức hạ lãi suất, Soros đã mượn đồng bảng Anh và bán ra với tỷ giá hối đoái cao - 2,95 Mác Đức.

Các nhà đầu cơ đặt cược vào sự giảm giá của đồng bảng Anh. Ngày 16 tháng 9, quỹ Soros đã tăng từ 1,5 tỷ lên 10 tỷ đô la Mỹ. Để mua hết số bảng Anh của Soros, Ngân hàng Anh đã phải sử dụng tất cả khoản dự trữ của mình nhưng không đủ.

Tối ngày 16 tháng 9, Ngân hàng Anh thừa nhận buộc phải rút khỏi thỏa thuận châu Âu và giải phóng đồng bảng. Hôm sau, đồng tiền của Anh đã giảm 15% so với đồng Mác Đức và 25% so với đồng đô la Mỹ.

Siêu lạm phát ở Zimbabwe 2008

Siêu lạm phát ở Zimbabwe đã khiến người dân không thể mua nổi bình xăng hay nhu yếu phẩm. 12 triệu đô la Zimbabwe chỉ tương đượng với 50 xu Mỹ, mua được một bó rau héo, 10 triệu đô chưa mua được ổ bánh mì vì thực phẩm vô cùng khan hiếm. 

Lạm phát đỉnh điểm đến 500 tỷ phần trăm, lạm phát tăng gấp 20 lần. Đến nay nền kinh tế Zimbabwe vẫn chưa thể phục hồi. Đồng đô la Mỹ bắt đầu được chấp nhận thay cho đồng đô la Zimbabwe. Nguyên nhân của siêu lạm phát chủ yếu đến từ việc Chính phủ liên tục in tiền.

Tiền không còn mua nổi thức ăn - Nguồn ảnh: CafeF

Tiền không còn mua nổi thức ăn - Nguồn ảnh: CafeF

Lạm phát ở Venezuela 2019

Nền kinh tế Venezuela đã suy thoái trong suốt tám năm, trong đó có bốn năm siêu lạm phát. Từ năm 2014, tỷ lệ lạm phát của Venezuela thường xuyên mức cao nhất thế giới. Năm 2015, tỷ lệ lạm phát là 181% . Tỷ lệ này đạt 800% vào năm 2016, hơn 4.000% vào năm 2017, khoảng 1.700.000% năm 2018  và sau đó là  2.000.000%. Chính sách lấy dầu mỏ làm nguồn thu chính, khi công nghiệp khai thác dầu tuột dốc khiến cho nền kinh tế đi vào bế tắc.

>> Xem thêm: Suy thoái kinh tế là gì? Dấu hiệu và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế

Câu hỏi thường gặp

Đồng tiền mất giá là gì?

Đồng tiền mất giá là việc đồng nội tệ giảm giá trị so với đồng ngoại tệ.

Đồng nội tệ mất giá là gì?

Đồng nội tệ mất giá là đồng nội tệ đổi được ít ngoại tệ hơn so với trước kia.

Phá giá tiền tệ là gì?

Phá giá tiền tệ là việc Chính phủ liên tục in tiền, bơm tiền nội tệ khiến cho đồng tiền nội tệ mất giá.

Phá giá và lạm phát giống nhau không?

KHÔNG. Phá giá và lạm phát không giống nhau.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu về việc tiền mất giá là gì, nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng này. Đừng quên theo dõi Tikop để không bỏ lỡ Kiến thức tài chính quan trọng nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Khởi nghiệp là gì? Yếu tố quan trọng nhất khi khởi nghiệp hiện nay

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Khởi nghiệp là gì? Yếu tố quan trọng nhất khi khởi nghiệp hiện nay

Khởi nghiệp là một thuật ngữ mà bất cứ ai cũng đều nghe qua. Có rất nhiều người đã, đang và có suy nghĩ bắt đầu khởi nghiệp. Vậy khởi nghiệp là gì? Những lưu ý gì khi bắt đầu khởi nghiệp? Cùng Tikop theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên nhé!

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

27/09/2024

FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

FED là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực đầu tư, tài chính. Vậy FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, thị trường chứng khoán. Hãy cùng Tikop tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

25/11/2024

Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát và lãi suất

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát và lãi suất

Lạm phát và lãi suất là hai khái niệm quan trọng trong kinh tế học, có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau. Khi lạm phát tăng, lãi suất thường cũng tăng theo. Vậy tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng Tikop tìm hiểu chi tiết hơn về chính sách này nhé!

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

25/11/2024

Gửi tiền tiết kiệm là gì? Cách gửi tiết kiệm cho người mới bắt đầu

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Gửi tiền tiết kiệm là gì? Cách gửi tiết kiệm cho người mới bắt đầu

Gửi tiền tiết kiệm là một trong những hình thức đầu tư phổ biến hiện nay. Cùng Tikop tìm hiểu gửi tiền tiết kiệm là gì và cách gửi tiết kiệm cho người mới bắt đầu nhé!

tikop_user_icon

Nguyễn Thế Đông

tikop_calander_icon

06/08/2024