Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Séc là gì? Đặc điểm, quy định về việc lập, phát hành Séc chi tiết 2024

Đóng góp bởi:

Uyên Hoàng

Cập nhật:

05/03/2024

Séc là một phương thức thanh toán truyền thống, tuy nhiên ngày nay, chúng vẫn được sử dụng trong một số trường hợp nhất định. Vậy Séc là gì? Sau đây, Tikop sẽ cung cấp thông tin chi tiết về chủ đề này để giúp bạn hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình để đảm bảo giao dịch an toàn và hiệu quả.

Séc là gì?

Khái niệm Séc

Séc là một công cụ thanh toán được sử dụng để ủy quyền cho ngân hàng thanh toán một số tiền nhất định từ tài khoản của người ký phát cho người thụ hưởng. Séc còn được gọi là chi phiếu - hình thức thanh toán không dùng tiền mặt giúp tác động tích cực làm giảm khả năng lạm phát của tiền mặt.

Séc có thể được sử dụng để thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ hoặc để chuyển tiền giữa các cá nhân hoặc tổ chức. Đây là công cụ thanh toán vô điều kiện, tức ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán séc khi được yêu cầu, miễn là tài khoản của người ký phát có đủ số dư.

Séc là công cụ thanh toán uỷ quyền

Séc là công cụ thanh toán uỷ quyền

Séc là gì trong tiếng Anh?

Trong tiếng Anh, Séc được viết là Cheque hay Check.

Các loại Séc phổ biến trên thị trường hiện nay

Dựa theo điều kiện thanh toán

  • Séc gạch chéo: Nhận biết bằng hai đường chéo song song ở mặt sau tờ Séc. Chỉ được thanh toán bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản của người thụ hưởng và không rút tiền mặt.
  • Séc trơn: Người thụ hưởng có thể lựa chọn thanh toán bằng hình thức chuyển khoản hoặc rút tiền mặt tại quầy giao dịch ngân hàng.
  • Séc gạch chéo đặc biệt: Gạch chéo ở cả mặt trước và mặt sau tấm séc. Chỉ được thanh toán tại ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng được ghi tên trên séc.

Dựa theo người thụ hưởng

  • Séc vô danh: Người nắm giữ séc sẽ là người được thanh toán tiền vì trên tờ Séc không ghi tên người thụ hưởng.
  • Séc đích danh: Chỉ người được ghi tên trên séc mới được thanh toán tiền vì tờ Séc có ghi rõ tên người thụ hưởng.
  • Séc lệnh: Có thể ghi rõ tên người thụ hưởng. Người thụ hưởng có thể chuyển nhượng séc cho người khác.

Dựa theo khả năng thanh toán

  • Séc bảo chi: Được ngân hàng xác nhận và bảo lãnh thanh toán cho người thụ hưởng. Ngân hàng sẽ đóng dấu bảo chi lên tờ séc.
  • Séc tiền mặt: Được thanh toán gần như ngay lập tức. Người thụ hưởng có thể rút tiền mặt tại quầy giao dịch ngân hàng.

>> Xem thêm: Rút tiền thẻ VISA như thế nào? Cách rút tiền thẻ VISA đơn giản

Phân loại Séc phổ biến

Phân loại Séc phổ biến

Đặc điểm của Séc

Có tính chất thời hạn

Séc có tính chất thời hạn, nghĩa là séc chỉ có giá trị thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định được ghi trên séc. Sau khi quá thời hạn, séc sẽ không còn giá trị thanh toán. Thời hạn xuất trình của tờ séc là 30 ngày, kể từ ngày ký phát.

Có thể chuyển nhượng cho các bên 

Séc được chuyển nhượng cho các bên dựa vào thủ tục ký hậu trong thời gian có hiệu lực của tấm séc. 

  • Điều kiện để chuyển nhượng séc:
  • Séc phải là séc lệnh hoặc séc vô danh.
  • Séc phải còn trong thời hạn hiệu lực.
  • Người chuyển nhượng phải ký tên trên séc.
  • Có thể ghi chú thêm thông tin về người được chuyển nhượng.

Có tính bắt buộc

Séc có tính bắt buộc, nghĩa là ngân hàng hoặc tổ chức thanh toán bắt buộc phải chấp nhận chi trả cho người thụ hưởng nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Tờ séc đủ tính chất pháp lý: Bao gồm séc hợp lệ, không bị tẩy xóa, sửa chữa, không bị mất hiệu lực,...
  • Tài khoản người ký phát đủ số dư để thanh toán: Ngân hàng sẽ kiểm tra số dư tài khoản của người ký phát trước khi thanh toán séc.

>> Xem thêm: Sao kê là gì? Cách sao kê tài khoản ngân hàng chuẩn chi tiết nhất

Tờ séc có đầy đủ thông tin pháp lý

Tờ séc có đầy đủ thông tin pháp lý

Đảm bảo đầy đủ thông tin pháp lý

Tấm Séc thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác có thể bị từ chối thanh toán. Do đó, cần đảm bảo đầy đủ thông tin pháp lý gồm: Địa điểm ngày tháng lập, thông tin người ký phát, chữ ký, thông tin người thụ hưởng, số tiền thanh toán, ký hiệu tiền tệ.

Tính nhất quán

Tấm séc được in 2 mặt với mặt trước gồm thông tin bắt buộc phải điền và mặt sau là thông tin chuyển nhượng.

Ngoài ra, phần Séc được in theo tập:

  • Phần cuống séc: Dùng để lưu lại thông tin của các tờ séc đã phát hành.
  • Phần tách rời: Giao cho người thụ hưởng để sử dụng.

Các nội dung trên tờ Séc

Căn cứ Điều 6 Thông tư 22/2015/TT-NHNN thì nội dung trên séc được quy định tại Điều 58 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 bao gồm:

Mặt trước tờ Séc:

  • Tên gọi "Séc" ghi trên tờ séc
  • Lệnh thanh toán
  • Số tiền thanh toán ghi bằng số và bằng chữ
  • Ngày tháng lập séc
  • Nơi lập séc
  • Tên người được thụ hưởng
  • Tài khoản thanh toán của người ký phát
  • Tên ngân hàng thanh toán
  • Chữ ký của người ký phát.
  • Địa điểm thanh toán

Chi tiết về quy định lập, ký phát Séc

Việc lập và ký phát séc được quy định tại Điều 7 Thông tư 22/2015/TT-NHNN:

  • Tờ séc phải được lập trên mẫu séc trắng do người bị ký phát cung ứng. Nếu séc được lập trên mẫu séc trắng không phải do người bị ký phát cung ứng, thì người bị ký phát có quyền từ chối thanh toán tờ séc đó.
  • Yêu cầu về cách ghi thông tin trên séc: Phải sử dụng bút mực hoặc bút bi, không được sửa chữa, tẩy xóa thông tin, chữ viết phải là tiếng Việt. 
  • Chữ ký của người ký phát phải bằng bút mực hoặc bút bi theo chữ ký mẫu đã đăng ký tại người bị ký phát. Trường hợp người ký phát là tổ chức, chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức phải kèm theo họ tên và theo dấu (nếu có) của tổ chức.
  • Người thụ hưởng được chỉ định theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005.
  • Đảm bảo tính chính xác và thống nhất của thông tin về số tiền thanh toán bằng cách số tiền bằng số phải bằng số tiền ghi bằng chữ.
  • Địa điểm thanh toán được quy định bởi người ký phát. Trường hợp không ghi địa điểm, séc có thể thanh toán tại bất kỳ địa điểm kinh doanh nào của người bị ký phát.
  • Ngày ký phát là ngày mà người ký phát ghi trên tờ séc.
  • Chữ ký của người ký phát phải là chữ ký bằng tay trực tiếp trên tờ séc.
  • Để chỉ định số tiền chỉ được thanh toán cho ngân hàng hoặc người thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng bị ký phát, người ký phát gạch 2 gạch chéo song song từ góc bên trái xuống góc bên phải tờ séc.
  • Chủ tài khoản ủy quyền ký phát séc phải làm đầy đủ thủ tục thông báo, đăng ký chữ ký mẫu, quy định hạn mức (nếu có) với ngân hàng bị ký phát.

>> Xem thêm: Ngoại hối (Forex) là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về ngoại hối

Các quy định lập và ký phát séc

Các quy định lập và ký phát séc

Quy định chung về thanh toán Séc

Thời hạn thanh toán Séc là trong vòng 15 ngày kể từ ngày ký phát đối với séc được thanh toán tại nơi phát hành, 30 ngày đối với séc được thanh toán tại nơi khác nơi phát hành. Trong vòng 6 tháng từ ngày ký phát, ngân hàng vẫn có thể thanh toán nếu không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán.

Ngân hàng tiến hành kiểm tra để thanh toán Séc cho người thụ hưởng dựa vào các yếu tố:

  • Tính hợp lệ, hợp pháp của séc.
  • Khả năng chi trả của người ký phát.
  • Bước tiếp theo, ngân hàng tiến hành thanh toán cho người thụ hưởng:
  • Nếu đủ điều kiện, ngân hàng sẽ thanh toán cho người thụ hưởng.
  • Hoàn tất các chứng từ thanh toán liên quan.

Ưu điểm, nhược điểm khi sử dụng thanh toán Séc

Ưu điểm

  • Séc là công cụ thanh toán an toàn hơn so với tiền mặt vì có thể theo dõi được nguồn gốc và hạn chế rủi ro bị mất cắp hoặc giả mạo.
  • Người sử dụng séc có thể dễ dàng yêu cầu ngân hàng hủy séc nếu bị mất hoặc thất lạc.
  • Có thể được ghi chéo để chỉ định người thụ hưởng hoặc để thanh toán vào tài khoản ngân hàng.
  • Là một công cụ thanh toán có giá trị pháp lý và có thể được sử dụng làm bằng chứng trong các tranh chấp.
  • Không tốn chi phí khi giao dịch
  • Một số ngân hàng có tính năng gửi séc trên ứng dụng của ngân hàng rất tiện lợi.

Nhược điểm

  • Việc thanh toán bằng séc có thể mất nhiều thời gian hơn so với các hình thức thanh toán khác như tiền mặt hoặc thẻ.
  • Séc được phát hành theo quyển, chi phí mua séc không rẻ
  • Có thể bị từ chối thanh toán nếu người ký phát không có đủ tiền trong tài khoản.
  • Việc sử dụng séc có thể không tiện lợi so với các hình thức thanh toán khác như thẻ.

>> Đọc thêm: Hướng dẫn cách rút tiền thẻ ATM đúng cách, chi tiết nhất 2024

Những ưu nhược điểm của Séc trong thanh toán

Những ưu nhược điểm của Séc trong thanh toán

Hướng dẫn cách rút Séc, thanh toán Séc đầy đủ 

Cách rút tiền mặt từ Séc

  • Bước 1: Mang theo CMND/CCCD/hộ chiếu và tờ séc đến quầy giao dịch của ngân hàng. Điền đầy đủ thông tin vào mẫu đề nghị rút tiền mặt từ séc do ngân hàng cung cấp.
  • Bước 2: Nộp mẫu đề nghị và séc cho nhân viên ngân hàng và ký tên xác nhận trên các giấy tờ liên quan.
  • Bước 3: Ngân hàng sẽ kiểm tra tính hợp lệ của séc và xử lý giao dịch. Thời gian xử lý có thể khác nhau tùy theo ngân hàng, thường từ 30 đến 45 ngày.

Cách thanh toán bằng Séc

  • Bước 1: Bên ký séc (người chuyển tiền) ghi thông tin thanh toán trên séc và chuyển giao cho người thụ hưởng
  • Bước 2: Người thụ hưởng (người nhận tiền) mang séc và CMND/CCCD/hộ chiếu đến quầy giao dịch của ngân hàng. Sau đó, bạn cần điền đầy đủ thông tin vào mẫu đề nghị thanh toán séc do ngân hàng cung cấp.
  • Bước 3: Nộp mẫu đề nghị và séc cho nhân viên ngân hàng sau đó ký tên xác nhận trên các giấy tờ liên quan.
  • Bước 4: Ngân hàng sẽ kiểm tra tính hợp lệ của séc và xử lý giao dịch. Thời gian xử lý có thể khác nhau tùy theo ngân hàng, thường từ 1 đến 3 ngày. Ngân hàng sẽ thông báo cho người thụ hưởng khi giao dịch được hoàn tất.

>> Xem thêm: CASA là gì? 5 ngân hàng có chỉ số CASA tốt nhất Việt Nam hiện nay

Các bước rút tiền tấm Séc từ ngân hàng

Các bước rút tiền tấm Séc từ ngân hàng

Các câu hỏi thường gặp

Tấm Séc là gì?

Tấm Séc là một giấy tờ có giá, do người ký phát lập ra, ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản thanh toán của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.

Bảo chi Séc là gì?

Bảo chi Séc là một dịch vụ do ngân hàng cung cấp, đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ séc khi được xuất trình trong thời hạn thanh toán. Khi thực hiện, ngân hàng sẽ khóa một số tiền tương ứng với số tiền ghi trên séc trong tài khoản của người ký phát. 

Nhờ vậy, người thụ hưởng có thể yên tâm rằng séc sẽ được thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

Rút Séc là gì?

Rút séc là một giao dịch đổi séc lấy tiền mặt tại ngân hàng. Khi thực hiện rút séc, người thụ hưởng sẽ mang séc và CMND/CCCD/hộ chiếu đến quầy giao dịch của ngân hàng để được thanh toán.

Người bị ký phát Séc là ai?

Trong giao dịch séc, người bị ký phát là ngân hàng nơi người ký phát (chủ tài khoản) mở tài khoản thanh toán. 

Thanh toán Séc là gì?

Thanh toán séc là phương thức thanh toán sử dụng tờ séc để thực hiện giao dịch chuyển tiền. Trong giao dịch này, người ký phát (chủ tài khoản) ra lệnh cho ngân hàng (người bị ký phát) trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.

Như vậy, bài viết của Tikop về chủ đề Séc là gì đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về loại giấy tờ có giá trị thanh toán này. Cùng tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác tại chuyên mục Kiến thức tài chính của chúng tôi.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

Lạm phát – tưởng chừng là một khái niệm rất vĩ mô và “đao to búa lớn” toàn thấy trên TV, nên đôi khi ta tặc lưỡi bỏ qua. Chuyện đó đã có chính phủ, thế giới lo. Nhưng suy cho cùng chính nhiều cá nhân chúng ta làm nên một quốc gia. Thế nên hãy nhớ rằng: một khi đã là thành viên của xã hội, lạm phát sẽ tác động đến bạn dù bạn có để ý hay không! Đó là lý do bạn cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì và nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024