Diễn biến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 đến 1933
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 1929-1933 là cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất trong lịch sử hiện đại, gây ảnh hưởng sâu rộng trên toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này bắt đầu từ nước Mỹ và nhanh chóng lan rộng ra nhiều quốc gia khác, để lại hậu quả nặng nề cho kinh tế và xã hội thế giới.
Bối cảnh
Cuộc Đại khủng hoảng - The Great Depression (1929-1933) một trong những cuộc khủng hoảng về kinh tế - tài chính lớn, khủng khiếp nhất trong lịch sử thế giới.
Sau Thế chiến I (1914-1918):
- Châu Âu gánh chịu thiệt hại nặng nề với khoảng 10 triệu người chết và nền kinh tế kiệt quệ.
- Mỹ nổi lên là cường quốc kinh tế hàng đầu, với GDP năm 1929 đạt khoảng 104,6 tỷ USD (chiếm 40% GDP thế giới).
- Chính sách tín dụng dễ dãi, người dân chỉ cần trả 10% giá trị cổ phiếu khi mua, phần còn lại vay ngân hàng (Call loan).
>> Xem thêm: Vay ngân hàng cần những gì? Tiêu chí lựa chọn ngân hàng vay vốn
Thời kỳ "Thập niên Hoàng kim" (Roaring Twenties):
- Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh, công nghiệp phát triển nhanh, đặc biệt là các ngành sản xuất ô tô, điện tử và xây dựng (Sản lượng ô tô của Mỹ đạt 5,3 triệu chiếc vào năm 1929).
- GDP Mỹ tăng trưởng trung bình 4,7%/năm trong giai đoạn 1920-1929
- Giá cổ phiếu tăng gấp 3 lần từ năm 1924 đến 1929, dẫn đến hiện tượng đầu cơ tràn lan.Người dân lạc quan thái quá, đổ xô đầu tư vào thị trường chứng khoán, dẫn đến hiện tượng bong bóng đầu cơ tài chính.
- Năm 1929, cứ 100 người Mỹ thì có 1 người chơi chứng khoán.
Tích tụ bất ổn:
- Sự bất bình đẳng giàu nghèo gia tăng, trong khi một bộ phận lớn dân số không đủ sức mua hàng hóa. Cụ thể năm 1929, 1% dân số giàu nhất Mỹ chiếm 23,9% tổng thu nhập quốc gia.
- Tỷ lệ nợ hộ gia đình tăng tới 250% từ năm 1920 đến 1929.
- Các ngân hàng và doanh nghiệp vay nợ quá mức để đầu tư mở rộng sản xuất và kinh doanh.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933
Nguyên nhân
Bùng nổ đầu cơ và Call loan:
Sự bùng nổ của trái bóng đầu cơ đã quá căng hơi. Phần lớn do các khoản tín dụng cho vay theo ngày (Call loan - người mua chỉ trả một phần giá trị cổ phiếu mà anh ta mua, đôi khi chỉ 10%, phần còn lại được công ty chứng khoán vay dùng ở ngân hàng). Đây là công cụ khuyến khích đầu cơ, mở cửa thị trường chứng khoán cho cả những người khiêm tốn nhất (1929 cứ 100 người Mỹ thì có 1 người tham gia thị trường chứng khoán). Hệ thống này sẽ không thể đứng vững nếu cổ phiếu xuống giá.
Quan điểm các trường phái kinh tế:
- Trường phái Áo: Chính phủ can thiệp quá mức vào tín dụng trước khủng hoảng, sự dễ dãi tặng tín dụng để các ngân hàng dễ dãi cho vay dẫn đến bùng nổ quá mức cung tiền ngay trước khi khủng hoảng, để thị trường chứng khoán bùng nổ quá mức, từ đó kéo theo sụp đổ dây chuyền của các đế chế tài chính do các khoản nợ xấu khó đòi.
- Trường phái Marxist: Khủng hoàng kinh tế bắt nguồn từ đầu tư mở rộng sản xuất liên tục dẫn đến mất cân bằng cung cầu nền kinh tư bản không điều tiết một cách hợp lý dẫn đến khủng hoảng
- Trường phái Monetarist: Khủng hoảng là do sự siết chặt quá mức của cung tiền 1930, Cục dự trữ liên bang FED sử dụng sai chính sách tiền tệ, đáng lẽ FED phải tăng cung tiền thay vì giảm cung tiền.
Quan điểm khác nhau giữa các trường phái kinh tế về cuộc khủng hoảng
Sụp đổ thị trường chứng khoán Mỹ (1929):
- Vào ngày 24/10/1929, “Ngày thứ Năm đen tối” (Black Thursday), thị trường chứng khoán Mỹ bắt đầu sụp đổ với hàng loạt cổ phiếu bị bán tháo (13 triệu cổ phiếu bị bán tháo trong một ngày).
- Đỉnh điểm là vào ngày 29/10/1929, “Ngày thứ Ba đen tối” (Black Tuesday), thị trường lao dốc không phanh, khiến hàng tỷ USD bốc hơi chỉ trong vài ngày. Cụ thể 16,4 triệu cổ phiếu bị bán tháo, làm mất đi khoảng 30 tỷ USD (tương đương 440 tỷ USD ngày nay)
Sản xuất dư thừa:
Năng suất công nghiệp tăng mạnh nhưng sức mua của người dân không theo kịp, dẫn đến hàng hóa dư thừa, ứ đọng. Năm 1929, sản lượng công nghiệp Mỹ vượt nhu cầu tiêu thụ, dẫn đến tồn kho tăng. Ví dụ, ngành ô tô tồn kho hơn 400.000 xe chưa bán được.
Chính sách tiền tệ và tài chính sai lầm:
- Các ngân hàng cho vay quá dễ dãi, kích thích đầu cơ chứng khoán.
- Sau khủng hoảng, nhiều ngân hàng thiếu khả năng thanh toán và phá sản hàng loạt. (9.000 ngân hàng Mỹ phá sản từ năm 1930 đến 1933).
- Người gửi mất tổng cộng 2,5 tỷ USD tiền tiết kiệm.
Chính sách bảo hộ thương mại:
- Mỹ ban hành Luật Thuế quan Smoot-Hawley (1930), áp thuế cao lên hàng nhập khẩu (lên tới 60%), khiến các nước khác đáp trả bằng chính sách tương tự, làm giảm thương mại quốc tế.
- Xuất khẩu của Mỹ giảm từ 5,2 tỷ USD (1929) xuống 1,7 tỷ USD (1933).
Khủng hoảng lan nhanh:
- Mỹ yêu cầu các nước trả nợ chiến tranh, dẫn đến tình trạng khan hiếm tiền mặt và phá sản ở nhiều quốc gia.
- Các nước có nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu, như Đức và các nước châu Mỹ Latin, chịu ảnh hưởng nặng nề.
- Đức chịu ảnh hưởng nặng nề với sản lượng công nghiệp giảm 42% và thất nghiệp lên đến 6 triệu người (tương đương 30% dân số lao động).
Một số nguyên nhân gây nên khủng hoảng kinh tế
Hậu quả
Suy thoái kinh tế toàn cầu:
- Tổng sản lượng công nghiệp thế giới giảm khoảng 40% từ năm 1929 đến 1932.
- Thương mại quốc tế giảm từ 68 tỷ USD (1929) xuống còn 25 tỷ USD (1933) – giảm hơn 60%.
Thất nghiệp tràn lan:
- Mỹ: Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3% (1929) lên 25% (1933) – hơn 12 triệu người thất nghiệp.
- Đức: Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 1,3 triệu (1929) lên 6 triệu (1933).
- Anh: Tỷ lệ thất nghiệp đạt 2,5 triệu người vào năm 1932.
Khủng hoảng tài chính:
- Giai đoạn 1929-1933, có hơn 9.000 ngân hàng ở Mỹ sụp đổ, người dân mất hết tiền gửi.
- Năm 1933, gần 1/3 tổng số ngân hàng Mỹ ngừng hoạt động.
- Hệ thống tài chính thế giới tê liệt, làm gián đoạn hoạt động thương mại và đầu tư.
>> Xem thêm: Suy thoái kinh tế là gì? Dấu hiệu và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
Hệ lụy xã hội:
- Đời sống người dân khổ cực, nhiều gia đình mất nhà cửa, rơi vào cảnh nghèo đói.
- Hơn 2 triệu người Mỹ mất nhà cửa.
- Tại Mỹ, hàng nghìn khu ổ chuột được gọi là “Hoovervilles” mọc lên ở các thành phố lớn.
- Tỷ lệ tự tử tại Mỹ tăng 50% trong giai đoạn khủng hoảng.
- Xuất hiện làn sóng di cư tìm việc làm và nhiều cuộc biểu tình đòi quyền lợi.
Biến động chính trị:
- Khủng hoảng tạo điều kiện cho các phong trào cực đoan trỗi dậy.
- Đức: Đảng Quốc xã của Hitler giành quyền lực năm 1933.
- Mỹ: Tổng thống Franklin D. Roosevelt triển khai chính sách “New Deal” năm 1933 để phục hồi kinh tế.
Thay đổi chính sách kinh tế:
- Mỹ thành lập Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) năm 1933 để bảo vệ tiền gửi ngân hàng.
- Các nước chuyển từ chính sách "tự do kinh tế" sang tăng cường can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế.
- Nhiều quốc gia áp dụng các chính sách can thiệp kinh tế mạnh mẽ của nhà nước thay vì để thị trường tự điều chỉnh.
- Xu hướng cải cách hệ thống ngân hàng, bảo hiểm tiền gửi và xây dựng mạng lưới an sinh xã hội.
Cuộc khủng hoảng kinh tế để lại những hậu quả nặng nề
Chính sách phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933
Chính sách mới của Mỹ
Dưới thời Tổng thống Franklin D. Roosevelt, Mỹ thực hiện "Chính sách mới" với các biện pháp phục hồi kinh tế trên nhiều lĩnh vực:
- Công thương nghiệp: Thành lập Ban Quan hệ Lao động Quốc gia (NLRB) để giám sát quyền lợi của công nhân và đảm bảo quyền thương lượng với chủ sử dụng lao động. Nhờ đó, sản lượng công nghiệp tăng đáng kể trong giai đoạn 1935-1940 và tinh thần người lao động được cải thiện.
- Nông nghiệp: Áp dụng chính sách giảm sản lượng để nâng giá nông sản. Nông dân được hỗ trợ tài chính khi cắt giảm sản xuất từ các tổ chức tín dụng nông nghiệp.
- Tài chính ngân hàng: Đóng cửa các ngân hàng mất khả năng thanh toán, cho phép lạm phát vừa phải để tăng giá trị hàng hóa và giảm áp lực nợ. Thị trường chứng khoán cũng phục hồi nhờ chính sách hỗ trợ từ liên bang.
- An sinh xã hội: Triển khai các dự án tạo việc làm cho người thất nghiệp và cung cấp trợ cấp thất nghiệp, góp phần cải thiện đời sống người dân.
Chính sách phân chia thuộc địa
Một số quốc gia chọn cách phân chia lại thuộc địa và theo đuổi chủ nghĩa phát xít để mở rộng lãnh thổ. Đức, Ý và Nhật Bản là những quốc gia phát động chiến tranh nhằm tái phân chia bản đồ thế giới. Điều này dẫn đến Thế chiến II, gây thiệt hại lớn với hơn 85 triệu người thiệt mạng, bắt đầu từ cuộc xâm lược Ba Lan của Đức và kết thúc bằng các cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
Các chính sách phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng
Bài học từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 đã để lại những bài học sâu sắc cho tất cả các quốc gia về cách thức quản lý nền kinh tế. Sau đây là những bài học quan trọng:
- Cần kiểm soát thị trường tài chính: Thị trường tài chính thiếu giám sát đã dẫn đến tình trạng đầu cơ, khiến nền kinh tế dễ bị sụp đổ. Cần có các cơ quan giám sát để đảm bảo thị trường hoạt động công bằng và minh bạch.
- Đảm bảo an toàn cho tiền gửi ngân hàng: Nhiều người lo lắng và rút tiền khỏi ngân hàng, khiến các ngân hàng phá sản hàng loạt. Phải có hệ thống bảo hiểm tiền gửi để bảo vệ tiền của người dân và tránh khủng hoảng niềm tin.
- Chính phủ cần can thiệp khi cần thiết: Chính phủ không can thiệp kịp thời đã làm tình hình thêm trầm trọng. Khi có khủng hoảng, chính phủ cần có các biện pháp hỗ trợ như trợ cấp thất nghiệp, tạo công ăn việc làm và hỗ trợ tài chính.
- Chính sách tiền tệ và tài khóa linh hoạt: Việc thắt chặt tiền tệ trong thời kỳ khó khăn làm nền kinh tế suy thoái thêm. Chính phủ và ngân hàng trung ương cần điều chỉnh lãi suất và cung tiền để thúc đẩy kinh tế khi cần thiết.
- Kiểm soát nợ và hạn chế đầu cơ: Đầu cơ tài chính và vay nợ quá mức đã dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Cần kiểm soát việc vay mượn và khuyến khích đầu tư an toàn, bền vững.
- Xây dựng hệ thống an sinh xã hội: Thiếu hệ thống bảo hiểm thất nghiệp và hỗ trợ xã hội đã khiến người dân gặp khó khăn trong khủng hoảng. Cần xây dựng hệ thống an sinh xã hội để giúp người dân vượt qua khó khăn khi gặp phải tình trạng thất nghiệp.
- Minh bạch thông tin để duy trì niềm tin: Thiếu thông tin minh bạch và rõ ràng đã khiến người dân mất niềm tin vào chính phủ và thị trường. Chính phủ cần cung cấp thông tin minh bạch, rõ ràng và kịp thời để duy trì niềm tin của người dân.
>> Xem thêm: Bài học làm giàu từ khủng hoảng kinh tế thế giới không thể bỏ qua
Những bài học rút ra sau cuộc khủng hoảng kinh tế chấn động lịch sử
Tóm lại, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 đến 1933 không chỉ là kết quả của một sự kiện đơn lẻ mà là hệ quả của nhiều nguyên nhân chồng chéo, bao gồm sự đầu cơ thái quá, chính sách tài chính không hợp lý, và các vấn đề cấu trúc trong nền kinh tế. Hy vọng qua bài viết của Tikop đã giúp bạn hiểu rõ hơn về một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử kinh tế. Theo dõi ngay Kiến thức tài chính để không bỏ lỡ nhiều kiến thức bổ ích!