Giải chấp là gì?
Khái niệm giải chấp
Giải chấp (hay còn gọi là xoá thế chấp) là hình thức giải trừ tài sản đảm bảo mà người đi vay đã dùng để thế chấp ra khỏi tổ chức cho vay. Người đi vay đã thanh toán đầy đủ các khoản vay theo đúng thỏa thuận và người cho vay sẽ không còn quyền cầm giữ tài sản đó nữa.
>> Xem thêm: Vay thế chấp là gì? Quy trình đăng ký vay thế chấp
Giải chấp là thủ tục khá phổ biến
Ví dụ về giải chấp
Người đi vay A vay 1 tỷ đồng từ ngân hàng và đảm bảo bằng giấy tờ sở hữu đất. Sau 1 năm, người đi vay A hoàn tất thanh toán cả phần lãi và vốn vay. Sau đó, người đi vay cần hoàn thành thủ tục giải chấp để lấy lại giấy tờ sở hữu đất.
Giải chấp tiếng Anh là gì?
Giải chấp trong tiếng Anh là Mortgage Lien Release hoặc Satisfaction Of Mortgage.
Khi nào cần thực hiện giải chấp?
Giải chấp là thủ tục bắt buộc với các khoản vay có thế chấp để kết thúc hợp đồng cho vay. Thời hạn giải chấp với mỗi hợp đồng sẽ khác nhau, tuy nhiên cần giải chấp khi đến thời hạn cuối cùng để tránh nợ xấu hoặc bị thanh lý tài sản.
Một số trường hợp có thể giải chấp trước hạn nếu bên đi vay có đủ điều kiện thanh toán khoản vay trước thời hạn, cụ thể như là:
- Giải chấp tài sản để mua bán, tặng cho, phân chia thừa kế,...
- Gia hạn, chuyển mục đích sử dụng đất hoặc hoàn công,...
- Chuyển ngân hàng vay khoản mới hoặc sang tên vay khoản mới.
- Hoán đổi tài sản để đảm bảo khoản vay.
Có thể giải chấp trước hạn
So sánh giải chấp và đáo hạn
Giống nhau
Giải chấp và đáo hạn giống nhau ở chỗ đều là các hình thức thanh toán nợ cho tổ chức tín dụng. Hai hình thức này đều diễn ra khi tới hạn trả nợ khoản vay.
>> Xem thêm: Đáo hạn ngân hàng là gì? Những lưu ý về đáo hạn bạn cần biết
Khác nhau
Giải chấp và đáo hạn khác nhau một số điểm như sau:
- Giải chấp khi thanh toán hết dư nợ của khoản vay, tài sản không còn nghĩa vụ bảo đảm cho khoản nợ thế chấp.
- Đáo hạn là làm mới lại khoản vay trước đó khi đến hạn phải trả nhằm kéo dài thời gian thanh toán nợ.
Thủ tục giải chấp tài sản
Giải chấp sổ đỏ/sổ hồng
Hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị
Hồ sơ xóa thế chấp sổ đỏ/sổ hồng gồm các mục sau:
- Phiếu yêu cầu xoá đăng ký và văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc văn bản xác nhận giải chấp của bên nhận bảo đảm.
- Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký thế chấp mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận.
- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được uỷ quyền.
Quy trình thực hiện
Quy trình giải chấp sổ đỏ/sổ hồng theo các bước sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa nếu địa phương đã thành lập bộ phận một cửa, nếu chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.
- Bước 2: Đơn vị chuyên trách tiếp nhận hồ sơ.
- Bước 3: Đơn vị chuyên trách giải quyết yêu cầu.
Liên hệ Văn phòng đăng ký đất đai để giải chấp sổ hồng, sổ đỏ
Giải chấp chung cư
Hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị
Giải chấp chung cư cần các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu.
- Thông báo giải chấp hoặc văn bản chấp thuận hủy đăng ký thế chấp.
- Đơn xin hủy đăng ký thế chấp.
- Giấy tờ tùy thân, sổ hộ khẩu của bên thế chấp tài sản.
- Văn bản ủy quyền cho bên thứ ba nếu có bên thứ ba thực hiện giải chấp.
Quy trình thực hiện
Quy trình thực hiện giải chấp chung cư bao gồm:
- Bước 1: Kiểm tra các thông tin liên quan đến dự án.
- Bước 2: Yêu cầu bên cho vay giải chấp căn hộ.
- Bước 3: Ngân hàng làm thông báo xóa đăng ký thế chấp căn hộ và xác nhận với Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Chung cư là tài sản thường được dùng để thế chấp
Giải chấp ô tô
Hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị
Hồ sơ cần chuẩn bị khi giải chấp ô tô là:
- Căn cước công dân của bên thế chấp tài sản.
- Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp tài sản.
- Giấy thông báo hoàn thành nghĩa vụ nợ.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng xe ô tô.
- Cà vẹt xe ô tô.
Quy trình thực hiện
Quy trình thực hiện giải chấp ô tô như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại văn phòng đã đăng ký thế chấp.
- Bước 2: Đợi thông báo từ cơ quan chức năng. Nếu hồ sơ không hợp lệ, bạn cần lên cơ quan nhận hồ sơ để được hỗ trợ hoàn thiện.
Giải chấp ô tô thủ tục khá đơn giản
Giải chấp không đúng hạn thì làm sao?
Đối với người vay
Nếu người vay không thực hiện giải chấp khi đến hạn thì sẽ dẫn đến một số hậu quả sau:
- Phần vay bị chuyển thành nợ quá hạn.
- Xếp hạng nợ xấu trên CIC - Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
- Phạt quá hạn.
- Người vay có thể sẽ bị nhắc nhở thanh toán nợ.
Đối với ngân hàng
Việc không tiến hành giải chấp cũng gây ra một số tác động tới ngân hàng:
- Ảnh hưởng tới uy tín, năng lực cho vay của nhân viên tín dụng ngân hàng.
- Tăng chi phí của ngân hàng để lập quỹ dự phòng.
Giải chấp không đúng hạn gây ra nhiều hậu quả
Lưu ý khi thực hiện giải chấp tài sản
Một số lưu ý khi thực hiện giải chấp:
- Nhớ rõ thời hạn của hồ sơ giải chấp để chủ động thực hiện.
- Nắm được tổng số tiền cần phải tất toán để chuẩn bị đủ tránh kéo dài thời gian.
- Kiểm tra kỹ các mục trong biên bản bàn giao tài sản và đối chiếu khi nhận bàn giao.
- Tham khảo trước quy trình và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ.
- Tránh dịch vụ tín dụng đen không an toàn, các nhân viên hoặc môi giới không uy tín, không lai lịch rõ ràng.
- Để nhận được mức phí tốt nên trung thực và trình bày đúng hiện trạng hồ sơ để tránh mất thời gian đôi bên.
Cần kiểm tra kỹ hồ sơ khi làm thủ tục
Câu hỏi thường gặp
Giải chấp ngân hàng là gì?
Giải chấp ngân hàng là việc thanh toán hết khoản vay để lấy được tài sản ra.
Giải chấp ngân hàng mất bao lâu?
Thời gian giải quyết hồ sơ theo quy định là không quá 3 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
Giải chấp tài sản là gì?
Giải chấp tài sản là giải trừ thế chấp đối với tài sản dùng để thế chấp cho khoản vay.
Giải chấp tài sản đảm bảo là gì?
Giải chấp tài sản đảm bảo là giải trừ thế chấp đối với tài sản được dùng để đảm bảo cho khoản vay.
Giấy giải chấp là gì?
Giấy giải chấp là văn bản pháp lý được cung cấp bởi bên nhận thế chấp thông báo rằng khoản thế chấp đã được thanh toán đầy đủ và bên cho vay sẽ không còn cầm giữ tài sản.
Mất giấy giải chấp ngân hàng có làm sao không?
Có thể nhờ ngân hàng hỗ trợ cấp lại văn bản chứng nhận đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.
Nộp hồ sơ giải chấp ở đâu?
Nộp hồ sơ giải chấp tại ngân hàng hoặc các văn phòng đăng ký đất đai, bộ phận một cửa của địa phương.
Thông báo giải chấp là gì?
Thông báo giải chấp là thông báo về việc hoàn tất giải trừ thế chấp đối với tài sản dùng để thế chấp khoản vay.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về thủ tục giải chấp. Đừng quên theo dõi Tikop để không bỏ lỡ Kiến thức tài chính bổ ích nhé!