Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

ESG là gì? Xu hướng đầu tư ESG và các cổ phiếu xanh ESG tại Việt Nam

Đóng góp bởi:

Uyên Hoàng

Cập nhật:

21/04/2024

ESG là yếu tố quan trọng cần quan tâm trong hoạt động kinh doanh hiện nay. Vậy ESG là gì? Tại sao doanh nghiệp nên ứng dụng tiêu chuẩn ESG cho đơn vị của mình? Để tìm hiểu chi tiết về chủ đề này, Tikop mời bạn tham khảo chi tiết trong bài viết này.

ESG là gì? 

ESG là viết tắt của Environmental (Môi trường), Social (Xã hội) và Governance (Quản trị doanh nghiệp). Đây là bộ ba tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá mức độ phát triển bền vững và các tác động của doanh nghiệp đến cộng đồng.

ESG được đặt ra bởi Hiệp ước Toàn cầu (UN Global Compact) vào năm 2004. Tuy nhiên, có thể nói rằng sự khởi đầu của ESG được xem xét từ trước đó, cụ thể là vào năm 2001 với sự ra mắt của chỉ số FTSE4Good.

Tiêu chí ESG được Hiệp ước Toàn cầu quy định

Tiêu chí ESG được Hiệp ước Toàn cầu quy định

Đầu tư ESG là gì? 

Đầu tư ESG là việc lựa chọn đầu tư vào các công ty dựa trên các tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp. Đây là một phương pháp đầu tư có trách nhiệm, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, tạo ra giá trị lâu dài cho cả nhà đầu tư và xã hội.

Hình thức đầu tư này tập trung vào các đơn vị hoặc quỹ đầu tư có điểm ESG cao. Đặc biệt, ESG đang ngày càng trở thành một xu hướng quan trọng trong đầu tư. Các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến việc đầu tư vào các công ty có hoạt động kinh doanh bền vững và có trách nhiệm với cộng đồng.

Có nhiều sản phẩm đầu tư ESG như: Quỹ mở ETF, quỹ vùng đất cấm, quỹ tiền tệ xanh hoặc quỹ đầu tư bền vững.

>> Xem thêm: Quỹ đầu tư phát triển là gì? Chức năng của quỹ đầu tư phát triển

Đầu tư ESG tập trung vào các doanh nghiệp đáp ứng đủ tiêu chí quy định của ESG

Đầu tư ESG tập trung vào các doanh nghiệp đáp ứng đủ tiêu chí quy định của ESG

Đặc điểm của tiêu chuẩn ESG

  • ESG đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị dài hạn của doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư nhận định rủi ro và tiềm năng phát triển. Doanh nghiệp có điểm ESG cao thường có quản trị tốt, hoạt động hiệu quả, ít rủi ro về môi trường, xã hội, đạo đức, mang lại lợi nhuận bền vững.
  • Điểm ESG phản ánh mức độ cam kết và hiệu quả thực hành ESG của doanh nghiệp. Đồng thời còn thể hiện trách nhiệm, minh bạch, thu hút nhà đầu tư, khách hàng và các nhân tài.
  • Doanh nghiệp cần đáp ứng đủ 3 trọng tâm chính gồm: Môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp để thực hiện được ESG.

Các thành phần trong tiêu chuẩn ESG

Môi trường (Environmental)

Nguồn tài nguyên thiên nhiên

Đây là một phần quan trọng trong tiêu chuẩn ESG gồm đất, nước, cây xanh, khoáng sản, cây xanh và không khí. Để đạt điểm ESG cao ở mục tài nguyên thiên nhiên, doanh nghiệp cần:

  • Đảm bảo đầy đủ giấy tờ cấp phép khi sử dụng bất kỳ nguồn tài nguyên nào.
  • Sử dụng tài nguyên hiệu quả, tiết kiệm tiền và bền vững.
  • Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
  • Chủ động cải tạo, khôi phục các khu vực bị ô nhiễm.
  • Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới để tạo ra tài nguyên.
  • Hiện nay, một số doanh nghiệp trong thời đại 4.0 đang áp dụng các công nghệ mới để tự tạo ra tài nguyên, ví dụ như: công nghệ lọc nước, công nghệ năng lượng tái tạo, công nghệ nuôi trồng thuỷ sản,...

Biến đổi khí hậu

Các tiêu chí biến đổi khí hậu sẽ được đánh giá dựa vào các cam kết quốc tế, chính sách và quy định tại quốc gia, địa phương sinh sống. Tại Việt Nam, cam kết tại COP26 như sau:

  • Giảm 43,5% tổng lượng phát thải quốc gia vào năm 2030.
  • Đạt mục tiêu không phát thải Carbon vào năm 2050.
  • Giảm phát thải Metan ít nhất 30% vào năm 2030 và 40% vào năm 2030.

>> Xem thêm: Quỹ mở là gì? Làm thế nào để đầu tư quỹ mở hiệu quả và an toàn

Biến đổi khí hậu tác động tới ESG

Biến đổi khí hậu tác động tới ESG

Nguồn năng lượng

Việc sử dụng năng lượng hiệu quả và bền vững là một trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Hiện nay, doanh nghiệp cần biết cách tận dụng nguồn năng lượng mặt trời, gió, thuỷ điện để tối ưu chi phí, tài nguyên.

Xử lý, tái chế chất thải

Để xử lý chất thải đạt chuẩn ESG, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:

  • Tiến hành thống kê và lập danh sách chi tiết loại và khối lượng chất thải nguy hiểm.
  • Thu gom, phân loại và trữ chất thải nguy hiểm
  • Di chuyển và xử lý chất thải nguy hiểm
  • Tái chế và tái sử dụng chất thải
  • Doanh nghiệp cần lựa chọn giải pháp xử lý chất thải phù hợp với loại và khối lượng chất thải nguy hiểm phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Xã hội (Social)

Môi trường an toàn

  • Tiêu chuẩn ESG đề cao môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động gồm:
  • Đảm bảo môi trường làm việc an toàn, giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động.
  • Cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động 
  • Đảm bảo môi trường làm việc không ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Tạo điều kiện cho người lao động cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
  • Nghiêm cấm các hành vi ép buộc lao động, ngược đãi, bóc lột, quấy rối.
  • Tuân thủ luật lao động và các quy định về bảo vệ người lao động.

Điều kiện làm việc 

ESG sẽ dựa theo những quy định trong luật pháp Việt Nam để đánh giá điểm số cho doanh nghiệp như:

  • Cần có chính sách lương thưởng công bằng, minh bạch và cạnh tranh.
  • Chính sách về thời gian nghỉ ngơi, làm thêm giờ và ngày nghỉ lễ.
  • Doanh nghiệp cần tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động

>> Xem thêm: Vốn FDI là gì? Đặc điểm, ảnh hưởng của nguồn vốn FDI đến đầu tư

ESG đề cao tinh thần đoàn kết của tập thể

ESG đề cao tinh thần đoàn kết của tập thể

Quản trị (Governance)

Chống hối lộ, tham nhũng

Việc đánh giá ESG sẽ dựa trên các quy định tại:

  • Luật Phòng chống tham nhũng: Quy định về các hành vi tham nhũng, hối lộ và các biện pháp phòng ngừa, xử lý.
  • Luật Hình sự: Quy định về tội danh tham nhũng, hối lộ và hình phạt áp dụng.

Báo cáo ESG

Doanh nghiệp thực hiện ESG tại Việt Nam cần công bố thông tin, kết quả hoạt động hằng năm, bao gồm:

  • Khai thác và tiêu thụ tài nguyên: Lượng tài nguyên thiên nhiên khai thác, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh.
  • Chính sách lao động: Mức lương, giờ làm việc, điều kiện làm việc, chính sách bảo hiểm...
  • Báo cáo tài chính: Báo cáo tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ.
  • Đóng góp cho cộng đồng: Các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, tài trợ cho các chương trình xã hội.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính theo thông tư 200 mới nhất

Khả năng hoà nhập của Hội đồng quản trị

Đây là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá ESG của doanh nghiệp. Tiêu chí này đánh giá sự đa dạng về nguồn gốc của các thành viên trong HĐQT về giới tính, lý lịch, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm…

Hội đồng quản trị gắn kết là tiêu chí của ESG

Hội đồng quản trị gắn kết là tiêu chí của ESG

Xu hướng đầu tư ESG hiệu quả

Đầu tư ESG là một xu hướng tất yếu và ngày càng phổ biến trên thế giới. Theo một nghiên cứu của McKinsey, 66% thế hệ Millennials tại Mỹ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho sản phẩm và dịch vụ của các thương hiệu được chứng nhận phát triển bền vững.

Nhiều nhà đầu tư và tổ chức tài chính nhận ra rằng đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động có trách nhiệm và bền vững (ESG) sẽ mang lại lợi ích cho họ và cho cả xã hội.

Lợi ích của đầu tư vào các doanh nghiệp đạt ESG:

  • Khả năng quản trị tốt hơn, ít rủi ro và có khả năng tăng trưởng bền vững trong dài hạn để tạo nguồn lợi nhuận lâu dài.
  • Khả năng chống chịu tốt hơn trước các biến động của thị trường và các rủi ro môi trường, xã hội.
  • Các nhà đầu tư và khách hàng ngày càng quan tâm đến các doanh nghiệp ESG.
  • Được đánh giá cao về trách nhiệm xã hội và đóng góp cho cộng đồng.

Như vậy, việc đầu tư vào cổ phiếu xanh ESG là một lựa chọn thông minh mang lại lợi ích lâu dài cho nhà đầu tư và cho xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng, nhà đầu tư cũng cần cẩn trọng và có kiến thức để lựa chọn hiệu quả. Bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin doanh nghiệp như lịch sử hoạt động, tính minh bạch của thông tin ESG, chất lượng quản trị,...

>> Xem thêm: Cổ phiếu là gì? Các đặc điểm và lưu ý cần biết khi đầu tư cổ phiếu

Vì sao nên đầu tư cổ phiếu xanh ESG?

Báo cáo của CME vào tháng 10/2022 cho thấy nhu cầu đầu tư vào các doanh nghiệp tuân thủ ESG liên tục tăng trưởng, lập kỷ lục mới.

  • Khối lượng trung bình hàng ngày của hợp đồng tương lai E-mini S&P 500 ESG đạt kỷ lục 2.760 hợp đồng trong tháng 9/2022, tăng 326% so với tháng 8.
  • Kể từ khi ra mắt, hợp đồng tương lai E-mini S&P 500 ESG đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư từ hơn 30 quốc gia.
  • Hợp đồng tương lai E-mini S&P Europe 350 ESG ra mắt hơn một năm trước cũng ghi nhận 3,6 nghìn hợp đồng.

Điều này là minh chứng rõ nét cho thấy nhu cầu của nhà đầu tư đối với các sản phẩm đầu tư ESG ngày càng cao. Sự quan tâm đến đầu tư ESG không chỉ giới hạn ở một khu vực mà còn lan rộng trên toàn cầu. Đặc biệt, đến năm 2024, thị trường đầu tư ESG đang phát triển nhanh chóng và có tiềm năng rất lớn.

Ngoài ra, việc chỉ số S&P 500 ESG ra đời chưa lâu, nhưng đã cho thấy tốc độ tăng trưởng vượt bậc so với chỉ số gốc S&P 500 là dấu hiệu cho thấy xu hướng đầu tư vào các doanh nghiệp ESG ngày càng mạnh mẽ.

>> Xem thêm: Nên mua cổ phiếu ngân hàng nào? Top 5 cổ phiếu tiềm năng 2024

Đầu tư cổ phiếu xanh ESG năm 2024

Đầu tư cổ phiếu xanh ESG năm 2024

Các cổ phiếu xanh ESG tại Việt Nam

Cổ phiếu VNM - CTCP Sữa Việt Nam

Vinamilk (mã VNM) là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong hoạt động phát triển bền vững ESG tại Việt Nam.

Đặc điểm:

  • Lĩnh vực hoạt động: Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.
  • Thị phần: Doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam với thị phần hơn 70%.
  • Hoạt động ESG: Hạn chế lượng phát thải khí nhà kính, sử dụng năng lượng tái tạo, hỗ trợ y tế, giáo dục, cam kết tuân thủ pháp luật,...

Tiềm năng phát triển:

  • Nhu cầu tiêu thụ sữa tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng 7-8%/năm trong những năm tới.
  • Vinamilk có thị phần rộng lớn và thương hiệu mạnh, giúp duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành sữa.

Năm 2021, Vinamilk cho ra mắt 3 trang trại Vinamilk Green Farm ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại, thể hiện cam kết phát triển bền vững và nâng cao chất lượng sản phẩm.

>> Xem thêm Cổ phiếu Vinamilk - Những điều cần biết về cổ phiếu VNM hiện nay

Cổ phiếu xanh Vinamilk

Cổ phiếu xanh Vinamilk

Cổ phiếu VIC - Tập đoàn Vingroup

VinFast (mã VIC) là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực xe điện và công nghệ tại Việt Nam, thuộc Tập đoàn Vingroup.

Đặc điểm:

  • Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất và phân phối xe điện, xe máy điện, ô tô chạy xăng, xe buýt điện.
  • Hoạt động ESG: Tập trung sản xuất xe điện giảm thiểu khí thải môi trường, hệ thống quản trị minh bạch…

Tiềm năng phát triển:

  • Nhu cầu tiêu thụ xe điện ngày càng tăng
  • VinFast có lợi thế tiên phong trong thị trường xe điện Việt Nam.
  • VinFast được hưởng lợi từ hệ sinh thái đa dạng của Vingroup, bao gồm bất động sản, bán lẻ, du lịch, y tế và giáo dục.

Năm 2022, VinFast được ESG của Morningstar là công ty nghiên cứu, dữ liệu và xếp hạng ESG uy tín quốc tế - đánh giá cao với 23,3 điểm, thuộc hạng mục Rủi ro Trung bình.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách mua cổ phiếu cho người mới bắt đầu từ A-Z

Cổ phiếu xanh của VinFast

Cổ phiếu xanh của VinFast

Cổ phiếu FPT - CTCP FPT

FPT (mã FPT) là tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam, tiên phong trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực.

Đặc điểm:

  • Lĩnh vực hoạt động: Công nghệ thông tin, viễn thông, giáo dục.
  • Hoạt động ESG: Áp dụng các giải pháp công nghệ để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp,...

Tiềm năng phát triển:

  • FPT là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số tại Việt Nam.
  • FPT sở hữu đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo và có trình độ chuyên môn cao.

Cổ phiếu xanh của tập đoàn FPT

Cổ phiếu xanh của tập đoàn FPT

Các câu hỏi thường gặp

ESG là viết tắt của từ gì?

ESG là viết tắt của ba từ tiếng Anh:

  • Environmental: Môi trường
  • Social: Xã hội
  • Governance: Quản trị doanh nghiệp

Tại sao đầu tư ESG lại quan trọng?

Đầu tư ESG ngày càng được quan tâm bởi những lý do sau:

  • Mang lại lợi ích cho môi trường - xã hội, giảm thiểu rủi ro và nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Doanh nghiệp ESG quan tâm đến việc nâng cao đời sống người lao động, phát triển cộng đồng, giáo dục,... góp phần tạo ra một xã hội bền vững.
  • Chú trọng vào giá trị bền vững, có khả năng tạo ra lợi nhuận ổn định và lâu dài cho nhà đầu tư.
  • Tham gia đầu tư ESG thể hiện cam kết của nhà đầu tư với môi trường và xã hội, góp phần nâng cao uy tín và hình ảnh của nhà đầu tư.

Sau khi tìm hiểu ESG là gì, chắc hẳn bạn cũng nắm rõ tầm quan trọng của tiêu chí này. Doanh nghiệp cần chú trọng vào ESG để giảm thiểu rủi ro, nâng cao uy tín, phát triển bền vững và mang lại lợi ích cho môi trường và xã hội. Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết khác của Tikop tại chuyên mục Kiến thức tài chính để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

CHỨNG CHỈ QUỸ

Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

Với những nhà đầu tư cá nhân, việc chọn ETF hay dựa hơi vào ETF để tạo riêng một danh mục cho mình là sự cân nhắc đáng kể.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

24/03/2023

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu

CHỨNG KHOÁN

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu

Đầu tư là một trong những cách để tăng thu nhập và tích lũy tài sản. Trong thị trường tài chính, có hai loại đầu tư phổ biến là cổ phiếu và trái phiếu. Vậy

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

21/01/2024