Mây Ichimoku là gì?
Khái niệm
Mây Ichimoku (hay Ichimoku Kinko Hyo) là phương pháp phân tích kỹ thuật của Nhật Bản, là chỉ báo nhằm dự đoán xu hướng thị trường, xác định vùng kháng cự và vùng hỗ trợ, đồng thời đưa ra tín hiệu mua/bán đúng thời điểm.
Mây Ichimoku là chỉ báo quan trọng trong chứng khoán
Lịch sử hình thành Mây Ichimoku
Mây Ichimoku được phát triển bởi Goichi Hosoda - một nhà báo Nhật Bản. Goichi Hosoda đã sử dụng các đường trung bình trên biểu đồ nến Nhật để tìm ra hệ thống giao dịch độc lập với các tín hiệu được xác định rõ ràng khi giao dịch. Vào năm 1935, Goichi Hosoda và các cộng sự đã hoàn thành hệ thống giao dịch Mây Ichimoku.
Tuy nhiên, mãi đến năm 1969, Goichi Hosoda mới chính thức công bố về chỉ báo này trong cuốn sách “Ichimoku Kinko Hyo”. Kể từ đó, Mây Ichimoku trở thành chỉ báo được sử dụng phổ biến trong đầu tư chứng khoán, forex,...
Ý nghĩa của chỉ báo Mây Ichimoku
Chỉ báo Mây Ichimoku là chỉ báo giao dịch đem đến nhiều ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư. Cụ thể:
Nhận biết xu hướng thị trường: Ichimoku giúp nhà đầu tư xác định được xu hướng chung của thị trường. Bằng cách quan sát vị trí của giá đối với các thành phần chính của Ichimoku như Kijun-Sen, Tenkan-Sen và Chikou Span, bạn có thể xác định liệu thị trường đang trong giai đoạn tăng giá hay giảm giá. Ví dụ như thị trường sẽ tăng nếu giá nằm trên đường Kijun-Sen, đường Tenkan-Sen hoặc nằm dưới đường Chikou Span. Khi thị trường có xu hướng giảm, giá sẽ nằm dưới đường Kijun-Sen, đường Tenkan-Sen hoặc nằm trên đường Chikou Span.
Xác định các vùng hỗ trợ kháng cự: Các đường Kijun-Sen, Tenkan-Sen và mây Kumo được sử dụng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng.
Tín hiệu vào lệnh và thoát lệnh: Khi các đường cơ sở (Kijun-Sen và Tenkan-Sen) cắt nhau hoặc giá cắt qua mây Kumo, nhà đầu tư có thể nhận tín hiệu vào lệnh hoặc thoát lệnh. Tuy nhiên, Mây Ichimoku có độ trễ nhất định, vì thế nhà đầu tư nên kết hợp cùng các chỉ báo khác để xác định thời điểm chính xác nhất.
Cung cấp các điểm vào lệnh tiềm năng: Mây Ichimoku giúp cung cấp tín hiệu giao dịch tiềm năng dựa trên các đường và vị trí của giá.
Chỉ báo Mây Ichimoku giúp nhận biết xu hướng thị trường
Các thành phần chỉ báo đám Mây Ichimoku
Tenkan-Sen – Đường Chuyển đổi
Đường Tenkan-Sen (đường chuyển đổi) được tính dựa trên mức giá bình quân của 9 phiên giao dịch gần nhất. Công thức tính đường Tenkan-Sen như sau:
Tenkan-Sen = (Giá cao nhất trong 9 phiên + Giá thấp nhất trong 9 phiên)/2
Do chu kỳ ngắn nên đường Tenkan-Sen giúp nhà đầu tư xác định chính xác phản ứng với giá cũng như là điểm mua, điểm bán. Trong đó:
Nếu đường Kijun-Sen cắt Tenkan-Sen từ dưới lên là dấu hiệu mua.
Nếu Kijun-Sen cắt Tenkan-Sen từ trên xuống là dấu hiệu lệnh bán.
Đường Tenkan-Sen (đường chuyển đổi)
Kijun-Sen – Đường Cơ sở
Đường Kijun-Sen (Đường cơ sở) là đường màu đỏ, là được quan trọng nhất trong chỉ báo Mây Ichimoku. Mỗi giá trị của đường Kijun-Sen được tính bằng trung bình của 26 phiên giao dịch gần nhất.
Công thức tính đường Kijun-Sen (đường cơ sở):
Kijun-sen = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất)/2
Đường Kijun-Sen thường nằm ngang, thường sử dụng để xác định xu hướng biến động giá, các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, cụ thể:
Nếu giá nằm trên đường Kijun-Sen thì xu hướng giá tăng
Nếu giá nằm dưới đường Kijun-Sen thì xu hướng giá giảm
Nếu đường Kijun-Sen nằm ngang thì thị trường có thể trong thời kỳ Sideway.
Chikou-Span – Đường trễ
Đường Chikou-Span (đường trễ) được xác định bằng giá đóng cửa được vẽ trong 26 kỳ trở lại, đường Chikou-Span giúp nhà đầu tư xác định về xu hướng giá hiện tại và vùng hỗ trợ, kháng cự. Cụ thể:
Nếu đường Chikou-Span nằm trên đường giá thì giá có xu hướng tăng
Nếu đường Chikou-Span nằm dưới đường giá thì thị trường giảm
Nếu đường Chikou-Span bám sát đường giá, có nghĩa là thị trường Sideway
Đường Chikou-Span (đường trễ)
Senkou-Span A – Đường dẫn A
Đường Senkou-Span A (đường dẫn A) được xác định bằng trung bình cộng của hai đường Kijun-Sen và Tenkan-Sen, lùi về 26 phiên giao dịch gần nhất. Cụ thể:
Senkou-Span A = (Kijun-Sen + Tenkan-Sen)/2
Đường Senkou-Span A tạo thành một cạnh của đám mây Kumo, được sử dụng nhằm xác định các vùng hỗ trợ, vùng kháng cự trong tương lai.
Senkou-Span B – Đường dẫn B
Đường Senkou-Span B (đường dẫn B) được xác định bằng trung bình cộng của giá cao nhất và thấp nhất của 52 phiên giao dịch trước đó, thể hiện trên biểu đồ bằng các dịch chuyển về phía trước 26 phiên. Cụ thể:
Senkou-Span B = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất)/2
Phân tích chỉ báo Mây Ichimoku
Phần giới hạn giữa Senkou Span A (màu xanh) và Senkou Span B (màu đỏ) là mây (tiếng Nhật là Kumo). Có 2 cách để xác định xu hướng chung bằng cách sử dụng Kumo. Cụ thể:
Dựa vào đường giá so với đám mây: Nếu giá ở trên đám mây thì xu hướng giá tăng, giá dưới đám mây thì xu hướng giá giảm. Còn giá nằm trong đám mây thì xu hướng giá đi ngang.
Dựa vào mối quan hệ giữa Senkou Span A (màu xanh) và Senkou Span B (màu đỏ): Nếu đường Span A ở trên Span B thì mây xanh, nghĩa là xu hướng giá tăng. nếu Span B ở trên Span A thì mây đỏ, nghĩa là xu hướng giá giảm.
Phân tích chỉ báo Mây Ichimoku
Ưu điểm, nhược điểm của chỉ báo Mây Ichimoku
Ưu điểm
Chỉ báo Mây Ichimoku đem đến nhiều ưu điểm nổi bật đối với các nhà đầu tư, bao gồm:
Áp dụng trong nhiều thị trường giao dịch đầu tư như: cổ phiếu, kim loại vàng, forex, hợp đồng tương lai.
Cung cấp cái nhìn nhanh chóng về xu hướng giá, đường kháng cự, hỗ trợ. Từ đó, giúp lên ý tưởng và thiết lập giao dịch chỉ trong vài phút.
Ichimoku hiển thị nhiều dữ liệu, kết hợp với 3 chỉ báo trên một biểu đồ giúp nhà đầu tư có thể phân tích biến động giá dễ dàng hơn.
Ichimoku chart (biểu đồ thiên về xác định xu hướng giá) giúp nhà đầu từ tìm hướng đi của giá, nhận ra mức breakout giả.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm ở trên thì chỉ báo Mây Ichimoku có những nhược điểm nhất định. Bao gồm:
Có nhiều đường chỉ báo nên dễ gây khó khăn cho người mới.
Đường chỉ báo sử dụng số liệu quá khứ nên có độ trễ nhất định, khó phải ánh đầy đủ tình hình hiện tại.
Mây Ichimoku chỉ phù hợp với những người có kinh nghiệm, khả năng đọc hiểu biểu đồ, đồng thời phù hợp với các thị trường có tính định hướng hơn.
Ưu điểm, nhược điểm của chỉ báo Mây Ichimoku
Cách sử dụng Mây ichimoku trong chứng khoán
Nhận định xu hướng thị trường
Chỉ báo Mây Ichimoku giúp nhận định xu hướng thị trường. Cụ thể:
Nếu giá ở trên Mây Ichimoku thì xu hướng cổ phiếu tăng
Nếu giá nằm dưới Mây Ichimoku thì xu hướng của cổ phiếu giảm
Khi Tenkan-sen cắt Kijun-sen
Khi Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen thì nhà đầu tư có thể xác định lệnh xu hướng. Cụ thể:
Tín hiệu mua: Nếu đường Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen theo chiều từ dưới lên thì điểm giao cắt nằm dưới mây Kumo.
Tín hiệu bán: Nếu đường Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen theo chiều từ trên xuống thì vị trí cắt nằm bên trên đám mây Kumo.
Khi đó, cách vào lệnh được xác định như sau:
Vào lệnh theo nến tín hiệu, nến xanh thì tìm lệnh mua, nến đỏ nếu tìm lệnh bán.
Cắt lỗ bên dưới vùng tín hiệu với lệnh mua và trên vùng tín hiệu với lệnh bán.
Khi Tenkan-sen cắt Kijun-sen
Khi Senkou-span A cắt Senkou-span B
Trong trường hợp Senkou-span A cắt Senkou-span B từ dưới thì đám mây có màu xanh, là tín hiệu mua vào cho nhà đầu tư. Khi mây xanh kết hợp với các tín hiệu phía trên sẽ là xu hướng cổ phiếu tăng mạnh. Khi Senkou-span A cắt Senkou-span B từ trên xuống thì đám mây màu đỏ, là tín hiệu bán ra cho các nhà đầu tư, bởi dự đoán về giai đoạn giảm giá.
Khi Senkou-span A cắt Senkou-span B
Khi đường Chikou-Span cắt đường giá
Nếu đường Chikou-Span cắt đường giá từ dưới lên, nghĩa là tín hiệu mua tích cực cho nhà đầu tư, nếu đường Chikou-Span cắt đường giá từ phía trên xuống thì đây sẽ là điểm bán cho nhà đầu tư. Thực tế, đường Chikou-Span là được trễ, vì thế nhà đầu tư nên so sánh giá hiện tại so với 26 phiên trước đó.
Khi đường Chikou-Span cắt đường giá
Khi giá breakout khỏi mây Kumo
Giao dịch breakout tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng đồng thời cũng có khả năng đem đến lợi nhuận cao. Cụ thể:
Tín hiệu mua: Xu hướng giảm, nhưng đã có dấu hiệu suy giảm. Giá phá vỡ mây Kumo theo hướng từ dưới lên, giá đóng cửa nằm trên mây Kumo.
Tín hiệu bán: Xu hướng tăng nhưng đã có dấu hiệu suy giảm khi giá phá vỡ mây Kumo theo hướng từ trên xuống, giá đóng cửa nằm dưới mây Kumo.
Khi giá breakout khỏi mây Kumo
Giao dịch với Ichimoku nâng cao
Thực tế, mỗi thành phần của chỉ báo Ichimoku có thể sử dụng như một chỉ báo độc lập. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên kết hợp các tín hiệu lại với nhau nhằm đem đến xác suất tốt nhất. Cụ thể:
Lệnh mua
Nhà đầu tư tìm kiếm lệnh mua khi xu hướng chính là xu hướng tăng, xuất hiện đồng thời các tín hiệu sau:
Nếu Tekan-Sen cắt Kijun-Sen theo chiều từ dưới lên, đồng thời, điểm giao cắt nằm dưới mây Kumo.
Nếu đường Senkou-Span A cắt Senkou-Span B từ dưới lên và mây Kumo đổi màu.
Nếu đường Chikou-Span nằm trên đường giá, cách xa đường giá.
Lệnh bán
Các giao dịch thực hiện bán xuất hiện đồng thời các tín hiệu:
Đường Tekan-Sen cắt Kijun-Sen theo chiều từ trên xuống, điểm cắt nằm trên mây Kumo.
Đường Senkou-Span A cắt Senkou-Span B từ trên xuống, mây Kumo đổi màu.
Đường Chikou-Span nằm dưới đường giá.
Các câu hỏi thường gặp về Mây Ichimoku
Cha đẻ của Ichimoku là ai?
Cha đẻ của Mây Ichimoku là Goichi Hosada.
Khi nào cần sử dụng Mây Ichimoku?
Maya Ichimoku sử dụng để xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, xu hướng, động lượng và tín hiệu giao dịch phù hợp.
Phía trên là toàn bộ về chỉ báo Mây Ichimoku là gì, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách sử dụng chỉ báo này. Ngoài ra, đừng quên truy cập Tikop.vn thường xuyên để cập nhật kiến thức chứng khoán mới nhất mỗi ngày nhé.