Phi tài chính là gì?
Khái niệm phi tài chính
Phi tài chính hay doanh nghiệp phi tài chính là những doanh nghiệp không hoạt động trong lĩnh vực tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán,...). Thay vào đó, các doanh nghiệp phi tài chính có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, giao dục, bán lẻ,...Mục đích hoạt động của doanh nghiệp phi tài chính bên cạnh lợi nhuận còn là vì cộng đồng, giáo dục hay nâng cao nghiệp vụ,...
Khái niệm phi tài chính và doanh nghiệp phi tài chính
>> Đọc thêm: Huy động vốn là gì? 9 điều doanh nghiệp và nhà đầu tư cần biết
Ví dụ về doanh nghiệp phi tài chính
Một số ví dụ về doanh nghiệp phi tài chính bao gồm các tổ chức chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận vì mục đích từ thiện - xã hội - giáo dục - tôn giáo, hiệp hội thương mại, tổ chức nghệ thuật cộng đồng như Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF - World Wide Fund for Nature), Tổ chức sinh viên phi lợi nhuận lớn nhất thế giới (AIESEC - Association Internationale des Étudiants en Sciences Économiques et Commerciales), Tổ chức tình nguyện vì giáo dục (VEO - Volunteer for Education), Hội chữ thập đỏ Việt Nam,...
Yếu tố phi tài chính là gì?
Các yếu tố phi tài chính trong các tổ chức và doanh nghiệp bao gồm danh sách nhân sự, trình độ - nghiệp vụ, bộ máy quản lý nội bộ,... được phân thành các nhóm lớn thể hiện thành phần bên trong một doanh nghiệp như nhân sự phòng ban, cá nhân, tổ chức, đối tác của công ty.
Các yếu tố phi tài chính luôn tồn tại trong doanh nghiệp
>> Đọc thêm: Chiến lược kinh doanh là gì? Nguyên tắc xây dựng chiến lược hiệu quả
Đặc điểm của doanh nghiệp phi tài chính
Ngân hàng dựa vào mức độ cung cấp hàng hoá, dịch vụ để phân chia thành loại hình doanh nghiệp tài chính và doanh nghiệp phi tài chính. Các doanh nghiệp phi tài chính sẽ tập trung vào các hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ và lấy đó làm trọng tâm cho hoạt động kinh doanh của mình.
>> Đọc thêm: Định giá doanh nghiệp là gì? 6 cách định giá phổ biến hiện nay
Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp phi tài chính
Các doanh nghiệp phi tài chính có vốn đầu tư không bao gồm tiền vay ngân hàng, trái phiếu hay cổ phiếu, mà tập trung vào việc phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ để tạo ra lợi nhuận và tái đầu tư. Vậy, ưu điểm là doanh nghiệp phi tài chính không có các khoản nợ lớn đe doạ phá sản và gây áp lực lên việc vận hành, không bị phụ thuộc vào các nhà đầu tư bên ngoài.
Mặc khác, chính điểm này cũng trở thành nhược điểm của các doanh nghiệp phi tài chính. Khi không có nguồn lực tài chính đủ mạnh, các doanh nghiệp này có thể gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô, phát triển sản phẩm mới, hoạt động marketing hoặc chiêu mộ nhân tài.
Ưu điểm và nhược điểm của hình thức phi tài chính
>> Đọc thêm: Cơ chế thị trường là gì? Ưu điểm, nhược điểm, ví dụ chi tiết
Sự khác nhau giữa doanh nghiệp tài chính và doanh nghiệp phi tài chính
Sự khác nhau giữa doanh nghiệp tài chính và doanh nghiệp phi tài chính dễ thấy nhất là mức độ rủi ro khi đầu tư vào 2 dạng doanh nghiệp này. Theo các chuyên gia trong ngành tài chính - ngân hàng, rủi ro khi cho doanh nghiệp tài chính vay thường cao hơn so với khi cho doanh nghiệp phi tài chính vay.
Ngoài ra, các doanh nghiệp tài chính cũng chịu ảnh hưởng nặng nề hơn khi nền kinh tế bị suy thoái hay thị trường chứng khoán xảy ra nhiều biến động.
Điểm khác biệt giữa doanh nghiệp tài chính và doanh nghiệp phi tài chính
Rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp phi tài chính
Tuy được đánh giá là ít rủi ro hơn các doanh nghiệp tài chính, các doanh nghiệp phi tài chính vẫn tiềm ẩn một số rủi ro khi đầu tư, bao gồm:
- Rủi ro về thanh khoản và các dòng tiền: Tài sản doanh nghiệp tài chính thường sẽ là tiền. Trong khi đó, tài sản hay tiền mặt của doanh nghiệp phi tài chính thường sẽ được chi để mua nguyên vật liệu, thiếu bị để phục vụ hoạt động kinh doanh. Do đó, khả năng thanh khoản của doanh nghiệp tài chính sẽ cao hơn.
- Rủi ro về nguồn vốn: Bởi vì tài sản doanh nghiệp phi tài chính tập trung để sản xuất kinh doanh. Do đó, lợi nhuận sẽ chỉ có khi doanh nghiệp bán được hàng. Từ đó mới có nguồn vốn để xoay vòng cho hoạt động kinh doanh tiếp theo,... Trong khi đó, doanh nghiệp tài chính sẽ có nguồn vốn ổn định hơn bởi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nhiều.
- Rủi ro về pháp lý: Doanh nghiệp tài chính thường là các doanh nghiệp lớn nên yêu cầu giấy tờ sẽ cao hơn và có sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước, chính phủ,... Trong khi đó, doanh nghiệp phi tài chính cũng phải tuân thủ quy định kinh doanh chung, nhưng không phải tuân thủ các quy định tài chính cụ thể như áp dụng với doanh nghiệp tài chính.
Các rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp phi tài chính
4 cách giúp doanh nghiệp phi tài chính phát triển
- Cải thiện khả năng quản lý tài chính: Việc cải thiện khả năng quản lý tài chính bao gồm quản lý chi phí, phân bổ tài sản hiệu quả, và tăng cường quản lý nợ. Luôn chuẩn bị kế hoạch dự phòng và chi phí cho các rủi ro khi vận hành dự án.
- Tạo ra thêm nguồn tài chính: Các doanh nghiệp phi tài chính có thể tìm kiếm các khoản vay từ các tổ chức tài chính, tìm kiếm đối tác đầu tư, hỗ trợ từ chính phủ hoặc hợp tác với các doanh nghiệp phi tài chính khác để chia sẻ tài nguyên.
- Mở rộng quan hệ đối đối tác: Mối quan hệ với các đối tác chiến lược của các tổ chức phi tài chính là yếu tố giúp hình thức doanh nghiệp này phát triển. Tập trung vào việc phát triển sản phẩm, dịch vụ để tạo nên giá trị trao đổi với các đối tác sẽ giúp các tổ chức kết nối với nhiều khách hàng hơn và củng cố uy tín của tổ chức.
- Tăng cường năng lực cạnh tranh: Tăng cường năng lực cạnh tranh bao gồm việc tập trung vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm, cải thiện quy trình sản xuất và tăng cường khả năng tiếp cận thị trường của tổ chức, giúp cho tổ chức phát triển bền vững.
Những cách cải thiện hiệu quả hoạt động và phát triển của doanh nghiệp phi tài chính
>> Đọc thêm: Bài học quản lý tài chính cá nhân đến từ các chuyên gia
Câu hỏi thường gặp
Ngành nghề phi tài chính là gì?
Ngành nghề phi tài chính là các ngành nghề không liên quan đến ngành tài chính - ngân hàng. Một số ví dụ về ngành nghề phi tài chính như y khoa, thể thao, du lịch giải trí,...
Công ty phi tài chính là gì?
Công ty phi tài chính hay doanh nghiệp phi tài chính là những doanh nghiệp không hoạt động trong lĩnh vực tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư,...
Tổ chức phi tài chính là gì?
Tổ chức phi tài chính là những tổ chức hoạt động không có mục đích kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thông thường như các doanh nghiệp tài chính, nhắc đến các doanh nghiệp phi tài chính thì không thể không nhắc đến các tổ chức chính phủ, tổ chức từ thiện, tổ chức xã hội.
Trên đây là bài viết Phi tài chính là gì? Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp phi tài chính. Hãy theo dõi Tikop ngay để đón đọc các bài viết kiến thức tài chính mới nhất nhé!