Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Vay vốn cho sinh viên: Hình thức, điều kiện, thủ tục vay hiện nay

Đóng góp bởi:

Uyên Hoàng

Cập nhật:

12/06/2024

Vay sinh viên là hình thức vay phổ biến đối với các cá nhân thuộc diện khó khăn, cần tiền để trang trải cuộc sống và chi phí học tập khi học Đại học, Cao đẳng… Trong bài viết này, Tikop sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về các quy định khi vay vốn sinh viên.

Có nên vay vốn sinh viên không?

Lợi ích khi vay vốn của sinh viên:

  • Giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thể trang trải học phí, sinh hoạt, từ đó yên tâm học tập và rèn luyện.
  • Giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình, đặc biệt là những gia đình có con em đang theo học đại học.
  • Sinh viên có thêm tiền để tham gia các hoạt động ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp,... từ đó phát triển bản thân và nâng cao cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường.

Vay vốn sinh viên phù hợp với đối tượng là sinh viên thuộc hộ nghèo có mức thu nhập đầu người thấp, những sinh viên mồ côi cha hoặc mẹ, cha lẫn mẹ. Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định vay vốn và đảm bảo rằng bạn có thể quản lý tài chính tốt để trả nợ đúng hạn.

>> Xem thêm: Cập nhật lãi suất cho vay của các ngân hàng mới nhất hiện nay

Lợi ích khi vay vốn sinh viên

Lợi ích khi vay vốn sinh viên

Các hình thức vay vốn sinh viên hiện nay

Vay từ đề án hỗ trợ của Chính phủ

Chương trình hỗ trợ vay vốn cho sinh viên là một chính sách quan trọng của Chính phủ nhằm hỗ trợ tài chính cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là sinh viên thuộc các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và hộ có mức sống trung bình.

Đối tượng thụ hưởng đề án gồm:

  • Sinh viên đại học, cao đẳng chính quy đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng công lập và ngoài công lập trên địa bàn cả nước.
  • Thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo và hộ có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ.

Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh địa phương là đơn vị sẽ thẩm định hồ sơ và giải ngân cho sinh viên.

Vay vốn thế chấp

Vay thế chấp là hình thức vay vốn phổ biến được nhiều gia đình lựa chọn để hỗ trợ con em học tập, đặc biệt là du học. Trường hợp là người thân và có tài sản đảm bảo, khách hàng sẽ được vay khoản tiền lớn để trang trải chi phí học tập, sinh hoạt và các khoản chi phí khác. Hiện nay nhiều ngân hàng hỗ trợ gói vay lớn hỗ trợ gia đình có con em học tập trong nước hoặc đi du học tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Vay vốn từ các trường Đại học

Nhiều trường Đại học, Cao đẳng hiện nay đang triển khai các chương trình hỗ trợ vay vốn cho sinh viên với lãi suất thấp, giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn giúp các em vươn lên trong học tập. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng mức vay tối đa thường chỉ đủ để trang trải một phần chi phí học tập và sinh hoạt của sinh viên.

Vay vốn không tài sản đảm bảo

Vay tín chấp là hình thức vay vốn không cần tài sản thế chấp, phù hợp với những gia đình không có tài sản đảm bảo nhưng vẫn muốn vay nhằm hỗ trợ con em học tập. Với hình thức này, thủ tục vay tương đối đơn giản, khách hàng chỉ cần cung cấp một số giấy tờ cơ bản như CMND/CCCD, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận thu nhập,...

Những hình thức vay sinh viên phổ biến

Những hình thức vay sinh viên phổ biến

Những điều cần biết về vay vốn cho sinh viên 

Quy định về đối tượng được vay sinh viên

Theo Điều 2 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg quy định về đối tượng được vay vốn là người có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở đào tạo nghề hoạt động theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, đối tượng được vay bao gồm:

  • Sinh viên hoàn cảnh khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, hoả hoạn, bệnh dịch… trong thời gian học tại trường và có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân nơi cư trú.
  • Sinh viên chỉ mồ côi cha hoặc mẹ, cả cha lẫn mẹ.
  • Sinh viên thuộc gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc có mức sống trung bình.

Những điều kiện vay vốn sinh viên

Để đăng ký vay vốn sinh viên theo đề án hỗ trợ của Chính phủ hoặc các trường Đại học - Cao đẳng, sinh viên cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • Sinh viên đang sinh sống và cư trú hợp pháp tại địa phương, có chứng thực của UBND nơi cư trú.
  • Có hộ khẩu thường trú nơi đăng ký gói vay với Ngân hàng chính sách ở địa phương.
  • Học lực và đạo đức tốt, không vi phạm quy chế học tập của nhà trường.
  • Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.
  • Sinh viên năm nhất phải có giấy báo trúng tuyển từ các trường Đại học, Cao đẳng công lập hoặc ngoài công lập được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.
  • Sinh viên từ năm thứ 2 trở đi cần có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường. Kết quả học tập năm trước đạt từ trung bình trở lên. Đặc biệt, sinh viên không bị xử phạt kỷ luật về các hành vi như cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, đánh người, gây rối trật tự an ninh,…

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu nhanh, chính xác nhất hiện nay

Điều kiện vay vốn sinh viên thuộc diện chính sách hỗ trợ

Điều kiện vay vốn sinh viên thuộc diện chính sách hỗ trợ

Hạn mức vay sinh viên

Căn cứ vào khoản 2, Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg, sinh viên được hỗ trợ tối đa 4 triệu đồng/tháng/sinh viên. Như vậy, mỗi năm sinh viên được vay tối đa 40 triệu đồng (10 tháng * 4 triệu đồng/tháng).

Ngoài ra, mức hỗ trợ tối đa có thể thay đổi theo từng địa phương dựa trên mức học phí và mức sinh hoạt.

Lãi suất vay vốn của sinh viên

Lãi suất vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội:

Tại các ngân hàng thương mại, các gói cho vay sẽ có lãi suất cao hơn và biến động tuỳ thuộc vào thời điểm vay.

Phương thức hỗ trợ vay vốn sinh viên

Căn cứ vào Điều 3 của Quyết định 157/2007/QĐ-TTg quy định về phương thức cho vay đối với sinh viên thực hiện cho vay qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình sẽ là người trực tiếp vay vốn và chịu trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng Chính sách xã hội.

Đối với trường hợp sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động sẽ trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở.

Thời hạn trả nợ chương trình vay sinh viên

Theo quy định hiện hành, thời hạn trả nợ vay vốn sinh viên được tính từ ngày người vay trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi. Người vay và ngân hàng sẽ thỏa thuận cụ thể về thời hạn trả nợ nhưng không được vượt quá thời hạn trả nợ tối đa như sau:

  • Với chương trình đào tạo có thời gian đào tạo đến một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay.
  • Với chương trình đào tạo trên một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.

>> Xem thêm: Lãi suất ngân hàng là gì? Cách tính lãi suất ngân hàng chính xác

Quy định về thời hạn trả nợ chương trình vay vốn sinh viên

Quy định về thời hạn trả nợ chương trình vay vốn sinh viên

Thủ tục vay sinh viên chi tiết hiện nay

Dưới đây là các bước thực hiện thủ tục vay vốn sinh viên theo Hướng dẫn 2162A/NHCS-TD của Ngân hàng Chính sách xã hội:

  • Bước 1: Sinh viên nộp hồ sơ vay vốn gồm: giấy đề nghị vay vốn theo mẫu, giấy xác nhận của nhà trường hoặc giấy báo trúng tuyển, nộp tại Tổ tiết kiệm và vay vốn tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hộ gia đình sinh sống.
  • Bước 2: Tổ tiết kiệm và vay vốn thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, sẽ lập Biên bản họp và gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
  • Bước 3: Ngân hàng Chính sách xã hội xét duyệt và giải ngân vốn vay

Đặc biệt, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ giải ngân vốn vay 2 lần trong 1 năm vào các kỳ học. Do đó, khi tới kỳ vay sinh viên đến ngân hàng để nhận tiền vay.

Những điều cần lưu ý khi vay sinh viên

Để đảm bảo sử dụng vốn vay hiệu quả và tránh những rủi ro không đáng có khi vay vốn sinh viên, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Dành thời gian tìm hiểu kỹ thông tin về các chương trình vay vốn để lựa chọn được chương trình phù hợp nhất với nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân
  • Nên lựa chọn vay vốn tại các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính uy tín
  • Trước khi vay vốn, bạn cần cân nhắc kỹ khả năng trả nợ của bản thân và gia đình
  • Vốn vay sinh viên nên được sử dụng để chi trả cho các chi phí học tập và sinh hoạt của sinh viên
  • Trước khi ký hợp đồng vay vốn, sinh viên và gia đình cần đọc kỹ tất cả các điều khoản trong hợp đồng để đảm bảo hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân
  • Thanh toán khoản vay đầy đủ và đúng hạn theo quy định trong hợp đồng vay vốn

Sinh viên cân nhắc kỹ trước khi vay vốn

Sinh viên cân nhắc kỹ trước khi vay vốn

Những câu hỏi thường gặp

Vay vốn sinh viên ở đâu?

Sinh viên có thể vay vốn tại ngân hàng Chính sách xã hội hoặc các ngân hàng thương mại.

Vay vốn sinh viên cần giấy tờ gì?

Theo quy định, sinh viên cần cung cấp đủ các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị vay vốn sinh viên theo mẫu quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội
  • Giấy xác nhận của nhà trường (bản chính) hoặc Giấy báo trúng tuyển (bản chính hoặc bản sao có công chứng)
  • Hộ khẩu thường trú của gia đình
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của người vay (bản sao công chứng)
  • Sổ hộ khẩu của người vay (bản sao công chứng)
  • Giấy khai sinh của người vay (bản sao công chứng)
  • Đơn xin gia nhập tổ tiết kiệm và vay vốn (nếu chưa là thành viên của tổ tiết kiệm và vay vốn)

Vay vốn sinh viên được bao nhiêu?

Vay vốn sinh viên tại ngân hàng Chính sách xã hội được tối đa 40 triệu đồng.

Ngân hàng nào cho sinh viên vay vốn?

Các ngân hàng cho sinh viên vay vốn là Ngân hàng Chính sách xã hội và một số ngân hàng thương mại TPBank, BIDV, VietinBank…

Vay vốn sinh viên tối đa được bao nhiêu?

Vay vốn sinh viên tại ngân hàng Chính sách xã hội tối đa 40 triệu đồng.

Lãi suất cho sinh viên vay vốn là bao nhiêu?

Lãi suất cho vay theo quy định của Ngân hàng chính sách xã hội theo diện vay sinh viên là 0.55%/tháng, tương đương 6.6%/năm (theo Quyết định 750/QĐ-TTg năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ).

Như vậy, Tikop đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về các quy định khi vay sinh viên tại các ngân hàng hiện nay. Tikop mời bạn đọc tìm hiểu thêm các chủ đề khác tại chuyên mục tài chính cá nhân của chúng tôi.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

CHỨNG CHỈ QUỸ

Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

Với những nhà đầu tư cá nhân, việc chọn ETF hay dựa hơi vào ETF để tạo riêng một danh mục cho mình là sự cân nhắc đáng kể.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

24/03/2023

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu

CHỨNG KHOÁN

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu

Đầu tư là một trong những cách để tăng thu nhập và tích lũy tài sản. Trong thị trường tài chính, có hai loại đầu tư phổ biến là cổ phiếu và trái phiếu. Vậy

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

21/01/2024

CÁC LOẠI QUỸ MỞ TẠI VIỆT NAM

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

CÁC LOẠI QUỸ MỞ TẠI VIỆT NAM

Quỹ mở về bản chất là hình thức ủy thác vốn của nhà đầu tư vào quỹ, quỹ sẽ thay mặt nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Quỹ mở được chia thành 3 loại: quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu, quỹ cân bằng (gồm cả cổ phiếu và trái phiếu)

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

01/03/2023

NAV là gì? Ý nghĩa, công thức và cách sử dụng NAV trong chứng khoán

CHỨNG KHOÁN

NAV là gì? Ý nghĩa, công thức và cách sử dụng NAV trong chứng khoán

NAV là thuật ngữ không còn quá xa lạ trong chứng khoán. Vậy NAV là gì? Ý nghĩa, công thức và cách sử dụng NAV trong chứng khoán. Tham khảo bài viết sau để biết chi tiết nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024