Scalp là gì?
Scalp (hay còn gọi là giao dịch lướt sóng) là một cách thức giao dịch ngoại hối, chứng khoán hoặc tiền ảo (Crypto) nhằm thu lợi nhuận nhỏ nhưng thường xuyên từ những biến động giá ngắn hạn.
Nhà đầu tư vào lệnh một cách nhanh chóng, lướt rất nhanh trong một khoảng thời gian ngắn, có thể chỉ là vài giây, vài phút hoặc vài giờ để thu về những khoản lợi nhuận nhỏ trong ngày.
Trên thực tế, Scalp xuất hiện tại các sàn Forex, tiền ảo, hoặc chứng khoán giao dịch T+0 và hình thức này chưa phổ biến. Bởi Forex và tiền ảo chưa được pháp hóa tại Việt Nam.
>> Xem thêm: Lệnh chứng khoán là gì? Các lệnh trong chứng khoán mà các nhà đầu tư cần biết
Khái niệm giao dịch Scalp trong forex và chứng khoán
Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp Scalping
Ưu điểm của phương pháp Scalping
- Thời gian giao dịch ngắn do không giữ lệnh qua đêm, rủi ro thị trường biến động bất lợi qua đêm được giảm thiểu.
- Chi phí giao dịch thấp do việc hạn chế phí qua đêm và các loại phí giao dịch khác liên quan đến việc giữ lệnh lâu dài.
- Được dựa trên các quy tắc giao dịch đơn giản, dễ hiểu và dễ áp dụng.
- Scalping có thể mang lại lợi nhuận nhanh chóng do tận dụng những biến động giá ngắn hạn.
- Dễ dàng áp dụng cho nhiều thị trường tài chính khác nhau như Forex, tiền ảo, chứng khoán.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách đặt lệnh chứng khoán đơn giản cho người mới bắt đầu
Nhược điểm của phương pháp Scalping
- Phương pháp đòi hỏi nhà đầu tư theo dõi thị trường liên tục và thực hiện nhiều giao dịch trong ngày.
- Tốc độ giao dịch nhanh và áp lực kiếm lợi nhuận trong thời gian ngắn có thể dẫn đến căng thẳng cao cho nhà đầu tư.
- Mỗi lệnh giao dịch Scalping thường chỉ mang lại lợi nhuận nhỏ, do đó, để đạt được lợi nhuận mong muốn, nhà đầu tư cần thực hiện nhiều giao dịch.
- Việc thực hiện nhiều giao dịch trong ngày cũng đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ rủi ro.
- Có thể khiến nhà đầu tư dễ đưa ra quyết định giao dịch dựa trên cảm xúc thay vì phân tích logic, dẫn đến thua lỗ.
Những ưu nhược điểm khi giao dịch với Scalp
Các phương pháp Scalping
Phương pháp sử dụng các đường trung bình động MA
Đường trung bình động MA là một công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến được sử dụng bởi các trader trong nhiều phương pháp giao dịch, bao gồm cả Scalping. MA giúp trader làm mượt dữ liệu giá, loại bỏ nhiễu thị trường và xác định xu hướng thị trường ngắn hạn. Dựa vào MA, nhà giao dịch có thể tìm được điểm vào và thoát lệnh hợp lý.
Phương pháp sử dụng chỉ báo RSI
Chỉ báo RSI giúp trader đo lường tốc độ và mức độ biến động giá gần đây để xác định các điều kiện mua quá mức và bán quá mức. Cụ thể như sau:
- Mức quá mua: Mức RSI mặc định thường là 70. Khi RSI cao hơn 70, thị trường được cho là đang ở vùng quá mua, có khả năng xảy ra sự điều chỉnh giá (giảm giá).
- Mức quá bán: Mức RSI mặc định thường là 30. Khi RSI thấp hơn 30, thị trường được cho là đang ở vùng quá bán, có khả năng xảy ra sự hồi phục giá (tăng giá).
Phương pháp sử dụng chỉ báo Stochastic
Stochastic giúp trader đo lường tốc độ và mức độ biến động giá gần đây so với mức giá cao nhất và thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó các trader có thể xác định các xu hướng đảo chiều tiềm năng và điểm vào/thoát lệnh trong Scalping.
Chỉ báo này giao động tại vùng từ 20 đến 80. Dựa vào đây, trader xác định được thời điểm thị trường quá mua và quá báo sau đó mới tiến hành vào lệnh. Với chỉ báo Stochastic, báo hiệu quá mua khi nằm trên 80 và quá bán khi dưới 20.
>> Xem thêm: Vùng kháng cự và vùng hỗ trợ là gì? Cách xác định trong giao dịch
Phương pháp sử dụng chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo
Ichimoku Kinko Hyo, hay còn gọi là Ichimoku Cloud, là một chỉ báo kỹ thuật phức tạp bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Tuy nhiên, khi sử dụng hiệu quả, Ichimoku có thể cung cấp cho trader nhiều thông tin có giá trị để hỗ trợ giao dịch Scalping.
Thực tế, nhà đầu tư có thể hiểu được xu hướng thị trường, các điểm kháng cự, hỗ trợ đáng tin cậy để đưa ra quyết định vào lệnh hợp lý.
>> Xem thêm: Mây Ichimoku là gì? Cách sử dụng Mây Ichimoku trong chứng khoán
Các phương pháp ứng dụng khi giao dịch lướt sóng Scalp
Cách trở thành nhà giao dịch Scalping giỏi
Để trở thành một nhà giao dịch Scalping thành công, bạn cần hội tụ những yếu tố sau:
- Quyết đoán trong quyết định: Nhanh chóng đưa ra quyết định giao dịch dựa trên phân tích và tin tưởng vào quyết định của bản thân.
- Linh hoạt nắm bắt cơ hội: Cần học cách thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường, điều chỉnh chiến lược giao dịch khi cần thiết.
- Quỹ thời gian lớn: Dành thời gian nhiều cho việc phân tích, theo dõi thị trường để thực hiện vào lệnh liên tục kiếm lời.
- Bình tĩnh trước mọi biến động: Giữ vững tâm lý ổn định, tránh giao dịch theo cảm xúc hay FOMO theo thị trường, biết cách kiểm soát lòng tham và nỗi sợ hãi.
- Kỷ luật trong giao dịch: Tuân thủ chặt chẽ kế hoạch giao dịch, không giao dịch cảm tính, biết cách quản lý vốn hiệu quả.
>> Xem thêm: FUD là gì? 10 cách vượt bẫy FUD khi đầu tư chứng khoán, crypto
Nhà giao dịch Scalping cần kiên định, trang bị nhiều kiến thức
Lưu ý khi giao dịch Scalping
Để gia tăng hiệu quả cho chiến lược Scalping đồng thời giảm thiểu rủi ro, các trader cần trang bị cho mình những bí quyết sau:
- Thiết lập quản lý rủi ro: Xác định mức giá cụ thể mà bạn sẵn sàng chấp nhận thua lỗ cho mỗi giao dịch. Mức cắt lỗ cần được đặt dựa trên khả năng chịu đựng rủi ro của bản thân và phân tích thị trường.
- Tính toán tỷ lệ Risk:Rewards: Tỷ lệ này thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận tiềm năng và mức độ rủi ro cho mỗi giao dịch. Tỷ lệ R:R tối thiểu nên là 1:2, nghĩa là lợi nhuận dự kiến gấp đôi mức thua lỗ tối đa.
- Kết hợp nhiều phương pháp phân tích: Dùng các chỉ báo kỹ thuật khác nhau như RSI, Stochastic, MA,... để có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường và xác định điểm vào/thoát lệnh tiềm năng.
- Kỷ luật và tâm lý vững vàng: Trader cần có kế hoạch giao dịch rõ ràng và tuân thủ nghiêm ngặt kế hoạch đó, tránh giao dịch theo cảm xúc.
Như vậy, bài viết của Tikop đã giúp bạn tìm hiểu Scalp là gì và cách giao dịch hiệu quả với phương pháp Scalping. Bạn đọc có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức hữu ích khác tại chuyên mục Kiến thức đầu tư chứng khoán của Tikop!