Chứng khoán cơ sở là gì?
Khái niệm chứng khoán cơ sở
Chứng khoán cơ sở là các loại chứng khoán niêm yết trên sàn chứng khoán, được sử dụng làm tài sản cơ sở cho sự hình thành chứng quyền và một số loại chứng khoán phái sinh. Về bản chất, chứng khoán cơ sở là điều kiện cần phải có trong hợp đồng phái sinh, chứng quyền.
Chứng khoán cơ sở là sản phẩm chứng khoán phổ biến
Chứng khoán cơ sở tiếng Anh là gì?
Chứng khoán cơ sở tiếng Anh là Underlying Security.
Các loại chứng khoán cơ sở chính
Có 2 loại chứng khoán cơ sở chính, bao gồm:
Cổ phiếu: Các cổ phiếu đang được niêm yết và giao dịch trên sàn HoSE và HNX.
Trái phiếu: Bao gồm cả trái phiếu linh hoạt được tạo ra nhằm tăng tính thanh khoản.
Các loại chứng khoán cơ sở chính
Tiêu chí đánh giá chứng khoán cơ sở
Các tiêu chí để đánh giá chứng khoán cơ sở bao gồm:
Mức vốn hóa trên thị trường
Mức độ thanh khoản
Tỷ lệ tự do chuyển nhượng
Chứng chỉ quỹ niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát hành
Tiêu chí đánh giá chứng khoán cơ sở
Đặc điểm của chứng khoán cơ sở
Chứng khoán cơ sở mang những đặc điểm nổi bật sau:
Tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở phải là tổ chức hành chính, mỗi nơi phát hành chứng khoán sẽ có những quy luật khác nhau.
Chứng khoán cơ sở giao dịch trên sàn chứng khoán, nhà đầu tư sẽ mở tài khoản tại công ty chứng khoán để giao dịch.
Thông thường, các điều khoản sản phẩm sẽ to tổ chức phát hành quy định, mỗi sản phẩm chứng khoán khác nhau sẽ có quy định, điều khoản khác nhau.
Chứng khoán cơ sở có khối lượng niêm yết cụ thể trên sàn trong một mốc thời gian.
Sau giao dịch, chứng khoán cơ sở sẽ được chuyển giao giữa bên bán và bên mua, nhà đầu tư có thể giữ trong khoản thời gian vô hạn miễn là giá trị của cổ phiếu đó và tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư vẫn tồn tại.
Không thể bán chứng khoán cơ sở khi chưa nắm giữ nó trong tài khoản, cổ phiếu tài khoản vào phiên chiều sau 2 ngày khớp lệnh mua.
Đặc điểm của chứng khoán cơ sở
Các thành phần trong thị trường chứng khoán cơ sở
Trong thị trường chứng khoán cơ sở, bao gồm các thành phần chính:
Doanh nghiệp: Cổ phiếu của doanh nghiệp được phát hành trực tiếp trên thị trường chứng khoán. Hầu hết các doanh nghiệp tham gia với mục đích huy động vốn để đầu tư, phát triển kinh doanh.
Nhà đầu tư: Là người cấp vốn cho thị trường chứng khoán nhằm tạo lợi nhuận thông qua hoạt động đầu tư. Trên thị trường chứng khoán cơ sở, có 3 dạng nhà đầu tư chính là nhà đầu tư tổ chức (tổ chức tài chính như quỹ đầu tư, ngân hàng, công ty bảo hiểm,...), nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư nước ngoài.
Công ty chứng khoán: Là những bên trung gian giúp người mua và người bán gặp nhau trên thị trường chứng khoán, đóng vai trò tạo sự cân đối và thực hiện giao dịch chứng khoán.
Cơ quan quản lý: Thường là Bộ Tài chính, đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cùng với các cơ quan chuyên môn như Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. Cơ quan quản lý nhằm đảm bảo sự công bằng, minh bạch trên thị trường.
Các thành phần trong thị trường chứng khoán cơ sở
Hướng dẫn giao dịch chứng khoán cơ sở
Cách tính phí giao dịch chứng khoán cơ sở
Phí giao dịch chứng khoán cơ sở là khoản phí nhà đầu tư cần trả cho công ty chứng khoán sau mỗi giao dịch thực hiện thành công.
Phí giao dịch chứng khoán cơ sở được xác định bằng phần trăm trên tổng giao dịch của nhà đầu tư. Mức phần trăm không quá 0.5% giá trị và do quy định của công ty chứng khoán. Ngoài ra, hiện nay các công ty chứng khoán đều quy định 2 mức phí giao dịch là phí giao dịch cho khách hàng có môi giới hỗ trợ, phí giao dịch cho khách hàng tự giao dịch.
Hướng dẫn giao dịch chứng khoán cơ sở
Hiện nay, mua bán chứng khoán cơ sở trên thị trường có 2 cách đặt lệnh phổ biến:
Nhà đầu tư tự thao tác đặt lệnh trên phần mềm giao dịch chứng khoán
Nhà đầu tư thông qua môi giới để đặt lệnh mua bán
>> Xem thêm Hướng dẫn chi tiết cách mở tài khoản chứng khoán chi tiết và những lưu ý cho người mới bắt đầu
Hướng dẫn giao dịch chứng khoán cơ sở
Phân biệt chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh
Thực tế, rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. Hãy cùng Tikop phân biệt ngay dưới đây nhé!
Chứng khoán cơ sở | Chứng khoán phái sinh | |
Ký quỹ | Phải có đủ tiền và cổ phiếu trước giao dịch. Hoặc có thể vay ký quỹ để mua cổ phiếu, chỉ cổ phiếu đạt tiêu chuẩn mới được giao dịch ký quỹ. | Chỉ ký quỹ một tỷ lệ nhất định so với các giá trị hợp đồng tương lai |
Thời gian giao dịch | 9:00 - 11:30 và 13:00 - 15:00 | 8:45 - 11:30 và 13:00 - 14:45 |
Khối lượng giao dịch tối thiểu và tối đa | Tối thiểu 100 cổ phiếu, tối đa 500.000 cổ phiếu mỗi lệnh (sàn HoSE) và 999.990 cổ phiếu (sàn HNX và sàn UpCOM). | Tối thiểu 1 hợp đồng, tối đa 500 họp đồng/lệnh. |
Thời gian sở hữu | Không giới hạn | Sở hữu tối đa đến ngày đáo hạn |
Số lượng niêm yết | Phụ thuộc vào tổ chức phát hành và khống chế thị trường giao dịch. | Có thể phát hành thoải mái, tự do và không giới hạn về số lượng. Giới hạn vị thế là 20.000 (nhà đầu tư chuyên nghiệp), 10.000 (nhà đầu tổ chức) và 5.000 (nhà đầu tư cá nhân). |
Khối lượng nắm giữ tối đa | Không giới hạn, trừ một số trường hợp đặc biệt hạn chế tỷ lệ nắm giữ của đầu tư nước ngoài. | 20.000 (nhà đầu tư chuyên nghiệp), 10.000 (nhà đầu tổ chức) và 5.000 (nhà đầu tư cá nhân). |
Thời điểm chuyển giao và thanh toán | Ngay sau giao dịch trong khi thời điểm chuyển giao của chứng khoán phái sinh là trong tương lai. | Tháng đáo hạn là tháng hiện tại, tháng kế tiếp, hai tháng cuối của 2 quý tiếp theo. |
Có nên đầu tư chứng khoán cơ sở không?
Thực tế, đầu tư chứng khoán cơ sở nổi bật với ưu điểm về độ uy tín do được phát hành bởi doanh nghiệp lớn, sức khỏe tài chính tốt nên phù hợp với những nhà đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, nhược điểm là lợi nhuận trong thời gian đầu không quá cao, tiềm ẩn rủi ro nhất định.
Vì thế, khi đầu tư chứng khoán cơ sở bạn cần cân nhắc về mục đích đầu tư, kỳ vọng lợi nhuận, khả năng đánh giá và kiểm soát rủi ro. Từ đó, có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn nhất nhé!
>>> Xem thêm: Cách phân tích kỹ thuật chứng khoán nhà đầu tư cần biết
Đầu tư chứng khoán cơ sở
Các câu hỏi thường gặp về chứng khoán cơ sở
Thị trường chứng khoán cơ sở là gì?
Thị trường chứng khoán cơ sở là nơi các công ty, tổ chức phát hành, giao dịch các chứng khoán cơ sở nhằm huy động vốn hoặc quản lý tài sản.
Tài khoản chứng khoán cơ sở là gì?
Tài khoản chứng khoán cơ sở là nơi tiền, cổ phiếu của bạn sẽ được lưu giữ.
Tìm hiểu tài khoản chứng khoán cơ sở
Chứng khoán phái sinh ảnh hưởng gì đến chứng khoán cơ sở?
Chứng khoán phái sinh góp phần hình thành giá chứng khoán cơ sở, góp phần làm ổn định thị trường chứng khoán cơ sở.
Phía trên là toàn bộ về chứng khoán cơ sở là gì, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về sản phẩm chứng khoán này. Ngoài ra, đừng quên truy cập Tikop.vn để cập nhật kiến thức chứng khoán mới nhất mỗi ngày nhé!