Phân tích cơ bản là gì?
Khái niệm phân tích cơ bản chứng khoán
Phân tích cơ bản là phương pháp đo lường giá trị nội tại của cổ phiếu dựa trên các yếu tố có ảnh hưởng tới giá trị cổ phiếu như tình hình kinh tế, chính sách của Nhà nước, hiệu quả hoạt động kinh doanh,... Mục tiêu của phương pháp này là tìm ra mức định giá đúng cho cổ phiếu để đánh giá liệu chứng khoán đó đang được định giá phù hợp hay chưa, từ đó có thể ra quyết định đầu tư.
>> Xem thêm: Định giá cổ phiếu là gì? 10 phương pháp định giá cổ phiếu hiệu quả
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi
Ví dụ về phân tích cơ bản
Mã cổ phiếu A sau quá trình phân tích cơ bản có giá trị thực là 30.000đ/ cổ phiếu. Thời điểm hiện tại, cổ phiếu A được giao dịch trên thị trường với giá 25.000đ/ cổ phiếu. Vậy, mã cổ phiếu A có tiềm năng tăng giá trong tương lai, thích hợp để đầu tư.
Phân tích cơ bản tiếng Anh là gì?
Phân tích cơ bản tiếng Anh là Fundamental Analysis.
>> Xem thêm: Phân tích tài chính là gì? 6 phương pháp phổ biến, hiệu quả
Nguyên lý hoạt động của phân tích cơ bản
Phương pháp phân tích cơ bản hoạt động dựa trên giả định rằng không phải lúc nào thị trường cũng phản ánh đúng giá trị nội tại của cổ phiếu. Việc sử dụng các dữ liệu kết hợp cùng các giả định để tìm ra giá trị hợp lý của cổ phiếu, sau đó dựa vào kết quả thu được để đưa ra các quyết định giao dịch chính là nguyên lý hoạt động của phương pháp trên.
Nhà đầu tư có thể xác định giá trị nội tại của cổ phiếu
Vai trò của hoạt động phân tích cơ bản trong chứng khoán
Các nhà phân tích sẽ xác định giá trị thực của cổ phiếu thông qua phân tích, sau đó so sánh với giá hiện tại của chứng khoán. Nếu giá thị trường thấp hơn giá trị được phân tích của cổ phiếu, cổ phiếu được coi là bị định giá thấp và sẽ được khuyến nghị mua. Ngược lại, nếu giá trị thị trường cao hơn thì cổ phiếu được coi là được định giá cao, không nên mua hoặc bán ra nếu đang nắm cổ phiếu này.
Ngoài ra, phân tích cơ bản còn đánh giá được khả năng quản lý của doanh nghiệp, tiềm năng phát triển hay dự đoán được giá cổ phiếu trong tương lai. Đây là phương pháp hữu ích có thể sử dụng thường xuyên trong phân tích chứng khoán.
>> Xem thêm: Cách phân tích kỹ thuật chứng khoán nhà đầu tư cần biết
Phương pháp này giúp đánh giá tiềm năng của chứng khoán
Phương pháp phân tích cơ bản phù hợp với ai?
Người thực hiện phân tích cơ bản thường là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, vì phương pháp này phải được tiến hành lâu dài và áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau. Các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm cũng sử dụng kết quả phân tích này vào quá trình lựa chọn tài nguyên đầu tư, qua đó thu được nguồn lợi lớn với rủi ro thấp.
Các phương pháp phân tích cơ bản phổ biến hiện nay
Phân tích định tính
Phân tích định tính có thể dựa vào các chỉ tiêu như:
Kỳ vọng ngành: Ngành đang hoạt động có được Nhà nước tạo điều kiện hay có tiềm năng phát triển không, thị trường ngành đang có biến động mạnh hay đứng yên,...
Mô hình sản xuất kinh doanh: Dự đoán doanh nghiệp có tiềm năng mở rộng hay không.
Khả năng cạnh tranh: Xem xét doanh nghiệp có hội tụ các yếu tố như độ nhận diện tốt, quy mô kinh doanh lớn, lịch sử phát triển bền vững,... hay không.
Mức độ rủi ro: Doanh nghiệp có những biện pháp đối phó với ảnh hưởng từ thị trường, chính sách vĩ mô hay các chu kỳ kinh tế hay không.
Ban quản trị và lãnh đạo: Doanh nghiệp có đội ngũ lãnh đạo uy tín, có tầm nhìn, nhiều kinh nghiệm, đồng hành với cổ đông sẽ là sự lựa chọn sáng suốt.
Phân tích định tính là phương pháp khá phổ biến
Phân tích định lượng
Các chỉ tiêu định lượng có thể đo lường và thể hiện bằng số liệu cụ thể như:
- Bảng cân đối kế toán: Phản ánh chất lượng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Cho biết mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh, bao gồm các thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận,...
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Thể hiện dòng tiền của doanh nghiệp, các hoạt động kinh doanh có thực ra tạo ra tiền hay không.
- Lợi nhuận: Lợi nhuận thu được càng lớn chứng tỏ công ty kinh doanh tốt và có triển vọng.
Ưu điểm, nhược điểm của phân tích cơ bản trong chứng khoán
Ưu điểm
Một số ưu điểm của phân tích cơ bản là:
- Dự đoán được giá của cổ phiếu.
- Giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư chứng khoán dài hạn.
- Giúp nhà đầu tư phân loại được các công ty tốt để đầu tư.
Nhược điểm
Phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm như:
- Đòi hỏi nhiều thời gian để thu thập và xử lý khối lượng thông tin lớn.
- Độ chính xác phụ thuộc vào các số liệu tài chính được cung cấp.
- Dựa trên các giả định chủ quan của người phân tích.
- Thiếu các yếu tố cung cầu hay tâm lý nhà đầu tư trên thị trường.
Phân tích cơ bản cần khối lượng thông tin lớn
So sánh phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trong chứng khoán
Phân biệt phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
Phân tích cơ bản | Phân tích kỹ thuật | |
Mục tiêu | Đo lường giá trị nội tại so với giá trị thị trường, xác định xem định giá cao hay thấp, từ đó đưa ra quyết định phù hợp. Phù hợp đầu tư dài hạn. | Sử dụng các mô hình biểu đồ giá kết hợp cùng các công cụ khác nhằm dự báo tăng giảm của cổ phiếu. Phù hợp đầu tư ngắn hạn. |
Nguồn dữ liệu | Các thông tin đến từ báo cáo tài chính, tình hình kinh tế, sức khoẻ tài chính doanh nghiệp,... | Lịch sử về giá, khối lượng giao dịch,... |
Công cụ | Các chỉ số tài chính như P/E, P/B, EPS,... Các phương pháp định giá như DCF, FCFF, FCFE,... | Các biểu đồ nến, biểu đồ đường, các chỉ báo kỹ thuật,... |
Nên chọn phương pháp phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật trong chứng khoán?
Mỗi phương pháp phân tích đều có điểm mạnh và điểm yếu của riêng mình. Nếu bạn muốn đầu tư tài chính ngắn hạn, chốt lời nhanh, chiến lược phân tích kỹ thuật sẽ phù hợp hơn cả. Nếu bạn muốn đầu tư dài hạn, phương pháp phân tích cơ bản sẽ là sự lựa chọn phù hợp.
Bên cạnh đó, 2 phương pháp này chỉ khác nhau về các thức hoạt động chứ không hề không xung đột lẫn nhau. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể áp dụng cả hai phương pháp này cùng lúc.
Phân tích cơ bản phù hợp với đầu tư dài hạn
Các câu hỏi thường gặp
Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật khác nhau như thế nào?
Phân tích cơ bản xác định giá trị nội tại của cổ phiếu so với thị trường, phù hợp với các chiến lược đầu tư dài hạn. Phân tích kỹ thuật sử dụng mô hình biểu đồ giá kết hợp cùng các công cụ chỉ báo khác nhằm dự báo đà tăng giảm của cổ phiếu, phù hợp với hoạt động đầu tư ngắn hạn chốt lời nhanh.
Các yếu tố cần chú trọng khi dùng phương pháp phân tích cơ bản?
Phương pháp phân tích cơ bản tốn nhiều thời gian và lượng thông tin lớn, đồng thời cần chú trọng độ chính xác của số liệu, lựa chọn nhà phân tích uy tín để đạt được kết quả chính xác.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về phương pháp phân tích cơ bản. Đừng quên theo dõi chuyên mục chứng khoán tại Tikop để không bỏ lỡ tin tức chứng khoán hữu ích nhé!