Tích lũy tư bản là gì?
Khái niệm tích lũy tư bản
Tích luỹ tư bản là sự chuyển hoá một bộ phận giá trị thặng dư trở thành tư bản. Nghĩa là, sau khi bán hàng, lợi nhuận thu được sẽ giữ lại một phần để gộp với vốn ban đầu sử dụng cho việc tái đầu tư sản xuất, mở rộng cơ sở hạ tầng hoặc đầu tư vào các dự án mới. Quá trình tích luỹ cơ bản đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, sản xuất để tạo ra lợi nhuận.
>>> Xem thêm: Quy luật kinh tế là gì? Phân biệt với tính chất kinh tế chi tiết
Tích luỹ tư bản là khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh tế chính trị Mác - Lenin
Ví dụ về tích lũy tư bản
Ví dụ công ty A đầu tư 500 triệu, sau quá trình sản xuất, kinh doanh thi công ty A thu về 700 triệu, trong đó giá trị thặng dư là 200 triệu. Sau đó, công ty A dùng 100 triệu cho hoạt động chi tiêu hàng ngày, và 100 triệu để thuê nhân viên, mua thêm tư liệu sản xuất nhằm mở rộng quy mô.
Tích lũy tư bản tiếng Anh là gì?
Tích luỹ tư bản tiếng Anh là Capital Accumulation.
Bản chất của tích lũy tư bản
Tái sản xuất đơn giản
Tái sản xuất giản đơn là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại, không thay đổi về quy mô. Ở quá trình này, toàn bộ giá trị thặng dư sẽ không được tái đầu tư cho sản xuất mà chỉ sử dụng cho tiêu dùng cá nhân.
Ví dụ một tư bản đầu tư 250 triệu, sau quá trình sản xuất thì thu về 400 triệu, trong đó giá trị thặng dư là 150 triệu. Sau đó, anh ta lại tiếp tục đầu tư 100 triệu để tái sản xuất, còn 150 triệu kia thì sử dụng để chi tiêu, tiêu dùng hàng ngày.
Tái sản xuất mở rộng
Tái sản xuất mở rộng là quá trình sản xuất được lặp lại với trình độ, quy mô lớn hơn ban đầu. Ở quá trình này, một phần giá trị thặng dư thu được sẽ được trích ra để đầu tư trở lại như mở rộng cơ sở hạ tầng hoặc đầu tư vào các dự án mới.
Ví dụ một nhà tư bản A đầu tư 400 triệu, sau quá trình sản xuất thì thu được 600 triệu, giá trị thặng dư là 200 triệu. Sau đó, nhà đầu tư A dùng 100 triệu cho chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, 100 triệu còn lại sử dụng để mua tư liệu, đầu tư dự án mới, thuê thêm công nhân,...
>>> Xem thêm: Chu kỳ kinh tế là gì? Các giai đoạn của chu kỳ kinh tế chi tiết
Bản chất của tư bản tài chính
Các nhân tố làm tăng quy mô tích lũy tư bản
Tăng khai thác thặng dư
Thông thường, các nhà tư bản có thể tăng giá trị thặng dư bằng cách đầu tư máy móc, thuê thêm nhân công,.. Tuy nhiên, nhiều nhà tư bản không làm như vậy, họ bắt số công nhân nâng năng suất lao động bằng cách tăng giờ làm hoặc tận dụng triệt để số máy móc hiện có.
Nhân tố làm tăng quy mô tích lũy tư bản là tăng khai thác thặng dư
Năng suất lao động
Thực tế, khi năng suất lao động tăng thì giá cả tư liệu sản xuất sẽ giảm. Theo đó, sự giảm giá cả tư liệu sản xuất sẽ đem lại 2 hệ quả:
Mở rộng đầu tư: Được thúc đẩy bằng cách chuyển đổi một phần lợi nhuận dành cho tích luỹ thành tài nguyên sản xuất và lao động. Điều này giúp các doanh nghiệp có thể đầu tư để mở rộng sản xuất và cải thiện quy mô kinh doanh. Bên cạnh đó, giá cả tài nguyên sản xuất giảm, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí khi mua nguyên liệu và trang thiết bị, từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất, mở rộng kinh doanh.
Tăng cường tiêu dùng: Được thực hiện bằng cách dồn một phần lợi nhuận dành cho tích luỹ vào tiêu dùng. Nghĩa là giá cả thấp hơn, người tiêu dùng sẽ có thể mua được nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn từ cùng một số tiền.
Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng
Tư bản sử dụng là khối lượng giá trị từ tư liệu lao động mà toàn bộ hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trình sản xuất. Trong khi đó, tư bản tiêu dùng là phần giá trị những tư liệu lao động được chuyển vào sản phẩm theo từng chu kỳ sản xuất dưới dạng khấu hao.
Chính vì thế, sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng là thước đo sự tiến bộ của lực lượng sản xuất.
Sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng là thước đo sự tiến bộ của lực lượng sản xuất
Quy mô của tư bản ứng trước
Tư bản ứng trước = Tư bản bất biến và tư bản khả biến
Vì thế, nếu trình độ bóc lột không đổi, khối lượng tư bản khả biến sẽ quyết định khối lượng giá trị thặng dư. Tư bản khả biến càng lớn thì khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn. Có thể thấy, quy mô của tư bản ứng trước càng lớn thì tích lũy tư bản càng cao.
Quy luật chung của tích lũy tư bản
Quy luật chung của tích luỹ tư bản bao gồm:
Trong xã hội tư bản, tư bản là các tài sản sản xuất như máy móc, nhà xưởng, vật liệu,... được tích lũy liên tục để sản xuất hàng hóa, thay vì tiêu thụ.
Tích lũy tư bản không chỉ làm tăng khối lượng tư bản mà còn nâng cao năng suất lao động thông qua sự áp dụng công nghệ mới và cải tiến quy trình sản xuất.
Với sự tăng lũy tiến của tư bản, nhu cầu về lao động cũng tăng, bởi vận hành tư liệu sản xuất cần sự tham gia của lao động, dẫn đến tăng cả lượng lao động và thu nhập của công nhân.
Một phần của tư bản được sử dụng để trả tiền công cho lao động. Khi tư bản và nhu cầu lao động tăng, tiền công cũng tăng, nhưng sự tăng này không ngăn chặn quá trình tích lũy tư bản.
Khi tư bản tích lũy, những người sở hữu tư bản có khả năng tập trung nó thành số lượng lớn hơn, tạo ra sự tập trung quyền lực kinh tế vào tay những người sở hữu tư bản lớn.
Quá trình tích lũy tư bản dẫn đến sự sản xuất ra một lượng lao động dư thừa, gọi là nhân khẩu thừa, cung cấp lao động linh hoạt và giá rẻ hơn, tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất.
Tích lũy tư bản cũng dẫn đến sự gia tăng về số lượng công nhân, nhưng tốc độ tăng này không đồng đều với tốc độ tăng của tư bản, có thể gây ra tình trạng thừa công nhân.
>>> Xem thêm: Quy luật giá trị là gì? Tác động đến nền kinh tế như thế nào?
Tích lũy tư bản không chỉ làm tăng khối lượng tư bản mà còn nâng cao năng suất lao động
Hệ quả của tích lũy tư bản
Tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản
Khi nhà tư bản tích lũy thêm tư bản, họ đầu tư vào việc mua sắm máy móc, công cụ, và tài sản khác để mở rộng sản xuất. Điều này làm tăng khối lượng tư liệu sản xuất và cơ sở vật chất, góp phần tạo ra giá trị thặng dư.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản bao gồm các yếu tố như máy móc, nhà xưởng, công nghệ, và tài sản khác, tạo nên khả năng sản xuất và bóc lột lao động. Các nhà tư bản sử dụng cơ sở vật chất này để tạo ra lợi nhuận và tích tụ tư bản ngày càng lớn.
Ví dụ: Mỗi công nhân có thể cấy 1 hecta lúa trong một ngày. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, các thiết bị cày cấy tự động được phát triển. Khi sử dụng các công nghệ này, mỗi công nhân có thể cấy được nhiều hecta hơn trong cùng một khoảng thời gian.
Tích luỹ tư bản là sự chuyển hoá một bộ phận giá trị thặng dư trở thành tư bản
Tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản
Để mở rộng quy mô sản xuất, nhà tư bản sẽ tái sản xuất mở rộng, tư bản hóa giá trị thặng dư tức là trích một phần giá trị thặng dư thu được để tái đầu tư sản xuất cho chu kỳ sản xuất tiếp theo. Đó là quá trình tích tụ tư bản. Và để mở rộng quy mô sản xuất, nhà tư bản có thể hợp nhất tư bản cá biệt thành một tư bản cá biệt lớn hơn, đó là quá trình tập trung tư bản.
Như vậy, tích tự tư bản làm cho tư bản cá biệt tăng lên và tư bản xã hội cũng tăng theo. Còn tập trung tư bản chỉ làm cho tư bản cá biệt tăng quy mô còn tư bản xã hội không đổi.
Ví dụ:
Tư bản cá biệt A đầu tư 500.000$ vào một doanh nghiệp nhỏ sản xuất đồ điện tử.
Tư bản cá biệt B đầu tư 100.000$ vào một nhà máy sản xuất ô tô.
Tư bản cá biệt C đầu tư 300.000$ vào một công ty sản xuất điện thoại di động.
Khi sự tập trung tư bản diễn ra, ba tư bản cá biệt A, B và C hợp nhất thành tư bản D. Tư bản D có quy mô lớn hơn với tổng vốn đầu tư là 900.000$.
>>> Xem thêm: Vốn đầu tư là gì? 9 điều nhà đầu tư cần biết về vốn đầu tư
Tích tự tư bản làm cho tư bản cá biệt tăng lên và tư bản xã hội cũng tăng theo
Tích lũy tư bản làm bần cùng hóa người lao động làm thuê
Bần cùng hoá tương đối là tỷ lệ thu nhập của giai cấp công nhân trong thu nhập quốc dân ngày càng giảm, tỷ lệ thu nhập của giai cấp tư bản ngày càng tăng. Bần cùng hóa tuyệt đối thể hiện rõ nét ở những người đang thất nghiệp, ở toàn bộ giai cấp công nhân khi tình hình kinh tế khó khăn như khủng hoảng kinh tế, lạm phát, suy thoái…
Ví dụ: Trong một chu kỳ sản xuất, thu nhập của giai cấp tư bản có thể tăng 5%, trong khi thu nhập của công nhân chỉ tăng 2%. Mặc dù thu nhập của cả hai tầng lớp đều tăng tuyệt đối, nhưng tốc độ tăng của thu nhập của giai cấp tư bản nhanh hơn nhiều so với thu nhập của công nhân.
Thực trạng tích tích lũy tư bản tại Việt Nam hiện nay
Ở nền kinh tế thị trường tại Việt Nam hiện nay, xu hướng tích luỹ tư bản đang diễn ra với các đặc trưng:
Tăng trưởng kinh tế: Trong năm 2023, GDP Việt Nam tăng trưởng kinh tế ước đạt 5,05% (Quý I tăng 3,41%; quý II tăng 4,25%; quý III tăng 5,47%; quý IV tăng 6,72%). Có thể thấy, Việt Nam đang tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây, tạo môi trường thuận lợi cho tích luỹ tư bản, để các cá nhân, doanh nghiệp tăng cường sản xuất, đầu tư kinh doanh.
Các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh: Trong năm 2023, đã có 159.294 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (tăng 7.2% so với năm 2022), các doanh nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng. Góp phần đáng kể vào việc tích luỹ tư bản trong nền kinh tế, các doanh nghiệp có thể tập trung vào cơ sở hạ tầng, công nghệ và quy mô sản xuất.
Sự đầu tư của Chính phủ: Chính phủ Việt Nam không ngừng thúc đẩy tích luỹ tư bản thông qua việc đầu tư cho hạ tầng, công nghệ, nông nghiệp,...
Sự phát triển của thị trường tài chính: Các thị trường chứng khoán, tài chính tại Việt Nam đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong năm 2023 - 2024. Điều này cung cấp công cụ, cơ chế tài chính để cá nhân, tổ chức tích luỹ tư bản bằng cách đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu,...
Thực trạng tích tích lũy tư bản tại Việt Nam hiện nay
Câu hỏi thường gặp
Nguồn gốc của tích lũy tư bản là gì?
Nguồn gốc của tích luỹ tư bản là giá trị thặng dư và tư bản tích luỹ chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản.
Mục đích của tích lũy tư bản là gì?
Mục đích chính của tích luỹ tư bản là tạo ra lợi nhuận tối đa từ các hoạt động kinh doanh thông qua việc tối ưu hoá sử dụng nguồn lực, tăng cường năng suất và giảm chi phí.
Quy mô tích lũy tư bản là gì?
Quy mô tích luỹ tư bản là việc tăng quy mô tư bản cá biệt bằng tích luỹ của các nhà tư bản riêng rẽ.
Có mấy nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản?
Có 4 nhân tổ ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản là tăng khai thác thặng dư, năng suất lao động, chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng và quy mô của tư bản ứng trước.
Vì sao các nhà tư bản thực hiện tích luỹ tư bản?
Các nhà tư bản thực hiện tích luỹ tư bản vì quy luật giá trị thặng dư, quy luật cạnh tranh chi phối và theo đuổi giá trị thặng dư.
Phía trên là toàn bộ về tích luỹ tư bản, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này. Ngoài ra, đừng quên truy cập Tikop.vn để cập nhật kiến thức tài chính mới nhất mỗi ngày nhé!