Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Luỹ kế là gì? Cách tính luỹ kế, lỗ luỹ kế chuẩn, có ví dụ

Đóng góp bởi:

Trang Huynh

Cập nhật:

28/10/2024

Trong quản lý kinh doanh và tài chính, luỹ kế đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về luỹ kế là gì, cách tính luỹ kế, lỗ luỹ kế chuẩn và những ví dụ thực tế, Tikop sẽ cũng bạn tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

Luỹ kế là gì?

Định nghĩa luỹ kế

Lũy kế là thuật ngữ dùng để chỉ những số liệu được tổng hợp từ trước đó và được tính vào phần hạch toán của kỳ tiếp theo. Hay nói một cách đơn giản để hiểu thì lũy kế là việc cộng dồn các số liệu theo thời gian, nối tiếp nhau.

Luỹ kế tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh lũy kế được gọi là Cummulative.

Ví dụ về luỹ kế

Trong tháng 2, công ty nợ 5 triệu đồng. Sau đó, trong tháng 3, công ty lại nợ thêm 3 triệu đồng. Nếu công ty không trả khoản nợ từ tháng 2, thì nó sẽ được cộng dồn vào khoản nợ của tháng 3, tổng nợ sẽ là 8 triệu đồng. Trong trường hợp này, chỉ có khoản nợ 8 triệu đồng trong tháng 3 được coi là lũy kế, không tính thêm khoản nợ 5 triệu từ tháng 2.

>>Xem thêm: Bẫy "chi phí chìm" là gì ? Làm thế nào để tránh bẫy chi phí chìm?

Lũy kế là việc tính toán và cộng dồn các số liệu theo từng kỳ (Nguồn: VinaHost)

Lũy kế là việc tính toán và cộng dồn các số liệu theo từng kỳ (Nguồn: VinaHost)

Công thức luỹ kế chi tiết 

Công thức tính luỹ kế

Lũy kế = Số liệu phát sinh trong kỳ hiện tại + Lũy kế từ kỳ trước

Trong đó:

  • Phát sinh trong thời kỳ đầu là số liệu mới phát sinh trong kỳ đang xét
  • Lũy kế của các tháng trước à tổng lũy kế của các kỳ trước

Ví dụ minh họa

Giả sử trong tháng 3, công ty XYZ có một khoản doanh thu là 10 triệu đồng. Trong tháng 4, công ty tiếp tục có doanh thu 8 triệu đồng. Khi tính tổng lũy kế của tháng 4, chúng ta sử dụng công thức trên:

Lũy kế tháng 4 = 8 triệu (phát sinh trong tháng 4) + 10 triệu (lũy kế từ tháng 3) = 18 triệu đồng.

Ở đây, lũy kế tháng 4 là 18 triệu đồng, bao gồm cả số doanh thu phát sinh trong tháng 4 và lũy kế từ tháng 3.

>>Xem thêm: Bong bóng dotcom là gì? Những điều cần biết về bong bóng dotcom

Các số liệu sau khi được cộng dồn theo từng giai đoạn sẽ được sử dụng để tính toán cho phần hạch toán của kỳ tiếp theo

Các số liệu sau khi được cộng dồn theo từng giai đoạn sẽ được sử dụng để tính toán cho phần hạch toán của kỳ tiếp theo

Các khái niệm liên quan đến luỹ kế

Lỗ lũy kế là gì?

Lỗ lũy kế là thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả sự giảm giá trị của tài sản, phản ánh sự chênh lệch giữa giá trị tài sản ghi trên sổ sách (GCU) và giá trị thực tế thu được từ việc bán lại tài sản đó. Sự giảm giá trị này thường được ghi nhận dưới dạng lỗ lũy kế.

Công thức tính lỗ lũy kế

Lỗ lũy kế = Giá trị ghi trên sổ GCU - Giá trị thu hồi của GCU

Lỗ lũy kế xuất phát từ sự chênh lệch giữa giá trị tài sản được ghi trên sổ sách và giá trị thực tế thu được khi tài sản được bán lại. Nếu giá trị thu hồi thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách, sự chênh lệch đó sẽ được coi là lỗ lũy kế. Trong nhiều trường hợp, lỗ lũy kế này được hiểu là một dạng khấu hao của tài sản của doanh nghiệp.

Ví dụ: Một doanh nghiệp mua một máy móc để sử dụng trong quá trình sản xuất. Giả sử máy móc này có tuổi thọ 10 năm và giá trị ban đầu là 100.000 VNĐ. Tuy nhiên, sau khi sử dụng trong 5 năm, do tình trạng mòn mòn, hỏng hóc hoặc kỹ thuật lạc hậu, giá trị thực tế của máy móc này đã giảm xuống chỉ còn 60.000 VNĐ. 

Lỗ lũy kế = Giá trị ghi trên sổ sách - Giá trị thực tế của tài sản 100.000 - 60.000 = 40.000 VNĐ

>>Xem thêm: Đảo nợ là gì? Những quy định về đảo nợ ngân hàng mới nhất 2024

Tính toán lũy kế bằng cách cộng dồn số liệu phát sinh trong thời kỳ hiện tại với lũy kế từ các tháng trước đó (Nguồn: oneday.com)

Tính toán lũy kế bằng cách cộng dồn số liệu phát sinh trong thời kỳ hiện tại với lũy kế từ các tháng trước đó (Nguồn: oneday.com)

Hao mòn lũy kế là gì?

Hao mòn luỹ kế thường ám chỉ sự giảm sút về hiệu suất hoạt động hoặc giá trị của tài sản trong thời gian. Đây có thể là kết quả của việc sử dụng liên tục hoặc do các yếu tố khác như quá trình lão hóa tự nhiên hoặc kỹ thuật. 
Hao mòn lũy kế là khái niệm được sử dụng để chỉ sự giảm dần giá trị của tài sản theo thời gian, thông qua việc ghi nhận một phần của giá trị tài sản trên sổ sách như là khoản lỗ lũy kế.

Ví dụ: Khi một công ty đầu tư vào một dây chuyền sản xuất mới, giá trị ban đầu của dây chuyền này sẽ được ghi nhận trong sổ sách. Tuy nhiên, qua các chu kỳ sử dụng, dây chuyền này sẽ trải qua quá trình hao mòn và giảm đi giá trị. Mỗi kỳ kế toán, một phần của giá trị mòn này sẽ được ghi nhận trong khoản hao mòn lũy kế, dần dần giảm đi giá trị ghi trên sổ sách của tài sản đó.

Khấu hao lũy kế là gì?

Khấu hao lũy kế đơn giản là tổng của số tiền khấu hao tích lũy từ năm hiện tại và các năm trước đó. Nó là tổng hợp của các khoản khấu hao đã được ghi nhận từ các giai đoạn trước, tạo nên một tổng số tiền đã khấu hao của tài sản đó tính đến thời điểm hiện tại.

Ví dụ: Giả sử bạn có một máy móc với giá trị ban đầu là 100 triệu đồng và tuổi thọ được ước tính là 10 năm, mỗi năm bạn khấu hao 10 triệu đồng. Sau 3 năm, tổng khấu hao lũy kế của máy móc này sẽ là:
Khấu hao lũy kế = 10 triệu (năm 1) + 10 triệu (năm 2) + 10 triệu (năm 3) = 30 triệu đồng.

Như vậy, sau 3 năm, tổng số tiền đã khấu hao của máy móc này là 30 triệu đồng. Điều này cho thấy sự tích lũy của số tiền đã được khấu hao qua các giai đoạn trước đó.

>>Xem thêm: Vốn kinh doanh là gì? Đặc điểm, vai trò và phân loại vốn kinh doanh

Doanh nghiệp sẽ cần phải ghi nhận khoản lỗ lũy kế trong báo cáo tài chính để minh bạch về tình trạng tài chính của mình

Doanh nghiệp sẽ cần phải ghi nhận khoản lỗ lũy kế trong báo cáo tài chính để minh bạch về tình trạng tài chính của mình

Lợi nhuận luỹ kế là gì?

Lợi nhuận luỹ kế là tổng lợi nhuận tích lũy từ đầu kỳ đến cuối kỳ. Đây là lợi nhuận chưa được phân phối hoặc lợi nhuận đã giữ lại để tái đầu tư hoặc phân phối sau này.

Ví dụ: Công ty A bắt đầu hoạt động kinh doanh vào năm 2021 và ghi nhận các lợi nhuận hàng năm như sau:

  • Năm 2021: Lợi nhuận là 50.000 VNĐ
  • Năm 2022: Lợi nhuận là 70.000 VNĐ
  • Năm 2023: Lợi nhuận là 90.000 VNĐ

Vậy tổng lợi nhuận tích lũy từ đầu kỳ đến cuối kỳ (lợi nhuận luỹ kế) sẽ là:

Lợi nhuận luỹ kế = Lợi nhuận năm 20210 + Lợi nhuận năm 2022 + Lợi nhuận năm 2023 = 50.000 + 70.000 + 90.000 = 210.000 VNĐ

Lợi nhuận lũy kế sẽ phản ánh sự tăng giá trị của tài sản so với giá trị được ghi trên sổ sách (Nguồn: AzFin)

Lợi nhuận lũy kế sẽ phản ánh sự tăng giá trị của tài sản so với giá trị được ghi trên sổ sách (Nguồn: AzFin)

Luỹ kế thanh toán tạm ứng là gì?

Luỹ kế thanh toán tạm ứng là tổng giá trị các thanh toán tạm ứng đã thực hiện từ đầu kỳ đến cuối kỳ hiện tại. Đây là phần tiền đã được thanh toán trước cho các dự án hoặc sản phẩm.

Lũy kế thanh toán tạm ứng = Giá trị tạm ứng theo hợp đồng chưa thu hồi đến cuối kỳ trước - Chiết khấu tiền tạm ứng + Giá trị đề nghị thanh toán kỳ này

Lũy kế thanh toán tạm ứng là tổng giá trị của các khoản tạm ứng theo hợp đồng mà chưa được thu hồi đến cuối kỳ trước, sau khi trừ đi chiết khấu tiền tạm ứng, và cộng thêm giá trị đề nghị thanh toán trong kỳ hiện tại.

Ví dụ: Giả sử một công ty đã kí hợp đồng với một đối tác để cung cấp dịch vụ trong vòng 12 tháng với tổng giá trị là 120 triệu VNĐ. Theo hợp đồng, công ty được thanh toán trước mỗi tháng 10 triệu VNĐ làm tạm ứng cho dịch vụ. Tuy nhiên, để khuyến khích việc thanh toán sớm, công ty đã đồng ý áp dụng một chiết khấu 2% cho mỗi khoản tạm ứng.

Vào cuối tháng trước, công ty đã nhận được 6 khoản thanh toán tạm ứng từ đối tác, tổng cộng là 60 triệu VNĐ (6 x 10 triệu).

Chiết khấu cho 6 khoản tạm ứng này là: 60 triệu đồng x 2% = 1,2 triệu đồng.

Trong kỳ hiện tại, đối tác tiếp tục thanh toán tạm ứng cho công ty 4 khoản với tổng giá trị là 40 triệu VNĐ  (4 x 10 triệu).

Sử dụng công thức:

Lũy kế thanh toán tạm ứng = (60 triệu  - 1,2 triệu ) + 40 triệu  = 98,8 triệu VNĐ

>>Xem thêm: Tháp tài sản là gì? Vai trò và đặc điểm của tháp tài sản hiện nay

Trong phân tích tài chính, lũy kế giúp đánh giá hiệu suất và sự phát triển của doanh nghiệp qua thời gian (Nguồn: F88)

Trong phân tích tài chính, lũy kế giúp đánh giá hiệu suất và sự phát triển của doanh nghiệp qua thời gian (Nguồn: F88)

Lãi luỹ kế là gì?

Lãi lũy kế được tính bằng cách tổng hợp lợi nhuận tích lũy từ đầu kỳ đến cuối kỳ.

Công thức:

Lãi lũy kế = Giá trị trong sổ của CGU + Giá trị thu hồi của CGU

Chú thích: CGU - Cash Generating Unit là hay đơn giản là đơn vị sinh ra tiền.

Luỹ kế giá trị thanh toán là gì?

Lũy kế giá trị thanh toán bao gồm cả lũy kế thanh toán tạm ứng và lũy kế thanh toán khối lượng hoàn thành. Để tính lũy kế giá trị thanh toán, ta sử dụng công thức sau:

Lũy kế giá trị thanh toán = Lũy kế thanh toán tạm ứng + Lũy kế thanh toán khối lượng hoàn thành

Trong đó:

  • Lũy kế thanh toán tạm ứng được tính bằng cách lấy giá trị tạm ứng theo hợp đồng chưa thu hồi đến cuối kỳ trước, trừ đi chiết khấu tiền tạm ứng, sau đó cộng thêm giá trị đề nghị thanh toán trong kỳ hiện tại.
  • Lũy kế thanh toán khối lượng hoàn thành được tính bằng cách cộng dồn số tiền đã thanh toán cho khối lượng hoàn thành đến cuối kỳ trước, sau đó cộng thêm chiết khấu tiền tạm ứng và giá trị đề nghị thanh toán trong kỳ hiện tại.

Giả sử bạn là chủ sở hữu của một công ty xây dựng. Công ty của bạn đã ký một hợp đồng xây dựng một tòa nhà với một đối tác. Theo hợp đồng, bạn sẽ nhận được các khoản thanh toán theo tiến độ hoàn thành dự án.

Tháng 1: Giá trị tạm ứng theo hợp đồng chưa thu hồi đến cuối kỳ trước là 0 đồng. Bạn không nhận được bất kỳ khoản thanh toán nào trong tháng này.
Tháng 2: Bạn hoàn thành một phần của dự án và đề xuất thanh toán là 50 triệu đồng. Tuy nhiên, khách hàng của bạn chỉ thanh toán 40 triệu đồng. Do đó, giá trị đề nghị thanh toán kỳ này là 40 triệu đồng.
Tháng 3: Bạn tiếp tục hoàn thành dự án và đề xuất thanh toán là thêm 70 triệu đồng. Khách hàng thanh toán đúng số tiền này.
Tháng 4: Bạn tiếp tục làm việc và đề xuất thanh toán là 80 triệu đồng. Tuy nhiên, khách hàng chỉ thanh toán 70 triệu đồng.
Giờ ta sẽ tính toán lũy kế thanh toán:

Lũy kế thanh toán tạm ứng: 0 (tháng 1) - 0 (không có chiết khấu) + 40 (tháng 2) + 70 (tháng 3) + 70 (tháng 4) = 180 triệu đồng
Lũy kế thanh toán khối lượng hoàn thành: 0 (tháng 1) + 0 (không có chiết khấu) + 40 (tháng 2) + 70 (tháng 3) + 70 (tháng 4) = 180 triệu đồng
Vậy lũy kế giá trị thanh toán là 180 triệu đồng.

>>Xem thêm: OPEX (Chi phí hoạt động) là gì? Phân biệt OPEX và CAPEX

Một số câu hỏi thường gặp

Luỹ kế lỗ có thể đảo ngược không?

Có, lỗ lũy kế có thể được đảo ngược trong các tài liệu tài chính, thường được thực hiện thông qua việc thực hiện thông qua việc thay đổi các số liệu hoặc điều chỉnh các chi phí hoặc lợi nhuận (tăng doanh thu, giảm chi phí, điều chỉnh các khoản khấu hao, tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh,...) trong báo cáo tài chính.

Việc đảo ngược lỗ lũy kế cần phải được thực hiện một cách công bằng và minh bạch, tuân thủ các quy định kế toán và luật pháp

Việc đảo ngược lỗ lũy kế cần phải được thực hiện một cách công bằng và minh bạch, tuân thủ các quy định kế toán và luật pháp

Luỹ kế có quan trọng không?

Có, luỹ kế là một khái niệm quan trọng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong kế toán, tài chính, và quản lý kinh doanh. Luỹ kế cung cấp thông tin chi tiết về hiệu suất tài chính và hoạt động của một tổ chức qua thời gian.

Hạch toán khoản lỗ luỹ kế như nào?

Trong báo cáo tài chính, lỗ lũy kế thường được hạch toán vào tài khoản 411 hoặc tài khoản tương đương trong kế toán. Tài khoản này được sử dụng để ghi nhận các khoản lỗ lũy kế, tức là số tiền mà doanh nghiệp đã chịu thiệt hại trong quá khứ và vẫn chưa được bù đắp hoặc khôi phục lại.

Lỗ lũy kế được hoạch toán khi có sự thay đổi trong giá trị thu hồi lại của CGU hoặc khi doanh nghiệp thực hiện kiểm toán định kỳ và phát hiện ra sự mất mát giá trị của tài sản. Khi có các sự kiện này xảy ra, doanh nghiệp phải tính lại lỗ lũy kế và ghi nhận vào báo cáo tài chính.

>>Xem thêm: Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội có ví dụ chi tiết

Tìm khoản suy giảm trong luỹ kế như thế nào?

Để tìm ra khoản suy giảm trong luỹ kế, bạn cần:

  • Phân tích thông số ngoại và nội bộ của doanh nghiệp.
  • Xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản và lợi nhuận.
  • Đánh giá lại giá trị thu hồi tài sản khi có thay đổi.
  • Tính toán lại lỗ lũy kế dựa trên phân tích và điều chỉnh trong báo cáo tài chính.

Xem thêm về Giá NET

Tóm lại, luỹ kế là một công cụ quan trọng để đánh giá sức khỏe tài chính và hiệu suất kinh doanh của một tổ chức. Việc hiểu rõ về cách tính toán luỹ kế và sự ảnh hưởng của lỗ luỹ kế sẽ giúp quản lý đưa ra các quyết định chiến lược và dự báo hiệu quả cho tương lai của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên Tikop đã giúp bạn hiểu rõ hơn về  lũy kế là gì và ứng dụng của luỹ kế trong thực tiễn kinh doanh. Theo dõi ngay mục kiến thức tài chính để cập nhật những bài học bổ ích.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

Lạm phát – tưởng chừng là một khái niệm rất vĩ mô và “đao to búa lớn” toàn thấy trên TV, nên đôi khi ta tặc lưỡi bỏ qua. Chuyện đó đã có chính phủ, thế giới lo. Nhưng suy cho cùng chính nhiều cá nhân chúng ta làm nên một quốc gia. Thế nên hãy nhớ rằng: một khi đã là thành viên của xã hội, lạm phát sẽ tác động đến bạn dù bạn có để ý hay không! Đó là lý do bạn cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì và nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024