Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Rửa tiền là gì? Các hình thức và biện pháp chống rửa tiền hiện nay

Đóng góp bởi:

Lê Thị Thu

Cập nhật:

04/05/2024

Rửa tiền là hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên, hình phạt đối với tội rửa tiền theo quy định là gì? Có những biện pháp chống rửa tiền nào? Hãy cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

Rửa tiền là gì?

Khái niệm rửa tiền là gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phòng chống rửa tiền 2012, rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có. Trong đó, tài sản tội phạm có là tài sản có được trực tiếp/gián tiếp từ hành vi phạm tội hoặc từ các lợi nhuận, lợi tức sinh ra từ tài sản có được từ hành vi phạm tội.

Rửa tiền là hành vi vi phạm pháp luật

Rửa tiền là hành vi vi phạm pháp luật

Rửa tiền tiếng Anh là gì?

Rửa tiền tiếng Anh là Money laundering.

Ví dụ về rửa tiền

Một tổ chức muốn rửa tiền, có tổng số tiền mặt là 10.000 đô la và muốn gửi vào ngân hàng. Thay vì gửi toàn bộ số tiền một lần, tổ chức này quyết định chia nhỏ số tiền thành các khoản nhỏ để phân tán việc chi tiêu hay đầu tư số tiền lớn. Bằng cách này, họ tránh gây sự chú ý và nghi ngờ từ người khác về nguồn gốc của số tiền đó.

Mục đích của việc rửa tiền

Mục đích chính của việc rửa tiền là hợp pháp hoá số tiền bất chính được thu được từ các hoạt động phạm tội, chủ yếu là từ tội phạm tài trợ khủng bố và tội phạm buôn lậu ma túy. 

Về cơ bản, mục đích của việc rửa tiền là làm cho tiền từ hoạt động tội phạm trở nên "sạch" và giống như là tiền kiếm từ các hoạt động kinh doanh hợp pháp. Điều này giúp cho các tội phạm có thể sử dụng tiền này một cách tự do mà không bị phát hiện hoặc bị truy cứu pháp lý.

>>> Xem thêm: Quy luật kinh tế là gì? Phân biệt với tính chất kinh tế chi tiết

Mục đích rửa tiền để hợp pháp hoá số tiền bất chính được thu được từ các hoạt động phạm tội

Mục đích rửa tiền để hợp pháp hoá số tiền bất chính được thu được từ các hoạt động phạm tội

Quy trình rửa tiền

Sắp xếp

Sắp xếp là giai đoạn đầu tiên đưa tiền bẩn vào hệ thống tài chính chung của xã hội. Giai đoạn này sẽ giúp tội phạm giảm lượng lớn tiền mặt đang nắm giữ và đưa “tiền bẩn” vào hệ thống tài chính một cách hợp pháp.

Phát tán

Phát tán là giai đoạn phức tạp nhất trong hoạt động rửa tiền, liên quan đến quá trình chuyển tiền ra nước ngoài. Mục đích của giai đoạn phát tán là tách tiền bất hợp pháp khỏi nguồn của nó và tạo ra một lộ trình kiểm toán phức tạp khác.

Quy tụ

Giai đoạn cuối cùng của hoạt động rửa tiền là giai đoạn quy tụ. Giai đoạn này “tiền bẩn” sẽ được quay lại nguồn hoặc tài khoản quy định và được “gột rửa” thành tiền hợp pháp.

Quy trình rửa tiền chi tiết

Quy trình rửa tiền chi tiết

Các hình thức rửa tiền phổ biến hiện nay

Thông qua hệ thống thương mại quốc tế

Tội phạm thường tận dụng các giao dịch quốc tế để chuyển đổi tiền từ các hoạt động phi pháp thành tiền hợp pháp thông qua các thương vụ xuất nhập khẩu và thanh toán liên quốc gia. 

Mua tài sản/bất động sản

Mua tài sản, đặc biệt là bất động sản, đang trở thành một hình thức rửa tiền phổ biến hiện nay. Việc này thường được tội phạm sử dụng để giấu diếm nguồn gốc của tiền bất chính bằng cách mua các tài sản có giá trị cao, như căn hộ, biệt thự hoặc đất đai. 

Qua đó, tiền lậu được "làm sạch" thông qua quá trình mua bán này và trở thành tài sản có nguồn gốc hợp pháp trên giấy tờ.

>>> Đọc ngay: Tổng hợp các mã cổ phiếu bất động sản đáng chú ý mới nhất hiện nay

Rửa tiền qua hình thức mua tài sản/bất động sản

Rửa tiền qua hình thức mua tài sản/bất động sản

Thành lập công ty giả, mua bán khống hàng hóa

Một hình thức rửa tiền phổ biến là thành lập các công ty giả mạo hoặc sử dụng các công ty thật nhưng không hoạt động mua bán hàng hóa trên thực tế. Các giao dịch mua bán được tạo ra với mục đích trông có vẻ hợp pháp, nhưng thực tế lại nhằm vận hành tiền lậu qua các hệ thống tài chính.

Thông qua tiền ảo, tài sản ảo

Một hình thức rửa tiền phổ biến hiện nay là thông qua tiền ảo hoặc tài sản ảo. Người rửa tiền thường tạo ra các dịch vụ tiền ảo hoặc tài sản ảo để chuyển tiền lậu qua các kênh không được theo dõi và quản lý chặt chẽ. 

Sau đó, tiền lậu được đổi thành tiền ảo hoặc tài sản ảo, và có thể rút ra hoặc chuyển đổi thành tiền mặt. Điều này làm tăng sự phức tạp và khó khăn trong việc xác định và ngăn chặn hoạt động rửa tiền.

>> > Xem thêm: Crypto là gì? Các thông tin về thị trường tiền ảo mà nhà đầu tư cần biết

Rửa tiền thông qua tiền ảo

Rửa tiền thông qua tiền ảo

Núp bóng các dự án gây quỹ, làm từ thiện, đi du lịch

Một trong những hình thức thường thấy trong hoạt động rửa tiền là tổ chức các sự kiện gây quỹ, làm từ thiện hoặc tham gia du lịch. Tiền lậu được đầu tư vào các dự án gây quỹ hoặc sự kiện từ thiện để "rửa" và sau đó rút ra dưới hình thức khác, tạo điều kiện cho việc "làm sạch" tiền từ các hoạt động phi pháp.

Các nền tảng đánh bạc trực tuyến

Việc sử dụng nền tảng đánh bạc trực tuyến để rút tiền lậu vào hệ thống không còn xa lạ với nhiều người. Thông qua các giao dịch đánh bạc giả mạo, tiền lậu được chuyển qua các tài khoản đánh bạc trực tuyến. Sau đó, tiền này thường được rút ra dưới dạng tiền mặt hoặc thông qua các kênh tài chính khác.

Rửa tiền qua các nền tảng đánh bạc trực tuyến

Rửa tiền qua các nền tảng đánh bạc trực tuyến

Chi tiết các quy định đối với tội rửa tiền tại Việt Nam

Trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền đối với cá nhân

Theo quy định tại Điều 324 Bộ luật hình sự 2015 thì các cá nhân phạm tội rửa tiền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền. Cụ thể:

- Người nào thực hiện một trong các hành vi được xem là rửa tiền thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

- Người phạm tội rửa tiền bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi thêm một trong những dấu hiệu sau:

  • Có tổ chức

  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn

  • Phạm tội 02 lần trở lên

  • Có tính chất chuyên nghiệp

  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt

  • Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

  • Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

  • Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên

  • Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên

  • Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.

Đối với tội rửa tiền, người chuẩn bị phạm tội cũng sẽ có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền đối với cá nhân

Trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền đối với cá nhân

Trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền đối với pháp nhân

Đối với các pháp nhân phạm tội rửa tiền sẽ có mức phạt như sau:

  • Đối với pháp nhân phạm tội rửa tiền, mức phạt cao nhất là bị phạt tiền từ 10.000.000.000 VNĐ đến 20.000.000.000 VNĐ hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.

  • Đối với pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 VNĐ đến 5.000.000.000 VNĐ, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm. Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn hoạt động.

Các biện pháp tạm thời phòng chống rửa tiền

Phong tỏa tài khoản hoặc tạm giữ tài sản

Đối tượng báo cáo phải thực hiện quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quần vê việc phong tỏa tài khoản, niêm phong, phong tỏa hoặc tạm giữ tài sản của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Trì hoãn giao dịch

Các đối tượng báo cáo phải áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch trong các trường hợp:

  • Khi có căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen.

  • Khi có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan đến hoạt động phạm tội, bao gồm giao dịch do người bị kết án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự yêu cầu thực hiện và tài sản trong giao dịch thuộc quyền sở hữu hoặc có nguồn gốc thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của người bị kết án đó. Hoặc giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có liên quan đến tội phạm tài trợ khủng bố.

  • Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại các luật có liên quan.

Khi thực hiện biện pháp trì hoãn giao dịch, đối tượng báo cáo phải báo cáo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Ngân hàng Nhà nước. Và thời hạn áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu áp dụng.

>> Xem thêm: Khủng hoảng kinh tế là gì? Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế

Các biện pháp tạm thời phòng chống rửa tiền

Các biện pháp tạm thời phòng chống rửa tiền

Ảnh hưởng của việc rửa tiền đối với nền kinh tế

Làm gián đoạn sự ổn định của nền kinh tế

Việc rửa tiền có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của nền kinh tế bởi vì nó làm gián đoạn cơ cấu tài chính, gây ra mất mát kinh tế lớn. Khi tiền từ hoạt động tội phạm được rửa sạch và nhập vào hệ thống tài chính, nó tạo ra một cơn sốt tài chính giả mạo, làm biến động giá cả và tỷ giá tiền tệ. Điều này có thể gây ra sự mất niềm tin của người dân vào hệ thống tài chính, làm suy giảm đầu tư và tiêu dùng, và dẫn đến sự không ổn định chung trong nền kinh tế.

>>> Xem thêm: Chính sách tiền tệ là gì? Đặc điểm, vai trò phổ biến hiện nay

Rửa tiền có thể làm gián đoạn sự ổn định của nền kinh tế

Rửa tiền có thể làm gián đoạn sự ổn định của nền kinh tế

Khiến thị trường tiền tệ - tài chính gắp bất ổn

Khi tiền từ hoạt động tội phạm được rửa sạch và tiếp tục lưu thông trong hệ thống tài chính, điều này có thể tạo ra những biến động không mong muốn trong giá trị tiền tệ và thị trường tài chính

Sự không chắc chắn về nguồn gốc và tính hợp pháp của số tiền này có thể dẫn đến sự mất niềm tin từ phía các nhà đầu tư và người tiêu dùng, làm suy giảm thanh khoản và tạo ra rủi ro lớn cho hệ thống tài chính.

Hệ thống tài chính bị thao túng

Việc rửa tiền không chỉ gây ra sự không ổn định trong hệ thống tài chính, mà còn tạo ra nguy cơ thao túng từ các băng nhóm tội phạm. Hệ thống các tổ chức tài chính có thể bị ảnh hưởng với sự mất uy tín, giảm chất lượng đội ngũ nhân viên và mất cân bằng cơ cấu nợ và tài sản. Điều này không chỉ làm suy giảm sự tin cậy của người tiêu dùng và nhà đầu tư, mà còn góp phần vào sự không ổn định của hệ thống tài chính và nền kinh tế nói chung.

>>> Xem thêmFOMO là gì? 9 cách đánh bại bẫy FOMO trong chứng khoán, crypto

Rửa tiền có thể khiến hệ thống tài chính bị thao túng

Rửa tiền có thể khiến hệ thống tài chính bị thao túng

Tác động tiêu cực đến đầu tư, hạn chế nguồn vốn nước ngoài

Việc rửa tiền sẽ tạo ra tác động tiêu cực đến định hướng đầu tư và tạo ra nhiều rủi ro. Tiền từ hoạt động rửa tiền thường không được đầu tư vào các lĩnh vực hỗ trợ phát triển kinh tế, mà thường được đổ vào các tài sản mang tính chất che đậy như góp vốn vào các công ty bình phong hoặc mua các loại hàng hóa xa xỉ. 

Điều này gây ra sự suy giảm hiệu quả kinh tế của các giao dịch hợp pháp và gây mất lòng tin đối với thị trường. Do đó, việc rửa tiền hạn chế nguồn vốn nước ngoài và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Các phi vụ rửa tiền nổi bật tại Việt Nam

Vụ án rửa tiền tại Địa ốc Alibaba

Cơ quan CSĐT Công an TP.Hà Nội vừa khám phá và khởi tố một vụ án liên quan đến vận chuyển tiền trái phép qua biên giới, với số tiền gần 30.000 tỷ đồng. Qua điều tra, 6 bị can đã được xác định, bao gồm Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Văn Thực, và Nguyễn Thị Hà, về tội “Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới”, theo quy định tại Điều 189 Bộ luật hình sự. 

Bước đầu, thông qua các công ty lập hồ sơ tạm nhập tái xuất, các đối tượng đã lợi dụng vận chuyển hàng hóa, tiền tệ trái phép qua biên giới để che giấu hành vi phạm tội khác.

Vụ án rửa tiền tại Địa ốc Alibaba

Vụ án rửa tiền tại Địa ốc Alibaba

Ông chủ Nhật Cường Mobile bị khởi tố về tội rửa tiền

Ngày 14/5/2019, Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố 10 bị can với các tội danh khác nhau, bao gồm "Buôn lậu" theo Điều 188 Bộ luật hình sự năm 2015 và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (Công ty Nhật Cường).

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã ra quyết định truy nã đối với Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường.

Ngày 9/7/2019, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an cũng đã ra quyết định bổ sung vụ án hình sự số 12/C03-P14 và quyết định bổ sung khởi tố bị can số 21/C03-P14 và Lệnh khám xét số 114/C03-P14 đối với bị can Bùi Quang Huy về tội "Rửa tiền".

Rửa tiền qua đường dây đánh bạc tại Phú Thọ

Trong vụ án đường dây đánh bạc nghìn tỷ tại Phú Thọ, vào ngày 30/11/2018, TAND tỉnh Phú Thọ đã tuyên án cho Nguyễn Văn Dương, cựu Chủ tịch HĐTV của Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC), 5 năm tù về tội "Tổ chức đánh bạc" và 5 năm tù về tội "Rửa tiền", tổng hình phạt là 10 năm tù. Phan Sào Nam, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc của Công ty VTC online, cũng bị kết án 2 năm tù về tội "Tổ chức đánh bạc" và 3 năm tù về tội "Rửa tiền", tổng cộng 5 năm tù.

Theo kết luận điều tra số 829/ANĐT ngày 18/7/2018 của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ, Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương và các đồng phạm đã tận dụng công nghệ cao, tổ chức 25 "đại lý cấp 1" và gần 6.000 "đại lý cấp 2" với gần 43 triệu tài khoản đăng ký tham gia đánh bạc trực tuyến bằng hình thức game bài RikVip/Tip.Club. Đường dây này thu lời bất chính trên 9.800 tỷ đồng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Những câu hỏi thường gặp

Rửa tiền đi tù bao nhiêu năm?

Người phạm tội rửa tiền có thể bị phạt đi tù từ 5 - 10 năm.

Tại sao phải rửa tiền?

Phải rửa tiền vì che đậy nguồn gốc của số tiền lậu từ việc làm trái pháp luật, và biến nó thành tiền hợp pháp.

Mục đích của rửa tiền là gì?

Mục đích của rửa tiền nhằm che đậy nguồn gốc của các khoản tiền lậu, tiền trái pháp luật và xóa chứng cứ phạm tội.

Bản chất của hoạt động rửa tiền là gì?

Bản chất của hoạt động rửa tiền là làm cho đồng tiền lậu mất dấu, biến tiền lậu đó thành tiền hợp pháp, khiến cho các cơ quan chức năng không thể lần ra được nguồn gốc của số tiền lậu đó.

Rửa tiền có phạm tội không?

Có. Rửa tiền có phạm tội.

Rửa tiền có bao nhiêu giai đoạn?

Rửa tiền có 3 giai đoạn, bao gồm sắp xếp, phân lớp và hòa nhập.

Phía trên là toàn bộ về hoạt động rửa tiền để bạn tham khảo, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này. Ngoài ra, đừng quên truy cập Tikop.vn để cập nhật kiến thức tài chính mới nhất mỗi ngày nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Lệnh ATO là gì? Hướng dẫn cách đặt lệnh ATO đơn giản, hiệu quả nhất

CHỨNG KHOÁN

Lệnh ATO là gì? Hướng dẫn cách đặt lệnh ATO đơn giản, hiệu quả nhất

ATO là lệnh giao dịch chứng khoán được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến. Vậy lệnh ATO là gì? Cách đặt lệnh ATO như thế nào cho hiệu quả? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

22/12/2023

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

Lạm phát – tưởng chừng là một khái niệm rất vĩ mô và “đao to búa lớn” toàn thấy trên TV, nên đôi khi ta tặc lưỡi bỏ qua. Chuyện đó đã có chính phủ, thế giới lo. Nhưng suy cho cùng chính nhiều cá nhân chúng ta làm nên một quốc gia. Thế nên hãy nhớ rằng: một khi đã là thành viên của xã hội, lạm phát sẽ tác động đến bạn dù bạn có để ý hay không! Đó là lý do bạn cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì và nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024

Tài chính là gì? Tổng hợp kiến thức cơ bản về tài chính

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Tài chính là gì? Tổng hợp kiến thức cơ bản về tài chính

Tài chính là một trong những thuật ngữ quen thuộc đối với nhiều người. Cùng tìm hiểu về khái niệm Tài chính để hiểu rõ khái niệm tài chính là gì và chức năng, cũng như vai trò của nó thế nào.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

18/01/2024

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIẾT KIỆM VÀ LÊN KẾ HOẠCH CHO MỘT ĐÁM CƯỚI?

TÀI CHÍNH GIA ĐÌNH

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIẾT KIỆM VÀ LÊN KẾ HOẠCH CHO MỘT ĐÁM CƯỚI?

Lập ngân sách hoàn hảo cho đám cưới là một trong những công việc đầu tiên mà các bạn phải làm ngay từ đầu nếu muốn có được một kế hoạch đám cưới chi tiết và chu đáo. Có rất nhiều các cách để lên kế hoạch chi tiết cho đám cưới và ngay trong bài viết này đây Tikop sẽ gửi đến các bạn cách để lên kế hoạch tiết kiệm và chi tiêu cho một đám cưới thật hoàn chỉnh và khoa học

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

03/03/2023