Sàn chứng khoán quốc tế là gì?
Sàn chứng khoán quốc tế là nơi giao dịch nơi các chứng khoán của các công ty đa quốc gia hoặc các tổ chức tài chính lớn trên thế giới được mua bán. Đây là nơi các nhà đầu tư thực hiện giao dịch các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, quỹ ETF, và nhiều sản phẩm tài chính khác. Sàn chứng khoán quốc tế hoạt động tương tự như các sàn chứng khoán trong nước, nhưng quy mô thường lớn hơn và có tính toàn cầu hóa cao.
Những giao dịch trên sàn quốc tế thường thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức tài chính, và quỹ đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. Việc tham gia giao dịch tại các sàn này không chỉ giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư mà còn tạo cơ hội tiếp cận các công ty hàng đầu toàn cầu.
Sàn chứng khoán quốc tế trong tiếng Anh là International Stock Exchange. Một số ví dụ nổi bật bao gồm Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE), NASDAQ, và Sàn giao dịch chứng khoán London (LSE).
TOP 13 sàn chứng khoán quốc tế lớn nhất theo vốn hóa
Những sàn giao dịch chứng khoán quốc tế lớn nhất thế giới theo vốn hóa
New York Stock Exchange (NYSE)
New York Stock Exchange (NYSE) là sàn giao dịch chứng khoán New York, được thành lập năm 1972 và có trụ sở tại thành phố New York. NYSE là sàn chứng khoán lớn nhất thế giới về giá trị vốn hóa và lớn thứ hai thế giới về số lượng công ty niêm yết. Việc giao dịch tại sàn được thực hiện theo hình thức đấu giá liên tục.
- Vốn hoá: 28,33 nghìn tỷ USD (năm 2024)
- Quốc gia: Mỹ
- Website: https://www.nyse.com/
NASDAQ
NASDAQ là một trong những sàn chứng khoán quốc tế lớn của thế giới chỉ sau NYSE. Được thành lập năm 1971, NASDAQ là sàn chứng khoán đầu tiên cho phép giao dịch điện tử và tiên phong trong thương mại hóa công nghệ điện toán đám mây lưu trữ dữ liệu. Rất nhiều công ty công nghệ lớn được niêm yết tại NASDAQ.
- Vốn hóa: 26,62 nghìn tỷ USD (2024).
- Quốc gia: Mỹ
- Website: https://www.nasdaq.com/
Shanghai Stock Exchange (SSE)
Sàn giao dịch khoán Thượng Hải được thành lập năm 1990, là sàn chứng khoán quốc tế lớn nhất ở Trung Quốc và cũng là sàn chứng khoán lớn nhất châu Á. Hiện SSE vẫn chưa hoàn toàn mở cho các nhà đầu tư nước ngoài và vẫn bị ảnh hưởng bởi các quyết định của chính quyền Trung Quốc.
- Vốn hóa: 7,4 nghìn tỷ USD (2024)
- Quốc gia: Trung Quốc
- Website: english.sse.com.cn/
Sàn giao dịch chứng khoán quốc tế Shanghai
Euronext Stock Exchange
Sàn chứng khoán Euronext được thành lập năm 2000 và có trụ sở tại Paris. Ngoài cung cấp môi trường cho các giao dịch cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh, sàn còn cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ và dịch vụ thông tin. Euronext được sáp nhập với tập đoàn NYSE vào năm 2007 và trở thành sàn chứng khoán quốc tế có tính thanh khoản lớn nhất thế giới.
- Vốn hóa: 7,2 nghìn tỷ USD (2024)
- Quốc gia: Châu Âu
- Website: https://www.euronext.com/
>> Xem thêm: Chứng khoán cơ sở là gì? Phân biệt chứng khoán cơ sở và phái sinh
Tokyo Stock Exchange (TSE)
Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo được thành lập năm 1878 và từng vượt qua NYSE về giá trị vốn hóa thị trường năm 1989. Hiện TSE có 2271 công ty nội địa và 31 công ty nước ngoài được niêm yết trên sàn.
- Vốn hóa: 6,94 nghìn tỷ USD (năm 2024)
- Quốc gia: Nhật Bản
- Website: http://www.tse.or.jp/
Sàn giao dịch chứng khoán quốc tế Tokyo Stock Exchange
Bombay Stock Exchange (BSE)
Sàn giao dịch chứng khoán Bombay được thành lập vào năm 1875, là sàn giao dịch quốc tế đầu tiên của Ấn Độ. BSE cũng là sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên trong nước triển khai hợp đồng phái sinh hàng hóa bằng vàng và bạc vào năm 2018.
- Vốn hóa: 5,67 nghìn tỷ USD (năm 2024)
- Quốc gia: Ấn Độ
- Website: http://www.bseindia.com
National Stock Exchange (NSE)
Sàn giao dịch chứng khoán quốc gia Ấn Độ được thành lập năm 1992 và có trụ sở tại Mumbai. NSE thuộc quyền sở hữu của nhiều tổ chức tài chính khác nhau và là sàn giao dịch phái sinh lớn nhất thế giới tính theo số lượng hợp đồng giao dịch và lớn thứ ba về vốn cổ phần tiền mặt tính theo số lượng giao dịch trong năm 2023.
- Vốn hóa: 5,66 nghìn tỷ USD (năm 2024)
- Quốc gia: Ấn Độ
- Website: http://www.nseindia.com
Sàn giao dịch chứng khoán quốc tế National Stock Exchange
Shenzhen Stock Exchange (SZSE)
Sàn chứng khoán Thâm Quyến hay SZSE là sàn giao dịch hoạt động độc lập của Trung Hoa. Hiện nay, SZSE là sàn giao dịch quốc tế lớn thứ 4 châu Á với hơn 790 công ty được niêm yết.
- Vốn hóa: 4,6 nghìn tỷ USD (năm 2024)
- Quốc gia: Trung Quốc
- Website: http://www.szse.cn/
>> Xem thêm: Giá niêm yết chứng khoán là gì? Phân biệt giá niêm yết và thị trường
Hong Kong Stock Exchange (SEHK)
Sàn chứng khoán Hồng Kông được thành lập năm 1891, là một trong số các sàn chứng khoán đứng đầu châu Á và lớn thứ 9 toàn cầu. SEHK hoạt động theo khung pháp lý của Hồng Kông, ít bị chi phối bởi Chính phủ Trung Quốc và cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận dễ dàng.
- Vốn hóa: 4,06 nghìn tỷ USD (năm 2024)
- Quốc gia: Hồng Kông, Trung Quốc
- Website: https://www.hkex.com.hk/
Toronto Stock Exchange (TSX)
Sàn chứng khoán Toronto thành lập vào năm 1852, được xem là sàn giao dịch chứng khoán quan trọng ở Canada. Hiện sàn có trên 1500 công ty niêm yết đến từ nhiều châu lục như châu Âu, châu Mỹ, chủ yếu là những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực năng lượng.
- Vốn hóa: 3,35 nghìn tỷ USD (năm 2024)
- Quốc gia: Canada
- Website: https://www.tsx.com/
Sàn giao dịch chứng khoán quốc tế Toronto Stock Exchange
London Stock Exchange (LSE)
Sàn giao dịch chứng khoán quốc tế London là sàn chứng khoán lớn nhất châu Âu, được thành lập năm 1801. Đây cũng là một trong các sàn chứng khoán lớn nhất thế giới với 3000 công ty của 70 quốc gia niêm yết trên sàn.
- Vốn hóa: 3,24 nghìn tỷ USD (2024)
- Quốc gia: Anh
- Website: http://www.londonstockexchange.com/
>> Xem thêm: FTSE là gì? Chỉ số FTSE 100 là gì? 20 mã cổ phiếu hàng đầu FTSE 100
Saudi Stock Exchange (Tadawul)
Saudi Stock Exchange được thành lập vào năm 2007 với tư cách là một công ty cổ phần, được ủy quyền hoạt động như một sàn giao dịch chứng khoán nhưng đã có hoạt động giao dịch từ năm 1954 như một thị trường tài chính không chính thức. Hiện Tadawul có khoảng 239 công ty đang giao dịch trên thị trường.
- Vốn hóa: 2,72 nghìn tỷ USD (2024)
- Quốc gia: Ả Rập Xê Út
- Website: saudiexchange.sa
Frankfurt Stock Exchange (FWB)
Frankfurt Stock Exchange là một trong những sàn giao dịch lâu đời nhất thế giới, đươc thành lập từ thế kỉ 16. Frankfurt hiện là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất của Đức với 90% doanh thu được tạo ra ở Đức.
- Vốn hóa: 2,25 nghìn tỷ USD (2024)
- Quốc gia: Đức
- Website: boerse-frankfurt
Sàn giao dịch chứng khoán quốc tế Frankfurt Stock Exchange
Lợi ích và rủi ro khi đầu tư vào sàn chứng khoán quốc tế
Lợi ích
Đầu tư vào sàn chứng khoán quốc tế mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho nhà đầu tư, bao gồm:
- Cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu lớn: Nhà đầu tư có thể tiếp cận cổ phiếu của những công ty hàng đầu thế giới như Apple, Microsoft, Tesla, hoặc Amazon. Đây là cơ hội để tham gia vào sự phát triển của các tập đoàn đa quốc gia với tiềm năng tăng trưởng vượt trội.
- Thanh khoản cao: Các sàn chứng khoán quốc tế thường thu hút lượng lớn nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới, đảm bảo tính thanh khoản cao, giúp việc mua và bán chứng khoán diễn ra dễ dàng và nhanh chóng.
- Khả năng sinh lời cao: Các công ty niêm yết trên sàn quốc tế thường có nền tảng kinh doanh vững chắc, lợi nhuận ổn định và triển vọng phát triển lâu dài, mang lại tiềm năng sinh lời hấp dẫn cho nhà đầu tư.
- Ứng dụng công nghệ hiện đại: Các sàn quốc tế sử dụng hệ thống giao dịch tiên tiến, tốc độ xử lý nhanh và độ chính xác cao, mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, từ đó tăng hiệu quả giao dịch.
- Lợi thế từ biến động tỷ giá hối đoái: Nhà đầu tư có thể hưởng lợi từ sự thay đổi tỷ giá giữa các đồng ngoại tệ mạnh như USD, EUR và đồng nội tệ (VND), đặc biệt khi tỷ giá tăng cao.
Rủi ro
Dù có nhiều lợi ích, đầu tư vào sàn chứng khoán quốc tế cũng đi kèm với những rủi ro mà nhà đầu tư cần cân nhắc:
- Yêu cầu vốn đầu tư lớn: Việc đầu tư vào cổ phiếu quốc tế thường đòi hỏi nguồn vốn lớn hơn so với thị trường trong nước, gây khó khăn cho những nhà đầu tư có vốn nhỏ hoặc thiếu kinh nghiệm.
- Rủi ro pháp lý và lừa đảo: Một số sàn giao dịch quốc tế không uy tín hoặc không được cấp phép hoạt động, khiến nhà đầu tư dễ gặp rủi ro lừa đảo. Việc xác minh tính hợp pháp của các sàn này cũng phức tạp hơn.
- Chênh lệch múi giờ giao dịch: Sự khác biệt về múi giờ giữa các quốc gia có thể gây khó khăn cho nhà đầu tư trong việc theo dõi thị trường, đưa ra quyết định kịp thời hoặc chốt lời đúng lúc.
- Biến động kinh tế và địa chính trị: Thị trường quốc tế chịu tác động mạnh từ các yếu tố toàn cầu như khủng hoảng kinh tế, bất ổn địa chính trị, hoặc biến động tỷ giá. Điều này có thể làm tăng rủi ro cho nhà đầu tư.
- Chi phí giao dịch và thuế cao: Giao dịch trên các sàn nước ngoài thường đi kèm với chi phí môi giới, chuyển đổi ngoại tệ và các khoản thuế, làm tăng tổng chi phí đầu tư so với giao dịch trong nước.
Lợi ích và rủi ro khi đầu tư vào sàn chứng khoán quốc tế
So sánh sàn chứng khoán quốc tế và sàn trong nước
Sàn chứng khoán quốc tế | Sàn chứng khoán trong nước | |
Phạm vi hoạt động | Hoạt động toàn cầu, giao dịch cổ phiếu từ nhiều quốc gia | Chỉ hoạt động trong một quốc gia |
Loại tài sản giao dịch | Đa dạng như cổ phiếu, trái phiếu, forex, ETF,... | Phần lớn là cổ phiếu và trái phiếu nội địa |
Quy mô vốn hóa | Vốn hóa lớn | Vốn hóa nhỏ hơn |
Đối tượng tham gia | Nhà đầu tư trên toàn thế giới | Nhà đầu tư trong nước và một số ít nhà đầu tư nước ngoài |
Quy định pháp lý | Tuân theo luật pháp quốc tế và luật quốc gia nơi sàn đặt trụ sở | Tuân theo luật pháp trong nước |
Tính thanh khoản | Thanh khoản cao | Thanh khoản thấp hơn sàn quốc tế |
Công nghệ và hạ tầng | Tiên tiến, hiện đại | Hạ tầng tốt nhưng thấp hơn sàn quốc tế |
Ngôn ngữ sử dụng | Đa ngôn ngữ, thông thường là tiếng Anh | Ngôn ngữ bản địa |
Chi phí giao dịch | Thấp do cạnh tranh toàn cầu | Cao hơn do đặc thù nội địa |
Tiềm năng sinh lời | Cao hơn nhờ tiếp cận toàn cầu | Thấp hơn do giới hạn trong nước |
Mức độ rủi ro | Cao hơn do biến động kinh tế, chính trị quốc tế | Thấp hơn, phụ thuộc vào kinh tế, chính trị trong nước |
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về những sàn giao dịch chứng khoán quốc tế hàng đầu thế giới. Đừng quên theo dõi Tikop để không bỏ lỡ Kiến thức Đầu tư Chứng khoán bổ ích nhé!