Trả nợ thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng là một trong những công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, các khoản thanh toán bằng thẻ tín dụng là các khoản trả trước trong hạn mức, bạn sẽ phải trả lại tiền cho nhà cung cấp tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Quá trình trả lại tiền này được gọi là trả nợ thẻ tín dụng.
Trả nợ thẻ tín dụng sau khi thực hiện các giao dịch thanh toán trả trước
Chi tiết phương thức và quy trình trả nợ thẻ tín dụng 2024
Phương thức trả nợ thẻ tín dụng
Có 2 phương thức trả nợ thẻ tín dụng:
- Trả toàn bộ số tiền: Bạn có thể trả lại toàn bộ số tiền đã thanh toán tín dụng trước khi hết hạn thanh toán. Với hình thức này, bạn không cần phải lo về lãi suất và các khoản phí trễ hạn.
- Trả góp: Bạn có thể trả số tiền tối thiểu phải thanh toán trong hoá đơn, số còn lại sẽ được chia thành các kỳ trả nợ có lãi suất. Việc thanh toán số tiền tối thiểu sẽ giúp bạn tránh phí trễ hạn và không vi phạm điều khoản hợp đồng.
Bạn có thể trả toàn bộ số tiền hoặc trả góp khoản nợ tín dụng
Quy trình trả nợ thẻ tín dụng 2024
Quy trình thanh toán nợ thẻ tín dụng 2024 bao gồm các bước như sau:
- Nhận sao kê: Trong bản sao kê hàng tháng do ngân hàng cung cấp sẽ hiển thị các giao dịch và số tiền bạn đã sử dụng trên thẻ tín dụng trong chu kỳ thanh toán. Qua đó, bạn sẽ được cung cấp thông tin chi tiết về số tiền cần thanh toán và hạn chót thanh toán.
- Chọn phương thức thanh toán: Bạn có thể chọn thanh toán bằng nhiều phương thức khác nhau như chuyển khoản ngân hàng, thanh toán trực tiếp tại ngân hàng hoặc điểm giao dịch, sử dụng ví điện tử, thanh toán qua ứng dụng di động, hoặc trực tuyến thông qua trang web của nhà cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng.
- Thực hiện thanh toán: Bạn tiến hành thực hiện thanh toán theo phương thức đã chọn.
- Xác nhận và lưu lại thông tin thanh toán: Việc thanh toán chỉ hoàn tất khi bạn nhận được xác nhận thanh toán thành công. Lưu ý, bạn cần lưu lại thông tin thanh toán, bao gồm số tiền thanh toán, ngày và thời gian thanh toán.
TOP 8 cách trả nợ thẻ tín dụng đơn giản, nhanh chóng
Cách thanh toán thẻ tín dụng qua Internet Banking
Bạn cần đăng ký và sử dụng Internet Banking để dùng phương pháp thanh toán này. Các bước thực hiện thanh toán thẻ tín dụng qua Internet Banking như sau:
- Bước 1: Chọn mục “Ngân hàng điện tử” trong Website chính thức của ngân hàng mở thẻ.
- Bước 2: Lần lượt chọn “Thanh toán” và “Thanh toán thẻ nợ” tại phần danh mục.
- Bước 3: Tiếp tục chọn “Tài khoản thanh toán” và chọn số thẻ tín dụng trong danh sách tích hợp hiển thị trên màn hình.
- Bước 4: Nhập số tiền cần thanh toán thẻ tín dụng và nhấn “Thực hiện” để hoàn tất thanh toán.
Đọc thêm: Đáo hạn thẻ tín dụng là gì? 8 điều cần biết về đáo hạn thẻ tín dụng
Thanh toán thẻ tín dụng từ ngân hàng khác
Bạn cũng có thể trả nợ thẻ tín dụng bằng cách thanh toán từ ngân hàng khác theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Thực hiện giao dịch chuyển khoản tới số tài khoản của thẻ tín dụng.
- Bước 2: Nhập số tiền cần thanh toán và nội dung chuyển khoản “Thanh toán dư nợ thẻ tín dụng”.
- Bước 3: Nhấn “Xác nhận” để hoàn tất việc chuyển khoản thanh toán thẻ tín dụng từ ngân hàng khác.
Một trong những cách trả nợ thẻ tín dụng là thanh toán từ ngân hàng khác
Thanh toán qua Mobile Banking
Khách hàng có thể thanh toán thẻ tín dụng thông qua Mobile Banking sau khi đã đăng ký dịch vụ từ ngân hàng bằng các bước sau:
- Bước 1: Tại giao diện chính của ứng dụng Mobile Banking của ngân hàng phát hành thẻ, chọn “Thẻ".
- Bước 2: Chọn phần “Thanh toán” cho thẻ tín dụng.
- Bước 3: Lựa chọn thanh toán tối thiểu hoặc nhập chính xác số dư nợ khách hàng cần thanh toán.
- Bước 4: Kiểm tra lại thông tin và chọn “Tiếp tục”. Sau đó, chọn “Thực hiện” để hoàn tất giao dịch.
Cách thanh toán thẻ tín dụng qua ví điện tử
Để thanh toán thẻ tín dụng thông qua ví điện tử Momo, bạn cần thực hiện theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng, nhập “Thanh toán thẻ tín dụng” lên thanh tìm kiếm.
- Bước 2: Tiếp tục chọn “Thanh toán thẻ tín dụng” và nhập số thẻ hoặc số tài khoản của thẻ tín dụng cần thanh toán dư nợ.
- Bước 3: Kiểm tra lại thông tin và nhập số tiền cần thanh toán.
- Bước 4: Nhấn “Xác nhận” để hoàn tất quá trình thanh toán dư nợ tín dụng qua ví điện tử Momo.
Ghi nợ tự động tài khoản thanh toán
Để ghi nợ tự động tài khoản thanh toán, bạn cần mang theo giấy tờ tùy thân như CCCD/CMND/hộ chiếu đến chi nhánh gần nhất của ngân hàng mở thẻ. Với sự hỗ trợ của nhân viên giao dịch, bạn có thể đăng kí dịch vụ thanh toán tự động từ tài khoản tiền gửi sang để thanh toán dư nợ tín dụng.
Ghi nợ tự động tài khoản thanh toán giúp bạn tránh việc thanh toán trễ
Thanh toán dư nợ qua Payoo
Các bước trả nợ thẻ tín dụng qua ứng dụng Payoo trên điện thoại:
- Bước 1: Đăng ký tài khoản Payoo. Nếu đã có tài khoản, bạn chỉ cần đăng nhập tài khoản đã có.
- Bước 2: Chọn “Thanh toán hóa đơn” trên màn hình chính.
- Bước 3: Chọn “Thanh toán thẻ tín dụng” trong danh sách dịch vụ.
- Bước 4: Chọn nhà cung cấp thẻ.
- Bước 5: Nhập số thẻ (16 số được in trên thẻ tín dụng), họ tên, số điện thoại và số tiền thanh toán.
- Bước 6: Kiểm tra thông tin khách hàng và số tiền cần thanh toán.
- Bước 7: Xác nhận giao dịch và hoàn thành quá trình thanh toán.
Bạn có thể trả nợ thẻ tín dụng qua website Payoo theo các bước sau:
- Bước 1: Chọn “Thanh toán thẻ tín dụng” trên màn hình chính.
- Bước 2: Chọn nhà cung cấp thẻ.
- Bước 3: Nhập số thẻ (16 số được in trên thẻ tín dụng), họ tên, số điện thoại và số tiền thanh toán. Bạn cần kiểm tra kỹ thông tin khách hàng và số tiền cần thanh toán.
- Bước 4: Xác nhận giao dịch và hoàn thành quá trình thanh toán.
Có thể thanh toán nợ thẻ tín dụng qua app hoặc website của Payoo
Thanh toán thẻ tín dụng qua cây ATM
Nếu không thể thanh toán trực tuyến, bạn có thể thanh toán thẻ tín dụng qua cây ATM theo các bước sau:
- Bước 1: Đưa thẻ vào cây ATM theo chiều mũi tên trên bề mặt thẻ.
- Bước 2: Chọn ngôn ngữ hiển thị phù hợp và nhập mã PIN của thẻ.
- Bước 3: Chọn “Chức năng thanh toán hóa đơn”.
- Bước 4: Tiếp tục chọn “Tín dụng” và “Thanh toán nợ thẻ tín dụng”.
- Bước 5: Khách hàng nhập số thẻ tín dụng đang cần thanh toán dư nợ.
- Bước 6: Nhập đầy đủ, chính xác số tiền thanh toán thẻ tín dụng và xác nhận giao dịch bằng cách nhấn “Enter”.
- Bước 7: Nhận hóa đơn và thu hồi lại thẻ.
Đọc thêm: Bật mí 6 cách nạp tiền vào thẻ ATM an toàn, nhanh chóng hiện nay
Cách thanh toán trực tiếp tại quầy
Ngoài thanh toán online và sử dụng cây ATM, bạn cũng có thể thanh toán trực tiếp tại quầy giao dịch của ngân hàng theo các bước:
- Bước 1: Đến chi nhánh hoặc phòng giao dịch bất kỳ của ngân hàng mở thẻ tín dụng.
- Bước 2: Xuất trình CCCD/CMND để xác thực và yêu cầu nhân viên hỗ trợ việc thanh toán dư nợ thẻ tín dụng.
- Bước 3: Nộp tiền và ký vào biên lai sau khi nhân viên thông báo số tiền cần thanh toán.
Thanh toán trực tiếp tại quầy hạn chế tối đa các lỗi xảy ra
Điều gì xảy ra nếu bạn không trả nợ thẻ tín dụng
Thẻ bị khoá
Bạn có thể bị khoá tạm thời hoặc khoá vĩnh viễn thẻ tín dụng nếu nhiều lần không thanh toán mức tối thiểu theo yêu cầu ngân hàng, thậm chí có thể bị ghi nhận thành nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng phát hành thẻ. Việc khoá thẻ được thực hiện nhằm ngăn cản các giao dịch mới phát sinh.
Đọc thêm: Hướng dẫn cách làm lại thẻ ngân hàng online, tại quầy nhanh chóng
Lịch sử tín dụng xấu
Lịch sử vay mượn tiền, hay được gọi là lịch sử tín dụng, sẽ được lưu giữ hồ sơ tại hệ thống Tín dụng quốc gia (CIC) mỗi khi bạn thực hiện vay mượn tiền ở các ngân hàng và tổ chức tài chính.
Việc thanh toán nợ vay chậm trễ sẽ làm giảm điểm tín dụng của bạn, gây khó khăn lớn đến quy trình đăng ký tín dụng như mở thẻ tín dụng, vay tín chấp, vay thế chấp ở các ngân hàng hay tổ chức tài chính khác.
Lịch sử tín dụng xấu là một bất lợi lớn
Đọc thêm: Nợ xấu là gì? Phân loại các nhóm và cách kiểm tra nợ xấu chính xác
Bị các vấn đề về pháp lý
Nếu bạn để lại các khoản nợ xấu, nợ quá hạn chưa thanh toán, các ngân hàng và tổ chức tài chính có thể sẽ khởi kiện bạn để thu hồi lại các khoản nợ một cách hợp pháp.
Áp lực tài chính
Nếu không thể thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đúng hạn, bạn sẽ phải chịu phí phạt hoặc lãi suất trả chậm. Tuỳ theo chính sách của từng ngân hàng mà phí phạt và lãi suất trả chậm là khác nhau cho mỗi loại thẻ, có khả năng sẽ tạo áp lực tài chính lên kỳ thanh toán tiếp theo.
Thanh toán nợ tín dụng chậm trễ có thể gây áp lực tài chính lên chủ thẻ
Những lưu ý khi thanh toán dư nợ thẻ tín dụng
Kiểm tra dư nợ thẻ tín dụng thường xuyên
Bạn cần phải kiểm tra dư nợ trên thẻ tín dụng trên sao kê được gửi qua email, hoặc thông qua ngân hàng trực tuyến, ứng dụng hay tổng đài của ngân hàng, công ty tài chính. Việc này giúp bạn kịp thời kiểm tra các khoản thanh toán trễ hạn và phát hiện các giao dịch đáng ngờ qua thẻ.
Trả nợ thẻ tín dụng đúng hạn
Bạn nên thường xuyên kiểm tra, tạo nhắc nhở để trả nợ thẻ tín dụng đúng hạn. Việc làm này giúp bạn tránh các khoản phí phạt và lãi suất trễ hạn, duy trì điểm tín dụng tốt.
Đọc thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu nhanh, chính xác nhất hiện nay
Thứ tự thanh toán thẻ tín dụng
Hầu hết các ngân hàng sẽ có quy định về thứ tự thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của bạn như sau:
- Các khoản ứng trước tiền mặt
- Các khoản lãi, phí, khoản trả góp (nếu có)
- Các giao dịch chi tiêu thông thường
Tránh nhờ người khác thanh toán tín dụng giúp
Số thẻ và mã CVV được in ở mặt sau của thẻ tín dụng là những thông tin rất quan trọng, chủ yếu được dùng để thanh toán cho các giao dịch online, bạn hãy hạn chế đưa thẻ cho người khác để giảm thiểu rủi ro mất tiền vì người khác mạo danh.
Tránh nhờ người khác thanh toán nợ thẻ tín dụng để tránh bị đánh cắp thông tin
Những câu hỏi thường gặp
Trả nợ tối thiểu thẻ tín dụng là gì?
Trả nợ tối thiểu thẻ tín dụng là số tiền tối thiểu bạn cần trả cho Ngân hàng để không bị chịu phí phạt quá hạn hay bị liệt kê vào danh sách khách hàng nằm trong nhóm nợ xấu. Tùy theo quy định của từng Ngân hàng mà số tiền thanh toán tối thiểu sẽ từ 2% – 5% tổng dư nợ trong kỳ.
Không trả nợ thẻ tín dụng có sao không?
Như đã đề cập trên bài viết, việc không trả nợ thẻ tín dụng sẽ khiến bạn giảm điểm tín dụng tích luỹ trên hệ thống CIC, chịu các khoản phí phạt, lãi suất trả chậm, gia tăng áp lực tài chính và thậm chí là bị khoá thẻ.
Trả nợ thẻ tín dụng như thế nào?
Bạn có thể trả nợ thẻ tín dụng theo 2 phương thức là trả toàn bộ số tiền và trả góp như Tikop đã trình bày ở trên.
Trả chậm thẻ tín dụng có bị nợ xấu hay không?
Việc thanh toán nợ vay chậm trễ sẽ làm giảm điểm tín dụng của bạn, gây khó khăn lớn đến quy trình đăng ký tín dụng như mở thẻ tín dụng, vay tín chấp, vay thế chấp ở các ngân hàng hay tổ chức tài chính khác.
Không trả nợ thẻ tín dụng có đi tù không?
Căn cứ theo khoản 35 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, quy định chế tài về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, trả nợ thẻ tín dụng là trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, người không trả nợ thẻ tín dụng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu bỏ trốn hay lừa dối để không trả nợ như sau:
- Phạt lên đến 3 năm tù giam nếu chiếm đoạt số tiền từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về các tội xâm phạm quyền sở hữu mà chưa được xóa án tích;
- Phạt tù từ 02 - 07 năm nếu chiếm đoạt số tiền từ 50 đến dưới 200 triệu đồng;
- Phạt tù từ 05 - 12 năm nếu chiếm đoạt số tiền từ 200 đến dưới 500 triệu đồng;
- Phạt tù từ 12 - 20 năm nếu chiếm đoạt số tiền từ 500 triệu đồng trở lên.
Làm thế nào để tránh nợ xấu thẻ tín dụng?
Để hạn chế tình trạng nợ xấu thẻ tín dụng bạn nên lên kế hoạch chi tiêu tiền hợp lý. Hãy sử dụng mọi công cụ ghi nhớ ngày đáo hạn như: Lời nhắc trên điện thoại, đăng ký nhận thông báo qua điện thoại,…
Hi vọng bài viết Tổng hợp 8 cách trả nợ thẻ tín dụng đơn giản, nhanh chóng 2024 đã cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về quy trình và cách thức trả nợ thẻ tín dụng. Hãy theo dõi Tikop để đón đọc các bài viết kiến thức cơ bản mới nhất nhé!