Lợi ích khi làm sổ chi tiêu gia đình
Chi tiêu trong gia đình bao gồm tất cả các khoản tiền dùng để mua sắm những thứ cần thiết cho sinh hoạt và giải trí của các thành viên. Mỗi gia đình sẽ có mức chi tiêu khác nhau tùy thuộc vào thu nhập, số lượng thành viên, lối sống và nơi ở.
Ngày nay, chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình ngày càng được cải thiện và việc làm sổ thu chi được rất nhiều cặp vợ chồng áp dụng bởi tính thiết thực cùng nhiều ưu điểm như:
- Ghi chép cẩn thận mọi khoản thu nhập và chi tiêu trong sổ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của gia đình.
- Điều chỉnh kế hoạch chi tiêu hợp lý hơn, tránh lãng phí và tiết kiệm được tiền cho những mục tiêu quan trọng.
- Lập kế hoạch tài chính cho gia đình một cách khoa học đảm bảo chi tiêu hợp lý và tránh tình trạng thiếu hụt về tiền khi có việc cần dùng tới.
- Giúp hình thành thói quen tiết kiệm hiệu quả, tạo động lực để tiết kiệm nhiều hơn cho những mục tiêu quan trọng trong tương lai.
- Giúp bạn có thêm tiền để đầu tư cho bản thân và gia đình, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
>> Xem thêm: 14 cách tiết kiệm tiền, quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả mỗi ngày
Sổ chi tiêu gia đình giúp tôi ưu tài chính
Cách ghi sổ chi tiêu trong gia đình khoa học nhất
Thống kê các khoản chi tiêu
Dưới đây là các khoản chi tiêu bắt buộc trong các gia đình:
- Nhu cầu sinh hoạt hàng ngày: Các khoản chi cho ăn uống, đồ dùng cá nhân, vật dụng gia đình, mua sắm online,... là nhu cầu cần thiết của các hộ gia đình và chiếm phần lớn trong bảng chi tiêu.
- Chi cho dịch vụ: Các khoản tiền mạng Internet, điện, nước, điện thoại,... cũng tương đối “tốn kém”, thông thường chúng chiếm tới 10-20% trong bảng chi tiêu hàng tháng của các hộ gia đình tầm trung.
- Chi cho con cái: Với các gia đình có con nhỏ, con trong độ tuổi đi học sẽ tốn thêm các chi phí như sữa, bỉm, đồ chơi, thuốc thang, học tập,... Khoản chi này chiếm phần lớn trong sổ chi tiêu bởi việc đầu tư cho con là số tiền không hề nhỏ.
- Chi cho giải trí, xã hội: Hàng tháng mỗi gia đình sẽ tốn thêm khoản tiền khác cho các dịch vụ tập gym, yoga, du lịch, cà phê hay mừng cưới, ma chay, từ thiện...
Liệt kê rõ các nguồn thu nhập
Thông thường, các nguồn thu nhập trong gia đình đến từ những khoản sau:
- Thu nhập từ tiền gồm lương thưởng, kinh doanh, đầu tư, trợ cấp xã hội hoặc các nguồn thu nhập từ việc bán hàng online, làm freelancer, dịch thuật,...
- Thu nhập bằng hiện vật gồm các sản phẩm tự sản xuất: Rau củ quả, hoa màu, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc… hoặc quà tặng từ bạn bè, người thân.
>> Xem thêm: App quản lý chi tiêu là gì? 10 ứng dụng quản lý tài chính cá nhân tốt nhất hiện nay
Nguồn thu nhập từ tiền và hiện vật
Phân bổ ngân sách chi tiêu
Quy tắc 6 chiếc lọ
Quy tắc 6 chiếc lọ là phương pháp quản lý tài chính đơn giản và hiệu quả, giúp bạn phân bổ ngân sách chi tiêu cho gia đình một cách hợp lý cho các mục tiêu khác nhau. Phương pháp này sử dụng 6 chiếc lọ tượng trưng cho 6 nhóm chi tiêu chính trong gia đình:
- Lọ Nhu cầu thiết yếu (NEC) - 55%: Khoản chi tiêu nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
- Lọ Tiết kiệm dài hạn (LTS) - 10%: Quỹ này để thực hiện ước mơ mua nhà, mua xe…
- Lọ Tự do tài chính (FFA) - 10%: Quỹ để gửi tiết kiệm hoặc đầu tư tạo thu nhập thụ động.
- Lọ Giáo dục (EDU) - 10%: Đầu tư cho bản thân như đi học thêm
- Lọ Hưởng thụ (PLY) - 10%: Dành cho các hoạt động vui chơi, giải trí.
- Lọ Từ thiện (GIVE) - 5%: Giúp đỡ người khác, thể hiện trách nhiệm với xã hội.
Quy tắc 6 chiếc lọ trong tài chính
Quy tắc 50/50
Quy tắc 50/50 là phương pháp quản lý tài chính đơn giản, dễ thực hiện. Từ nguồn tiền của gia đình, bạn chia thu nhập thành hai phần bằng nhau: 50% cho nhu cầu thiết yếu và 50% cho tiết kiệm cũng như mục tiêu tài chính.
Ví dụ: Giả sử gia đình bạn có tổng thu nhập hàng tháng là 50 triệu đồng, bạn chia 50 triệu thành 2 phần bằng nhau.
- Chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu: Dành 25 triệu đồng cho các khoản chi tiêu thiết yếu như: tiền ăn, tiền nhà, điện nước, đi lại….
- Tiết kiệm và đầu tư: 25 triệu đồng còn lại cho mục đích tiết kiệm và đầu tư.
Phương pháp Kakeibo
Kakeibo là một hệ thống quản lý tài chính cá nhân được phát triển bởi Hani Motoko, một nhà báo người Nhật Bản vào năm 1904. Phương pháp này được mệnh danh là "sổ cái tài chính gia đình" và được biết đến với khả năng giúp người dùng tiết kiệm tới 35% chi tiêu mỗi năm.
Cơ chế hoạt động của sổ Kakeibo theo một chu trình gồm 4 câu hỏi:
- Bạn có bao nhiêu tiền?
- Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền?
- Bạn sẽ tiêu bao nhiêu tiền?
- Bạn sẽ làm gì để cải thiện?
Như vậy, để áp dụng sổ Kakeibo vào cách chi tiêu của gia đình, bạn phải xác định rõ mục tiêu của mình.
Ví dụ: Một gia đình ghi sổ chi tiêu theo phương pháp Kakeibo như sau:
- Thu nhập hàng tháng 40 triệu đồng
- Số tiền muốn tiết kiệm 15 triệu đồng
- Số tiền chi tiêu hàng tháng 25 triệu đồng
- Cách thực hiện: Chia nhỏ và phân loại các khoản chi tiêu rõ ràng sau đó quy định số tiền tối đa cho từng mục để giới hạn chi tiêu.
>> Xem thêm: TOP 15 cuốn sách quản lý tài chính cá nhân hay, nên đọc trước tuổi 30
Phương pháp ghi sổ Kakeibo của Nhật Bản
Quy tắc 50/30/20
Quy tắc 50/30/20 là một phương pháp quản lý tài chính và cũng là cách ghi sổ chi tiêu trong gia đình đơn giản và hiệu quả, giúp bạn chia thu nhập thành 3 phần theo tỷ lệ:
- 50% cho nhu cầu thiết yếu: Bao gồm các khoản chi tiêu như: nhà ở, điện nước, thực phẩm, giao thông,...
- 30% cho chi tiêu cá nhân: Bao gồm các khoản chi tiêu cho sở thích, giải trí, du lịch,...
- 20% cho tiết kiệm và đầu tư: Dành cho các mục tiêu tài chính dài hạn như: mua nhà, mua xe, nghỉ hưu,...
Ví dụ: Mức lương hàng tháng của gia đình bạn là 30 triệu đồng, áp dụng phương pháp 50/30/20 như sau:
- 50% tương ứng 15 triệu đồng chi trả cho các chi phí sinh hoạt như thuê nhà, điện nước…
- 30% tương ứng 9 triệu đồng dùng cho các hoạt động vui chơi, du lịch…
- 20% tương ứng 6 triệu đồng để tiết kiệm, dự trù cho các chi phí phát sinh.
Cân đối chi tiêu gia đình
Việc kiểm tra và cân đối chi tiêu hàng tuần là thói quen vô cùng quan trọng giúp các gia đình quản lý tài chính hiệu quả. Điều này tránh tình trạng "vung tay quá trán" và đảm bảo sự ổn định cho nền tảng tài chính chung trong tháng của cả gia đình.
Thêm vào đó, việc kiểm soát chi tiêu giúp bạn xác định được khoản tiền dư thừa, từ đó có thể dành ra để tiết kiệm cho các mục tiêu tài chính trong tương lai.
>> Xem thêm: Tài chính gia đình là gì? Cách quản lý tài chính gia đình
Gia đình cần cân đối các khoản chi tiêu cho phù hợp
Ghi chép các khoản thu chi
Việc ghi chép thu chi là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc quản lý tài chính hiệu quả. Có 2 phương pháp phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
- Sử dụng sổ tay ghi chép: Bạn có thể ghi chép mọi lúc mọi nơi, chỉ cần có sổ tay và bút. Phương pháp này tuy mất nhiều thời gian nhưng sẽ tạo cơ hội cho bạn hồi tưởng dòng tiền một cách chính xác.
- Sử dụng bảng Excel: Bảng Excel cung cấp nhiều công cụ để phân tích dữ liệu thu chi, giúp bạn đưa ra quyết định tài chính sáng suốt hơn. Tuy nhiên, để sử dụng phương pháp này hiệu quả, bạn cần có kiến thức tin học cơ bản.
Cách quản lý chi tiêu trong gia đình dễ dàng, hiệu quả
Đặt mục tiêu tài chính gia đình
Việc đặt mục tiêu tài chính cho gia đình mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp bạn và các thành viên trong gia đình có kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả. Thay vì mỗi người một ý, đặt mục tiêu chung giúp gia đình thống nhất kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư hiệu quả hơn.
Đặt mức giới hạn chi tiêu
Giới hạn chi tiêu là cách giúp các thành viên trong gia đình có ý thức hơn về việc sử dụng tiền bạc, tránh lãng phí và chi tiêu cho những khoản không cần thiết. Do đó, các thành viên trong gia đình cần dành thời gian thảo luận cởi mở với nhau để đặt giới hạn chi tiêu. Mỗi người nên chia sẻ nhu cầu và mong muốn của bản thân để cùng nhau thống nhất mức chi tiêu phù hợp.
>> Xem thêm: Các bước lập kế hoạch đầu tư giúp kiểm soát tài chính
Đặt mức giới hạn chi tiêu cho các thành viên gia đình
Chia 2 sổ chi và tiêu
Với 2 sổ chi tiêu riêng biệt, bạn có thể dễ dàng phân loại các khoản chi tiêu trong gia đình thành 2 nhóm chính:
- Sổ chi tiêu 1: Ghi chép các khoản chi tiêu lớn, ít xảy ra thường xuyên như mua xe, mua nhà, đầu tư, sửa chữa nhà cửa,...
- Sổ chi tiêu 2: Ghi chép các khoản chi tiêu nhỏ, thường xuyên xảy ra như tiền ăn uống, sinh hoạt, đi chợ, đi học, mua sắm,...
Để dành một khoản tiết kiệm
Tiết kiệm là thói quen rất tốt để quản lý tài chính hiệu quả, đặc biệt khoản tiền này sẽ giúp bạn trang trải các chi phí y tế, sửa chữa nhà cửa, thất nghiệp,... mà không cần lo lắng về vấn đề tài chính.
>> Xem thêm: Tổng hợp kiến thức quản lý tài chính cá nhân mà bạn nên biết
Kiểm tra khoản thu chi mỗi ngày
Cuối ngày, bạn nên rèn cho mình thói quen xem lại các khoản thu chi trong ngày. Như vậy, bạn có thể nắm rõ tình hình tài chính của bản thân một cách chi tiết. Dựa trên số liệu thu chi thực tế, bạn có thể phân bổ ngân sách cho các khoản chi tiêu trong tháng một cách hợp lý và hiệu quả hơn.
>> Xem thêm: 8 Bước để lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Kiểm tra các khoản thu chi cuối ngày
Một số câu hỏi thường gặp
Ví dụ lập bảng chi tiêu gia đình trong 1 tuần?
Dưới đây là ví dụ bảng chi tiêu của một gia đình trong 1 tuần:
Khoản chi tiêu | Tỷ lệ | Thành tiền |
Tiền ăn | 39% | 4.000.000 đ |
Tiền điện | 4.9% | 500.000 đ |
Tiền xăng | 2.4% | 250.000 đ |
Tiền điện thoại, 4G | 2.4% | 250.000 đ |
Tiền đồ dùng sinh hoạt | 2.4% | 250.000 đ |
Tiền học của con | 9.8% | 1.000.000 đ |
Tiền vui chơi, giải trí | 9.8% | 1.000.000 đ |
Tiền khác: hiếu, hỉ… | 4.9% | 500.000 đ |
Tiền tiết kiệm | 24.3% | 2.500.000 đ |
Tổng chi | 100% | 10.250.000 đ |
Chi tiêu trong gia đình là gì?
Chi tiêu trong gia đình là tất cả các khoản tiền mà gia đình bạn sử dụng để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần cho các thành viên. Các khoản chi tiêu này thường được chi trả từ các nguồn thu nhập của các thành viên trong gia đình.
>> Xem thêm: Chiến thuật tiết kiệm giúp bạn "tích tiểu thành đại"
Ghi sổ chi tiêu có giúp tiết kiệm tiền không?
CÓ. Bởi việc ghi chép chi tiêu giúp bạn theo dõi chính xác số tiền thu vào và chi ra mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng. Nhờ vậy, bạn có thể nắm rõ tình hình tài chính của bản thân một cách chi tiết.
Cách ghi sổ chi tiêu trong gia đình không khó khăn nhưng đòi hỏi sự nghiêm túc, tỉ mỉ và kiên trì. Bên cạnh đó, Tikop mời bạn tham khảo thêm các kiến thức tài chính khác tại chuyên mục Tài chính gia đình nhé!