Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

TMCP là ngân hàng gì? Danh sách các Ngân hàng Thương mại Cổ phần 2024

Đóng góp bởi:

Sâm Nguyễn

Cập nhật:

13/08/2024

Việt Nam có rất nhiều các ngân hàng TMCP lớn và uy tín. Tuy nhiên, khái niệm ngân hàng TMCP thường bị nhầm lẫn với ngân hàng thương mại quốc doanh hay ngân hàng liên doanh. Cùng Tikop tìm hiểu TMCP là ngân hàng gì và hiện có những ngân hàng nào là TMCP ngay sau đây nhé!

Ngân hàng TMCP là ngân hàng gì?

Ngân hàng TMCP là viết tắt của Ngân hàng Thương mại Cổ phần. Theo Điều 2 Thông tư 40/2011/TT-NHNH quy định, Ngân hàng TMCP là Ngân hàng Thương mại được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần.

Vì là một Ngân hàng Thương mại, nên các Ngân hàng TMCP được phép thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận

Ngân hàng TMCP là viết tắt của Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Ngân hàng TMCP là viết tắt của Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Đặc điểm của Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Ngân hàng TMCP có các đặc điểm sau:

  • Là pháp nhân được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp và Luật các tổ chức tín dụng trong các hoạt đông kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận.
  • Được tổ chức và hoạt động dưới hình thức pháp lý nhất định.
  • Được thành lập để thực hiện các hoạt động của ngân hàng trên cơ sở pháp luật ngân hàng và giấy phép hoạt động của Ngân hàng Trung ương.
  • Là tổ chức tín dụng không được huy động vốn không kỳ hạn dưới một năm.
  • Là tổ chức tín dụng không thực hiện chức năng thanh toán (công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính).

Danh sách các Ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt Nam 2024

Ngân hàng Ngày thành lập Vốn điều lệ (tỷ đồng)
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank 12/08/1993 79,339.00
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV 26/04/1957 57,004.30
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank 01/04/1963 55,980.90
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - VietinBank 26/03/1988 53,699.90
Ngân hàng TMCP Quân đội - MBBANK 04/11/1994 52,140.00
Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB 04/06/1993 38,841.00
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội - SHB 13/11/1993 36,194.00
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank 27/09/1993 35,172.00
Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - HDBank 04/01/1990 29,076.00
Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt NNam - LPBank 28/03/2008 25,576.00
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - VIB 18/09/1996 25,368.00
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank 24/03/1994 24,537.00
Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TPBank 05/05/2008 22,016.00
Ngân hàng TMCP Phương Đông - OCB 10/06/1996 20,548.00
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - MSB 12/07/1991 20,000.00
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank 21/12/1991 18,852.20
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Eximbank 24/05/1989 17,470.00
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB 01/01/2012 15,231.70
Ngân hàng TMCP Nam Á - Nam A Bank 21/10/1992 10,580.00
Ngân hàng TMCP An Bình - ABBANK 13/05/1993 10,350.00
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - PVcomBank 16/09/2013 9,000.00
Ngân hàng TMCP Bắc Á - Bac A Bank 01/09/1994 8,334.00
Ngân hàng TMCP Quốc Dân - NCB 18/09/1995 5,601.55
Ngân hàng TMCP Việt Á - VietABank 04/07/2003 5,399.60
Ngân hàng TMCP Bản Việt - Viet Capital Bank 25/12/1992 5,017.00
Ngân hàng TMCP Đông Á - DongA Bank 01/07/1992 5,000.00
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín - Vietbank 02/02/2007 4,776.80
Ngân hàng TMCP Kiên Long - ank 27/10/1995 3,653.00
Ngân hàng TMCP Bảo Việt - BAOVIET Bank 14/1/2009 3,150.00
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - SAIGONBANK 16/10/1987 3,080.00
 Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát triển - PG Bank 13/11/1993

3,000.00

Lưu ý: Số liệu chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo thời gian thực (Nguồn: BANKERVN)

Danh sách ngân hàng TMCP tại Việt Nam năm 2024

Danh sách ngân hàng TMCP tại Việt Nam năm 2024

Phân loại Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Ngân hàng TMCP có thể phân loại theo 3 cách

Ngân hàng TMCP có thể phân loại theo 3 cách

Dựa vào mục đích sở hữu

Dựa vào mục đích sở hữu, Ngân hàng Thương Mại cổ phần chia làm 2 loại:

  • Ngân hàng TMCP 100% vốn trong nước: Các ngân hàng TMCP hiện nay đều 100% vốn trong nước.
  • Ngân hàng TMCP liên doanh (có góp vốn của nước ngoài): Hiện Việt Nam chỉ có 2 ngân hàng liên doanh là Ngân hàng TNHH Indovina (IVB) liên doanh giữa VietinBank và Cathay United Bank (CUB) Đài Loan và Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB) liên doanh giữa BIDV và VTB của Nga.

Dựa vào chiến lược kinh doanh

Dựa vào chiến lược kinh doanh, Ngân hàng Thương mại Cổ phần được chia thành các nhóm sau:

  • Ngân hàng TMCP bán buôn: Đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, công ty tài chính lớn, các tập đoàn kinh tế,…Giá trị từng giao dịch của ngân hàng rất lớn. Một số ngân hàng TMCP bán buôn là Vietcombank, VietinBank, BIDV,...
  • Ngân hàng TMCP bán lẻ: Cung cấp dịch vụ cho khách hàng cá nhân, các công ty vừa và nhỏ. Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng rất đa dạng và giá trị mỗi giao dịch thường không cao nhưng số lượng giao dịch rất lớn.
  • Ngân hàng TMCP vừa bán buôn vừa bán lẻ: Thực hiện cả hai hoạt động vừa bán buôn vừa bán lẻ, đa dạng khách hàng.

Các Ngân hàng TMCP bán buôn của Việt Nam năm 2024

Các Ngân hàng TMCP bán buôn của Việt Nam năm 2024

Dựa vào hình thức hoạt động

Theo hình thức hoạt động, Ngân hàng Thương mại Cổ phần gồm các nhóm:

  • Ngân hàng TMCP mậu sở: Ngân hàng là trụ sở chính.
  • Ngân hàng TMCP chi nhánh, phòng giao dịch: Là các đơn vị phụ thuộc chi nhánh.
  • Ngân hàng TMCP khác: gân hàng cho vay dài hạn, ngân hàng hợp tác quỹ tín dụng…

Vai trò của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Ngân hàng TMCP là loại hình ngân hàng phổ biến nhất hiện nay. Ngân hàng TMCP có nhiều chức năng và vai trò quan trọng, giúp đơn giản hóa và đẩy nhanh quá trình thanh toán; thúc đẩy lưu thông hàng hóa, dịch vụ, nguồn vốn; tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức tiếp cận nguồn vốn dễ dàng nhanh chóng; góp phần tạo giá trị cho xã hội và tạo điều kiện phát triển kinh tế.

Vai trò của Ngân hàng TMCP đối với cá nhân và doanh nghiệp

Vai trò của Ngân hàng TMCP đối với cá nhân và doanh nghiệp

Huy động vốn

Ngân hàng TMCP là trung gian nối kết giữa những người có tiền nhàn rỗi (người gửi tiền) và những người cần vay vốn để đầu tư, phát triển kinh doanh. Đối với những người có tiền nhàn rỗi, Ngân hàng TMCP cung cấp các dịch vụ như gửi tiền tiết kiệm, gửi tiết kiệm tích lũy,và họ được hưởng lãi suất từ số tiền gửi. Đối với những người thiếu vốn, Ngân hàng TMCP cung cấp các khoản vay để họ có thể đáp ứng nhu cầu tài chính tạm thời, phục vụ hoạt động kinh doanh và đầu tư.

Chức năng này là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Thông qua chênh lệch từ lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, Ngân hàng TMCP kiếm được lợi nhuận, điều hoà vốn từ nơi tạm thời dư thừa đến nơi tạm thời thiếu hụt, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cấp tín dụng

Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để các tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả. Một số hình thức cấp tín dụng được thực hiện là cho vay; chiết khấu và tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá; phát hành thẻ tín dụng; các hình thức cấp tín dụng khác được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận,...

>> Xem thêm5 cách mở thẻ tín dụng không chứng minh thu nhập nhanh chóng

Trung gian thanh toán

Ngân hàng TMCP cung cấp cho nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng,...Khách hàng có thể chọn phương thức thanh toán phù hợp, dễ dàng, nhanh chóng để tiết kiệm chi phí, thời gian và thúc đẩy lưu thông hàng hóa, lưu chuyển vốn.

Bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh ngân hàng là một dịch vụ quan trọng mà các tổ chức tín dụng cung cấp. Trong bảo lãnh ngân hàng, ngân hàng sẽ cam kết với bên nhận bảo lãnh (như người cho vay hoặc người nhận hợp đồng) rằng ngân hàng sẽ thanh toán thay cho khách hàng (người được bảo lãnh) nếu khách hàng không thể hoàn thành nghĩa vụ tài chính của mình.

Việc có bảo lãnh ngân hàng đảm bảo cho bên nhận bảo lãnh rằng họ sẽ được bồi hoàn tài chính nếu khách hàng không thực hiện đúng cam kết. Điều này tạo ra áp lực buộc khách hàng phải hoàn thành nghĩa vụ của mình, bởi nếu không, ngân hàng sẽ phải thanh toán thay.

Kinh doanh ngoại hối

Kinh doanh ngoại hối bao gồm việc mua bán ngoại tệ đảm bảo số dư tài khoản ngoại hối (Dự trữ ngoại hối), nguồn ngoại tệ và thu lời thông qua chênh lệch tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền. Hoạt động kinh doanh ngoại hối cho phép ngân hàng thu được lợi nhuận, bảo đảm tính thanh khoản.

>> Xem thêmNgoại hối (Forex) là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về ngoại hối

Bên cạnh các vai trò kể trên, mỗi ngân hàng TMCP sẽ có một số nghiệp vụ, dịch vụ riêng. Khách hàng có thể truy cập vào website của ngân hàng để được hỗ trợ chi tiết. 

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin cần biết về ngân hàng TMCP là ngân hàng gì và danh sách các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam hiện nay. Đừng quên theo dõi Tikop để không bỏ lỡ Kiến thức tài chính bổ ích nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Khởi nghiệp là gì? Yếu tố quan trọng nhất khi khởi nghiệp hiện nay

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Khởi nghiệp là gì? Yếu tố quan trọng nhất khi khởi nghiệp hiện nay

Khởi nghiệp là một thuật ngữ mà bất cứ ai cũng đều nghe qua. Có rất nhiều người đã, đang và có suy nghĩ bắt đầu khởi nghiệp. Vậy khởi nghiệp là gì? Những lưu ý gì khi bắt đầu khởi nghiệp? Cùng Tikop theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên nhé!

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

27/09/2024

FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

FED là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực đầu tư, tài chính. Vậy FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, thị trường chứng khoán. Hãy cùng Tikop tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

20/10/2024

Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát và lãi suất

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát và lãi suất

Lạm phát và lãi suất là hai khái niệm quan trọng trong kinh tế học, có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau. Khi lạm phát tăng, lãi suất thường cũng tăng theo. Vậy tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng Tikop tìm hiểu chi tiết hơn về chính sách này nhé!

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

20/10/2024

Gửi tiền tiết kiệm là gì? Cách gửi tiết kiệm cho người mới bắt đầu

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Gửi tiền tiết kiệm là gì? Cách gửi tiết kiệm cho người mới bắt đầu

Gửi tiền tiết kiệm là một trong những hình thức đầu tư phổ biến hiện nay. Cùng Tikop tìm hiểu gửi tiền tiết kiệm là gì và cách gửi tiết kiệm cho người mới bắt đầu nhé!

tikop_user_icon

Nguyễn Thế Đông

tikop_calander_icon

06/08/2024