Lãi nhập gốc là gì?
Khái niệm lãi nhập gốc
Lãi nhập gốc là hình thức tính lãi khi khoản tiết kiệm của bạn kết thúc, phần lãi tích luỹ ở kỳ hạn trước được gộp với tiền gốc và tiếp tục đáo hạn ở kỳ gửi tiếp theo. Hay hiểu một cách đơn giản, khi gói tiết kiệm của bạn tới hạn tất toán mà bạn không tới nhận tiền lãi thì ngân hàng sẽ tự động gộp lãi chung với số tiền gốc.
Lãi nhập gốc còn được gọi với nhiều tên khác nhau như: Lãi nhập vốn, lãi cộng dồn, tái tục.
Hình thức lãi nhập gốc được áp dụng cho 2 hình thức gửi tiết kiệm:
Tiền gửi không kỳ hạn
Lãi nhập gốc được gọi là lãi nhập vốn, lãi cộng dồn, tái tục
>>> Xem thêm: Tất toán sổ tiết kiệm là gì? Các hình thức tất toán sổ tiết kiệm
Lãi nhập gốc tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh, lãi nhập gốc được viết là Add-on interest.
Lợi ích khi gửi tiết kiệm lãi nhập gốc
Hình thức gửi tiết kiệm lãi nhập gốc được tính dựa vào lãi kép. Do đó, lãi nhập gốc quay vòng đem lại nhiều lợi ích cho cả ngân hàng và người gửi tiết kiệm:
Người gửi sẽ được cộng dồn lãi vào gốc sau mỗi kỳ hạn giúp tăng khả năng sinh lời của tiền gửi.
Thủ tục đơn giản, dễ hiểu. Khách hàng có thể tự mở online qua ứng dụng của ngân hàng mà không cần tới trực tiếp chi nhánh hoặc phòng giao dịch.
Rút ngắn thời gian làm thủ tục tất toán, đáo hạn của khách hàng.
Hình thức đầu tư an toàn và hiệu quả, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt là những người có thu nhập ổn định và có khoản tiền nhàn rỗi.
Gửi tiết kiệm lãi nhập gốc tăng khả năng sinh lời tiền gửi
>>> Xem ngay: Lãi suất tiền gửi là gì? So sánh lãi suất tiền gửi các ngân hàng
Nên chọn gửi tiết kiệm lãi nhập gốc vào thời điểm nào?
Hình thức tái tục mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên, khi gửi tiết kiệm, bạn cần cân nhắc và so sánh với các hình thức khác để xác định hình thức thu về khoản lợi nhuận cao nhất. Vậy thời điểm nào nên chọn tiết kiệm theo hình thức lãi nhập gốc? Sau đây là 2 trường hợp phù hợp nhất mà bạn nên tham khảo:
Chênh lệch lãi suất giữa các hình thức gửi tiết kiệm: Nếu mức lãi suất gửi dài hạn (trên 1 năm) không chênh lệch quá lớn so với lãi ngắn hạn (6 tháng, 9 tháng), bạn nên chọn gửi ngắn hạn. Việc này giúp bạn dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra và cần dùng tới tiền.
Tính toán trước khả năng rút trước hạn: Nếu bạn phải sử dụng khoản tiền đó trong tương lai vì mục đích đã tính trước thì bạn nên gửi tiết kiệm trong thời gian ngắn. Việc gửi kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng bằng hình thức lãi nhập gốc giúp bạn kiếm được khoản tiền không nhỏ và có được khoản dự trù trong tương lai.
Tính toán thời điểm rút trước hạn của tiền gửi
>>> Xem thêm: Có nên gửi tiết kiệm online không? Hướng dẫn cách gửi tiết kiệm online
Công thức tính lãi nhập gốc
Tại ngân hàng, cách tính lãi nhập gốc có sự khác nhau giữa các hình thức gửi tiết kiệm. Do đó, ứng với từng khoản tiền gửi, bạn ngân hàng sẽ tính toán dựa trên công thức sau:
Công thức gửi tiết kiệm lãi nhập gốc có kỳ hạn
Công thức tính:
Tiền lãi = Số dư gốc ban đầu * Kỳ hạn gửi * Mức lãi suất (Tương ứng với kỳ hạn)
Tổng số tiền sau khi nhập lãi = Số dư gốc + Số tiền lãi
Trong đó:
Kỳ hạn gửi: Thời gian gửi được tính theo tháng.
Mức lãi suất: Lãi suất được tính theo năm hoặc tháng và tương ứng với kỳ hạn gửi
Ví dụ:
Giả sử bạn có một khoản gửi tiền ngân hàng với số dư gốc ban đầu là 100.000.000 VND, kỳ hạn gửi là 12 tháng và mức lãi suất là 7%/năm. Bạn muốn tính tổng số tiền sau khi nhập lãi.
Tiền lãi = 100.000.000 * 1 * 7% = 7.000.000 VND.
Tổng số tiền sau khi đã nhập cả lãi = 100.000.000 + 7.000.000 = 107.000.000 VND
Tính lãi nhập gốc có kỳ hạn của khoản tiết kiệm
Công thức gửi tiết kiệm lãi nhập gốc không kỳ hạn
Công thức tính:
Tiền lãi = [Số dư * Số ngày thực tế số dư tồn tại * Lãi suất (tháng)] / 30 ngày
Tổng số tiền sau khi đã nhập cả lãi = Số dư gốc + Tiền lãi
Ví dụ:
Bạn gửi tiết kiệm không kỳ hạn với số tiền là 100.000.000 VND. Lãi suất của ngân hàng là 0.5%. Số tiền lãi được nhập vào tài khoản cuối tháng. Sau 60 ngày, số tiền lãi bạn có là:
Số tiền lãi trong tháng đầu: (100.000.000 * 30) * 0.5%/12/30 = 41.667 VND
Số tiền lãi trong 30 ngày tiếp theo: (100.000.000 + 41.667) * 30 * 0.5%/12/30 = 41.684 VND
Tổng tiền lãi nhận được sau 60 ngày = 41.667 + 41.684 = 83.351 VND
>>> Đọc thêm: Công thức tính lãi suất tiết kiệm tích lũy theo ngày tháng chính xác
Cách gửi tiền tiết kiệm thông minh, hiệu quả
Xác định mục tiêu tiết kiệm
Mục tiêu tiết kiệm sẽ giúp bạn xác định được khoản tiền gửi nằm trong khả năng tài chính của mình, cũng như định hướng chi tiêu hợp lý để đạt được cột mốc đề ra. Đồng thời, điều này giúp bạn có động lực để duy trì thói quen tiết kiệm, cải thiện tình hình tài chính cá nhân và gia đình.
Lựa chọn ngân hàng có mức lãi suất cao
Có thể nói, mức lãi suất là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến lợi nhuận mà bạn kiếm được từ việc gửi dòng tiền nhàn rỗi của mình vào ngân hàng. Mức lãi suất cao sẽ mang lại cho bạn lợi nhuận cao hơn, thêm khoản thu nhập và đạt được mục tiêu tài chính nhanh hơn.
Tuy nhiên, mức lãi suất gửi tiết kiệm tại các ngân hàng có sự chênh lệch. Do đó, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về các điều kiện và điều khoản của ngân hàng gồm: Kỳ hạn gửi, số tiền gửi tối thiểu, phí rút trước hạn, mức độ uy tín của ngân hàng để có thể lựa chọn ngân hàng phù hợp nhất.
Lựa chọn ngân hàng có mức lãi cao để gửi tiết kiệm
>>> Xem thêm: 14 cách tiết kiệm tiền hiệu quả giúp bạn có cuộc sống tốt hơn
Phân chia dòng tiền hợp lý
Bạn có thể chia nhỏ nguồn tiền của mình thành nhiều sổ hoặc gửi tiết kiệm ở nhiều ngân hàng khác nhau. Ngoài ra, bạn cũng nên gửi các sổ với thời hạn linh động. Như vậy, thời điểm tất toán của mỗi sổ là khác nhau giúp bạn có nguồn tài chính ổn định.
Chọn hình thức gửi tiết kiệm phù hợp
Theo cơ chế của các ngân hàng, thời hạn gửi tiền càng dài ứng với mức lãi suất khách hàng nhận được càng lớn. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, bạn cần tới khoản tiền này và “bất đắc dĩ” phải tất toán thì bạn sẽ mất đi số tiền lãi tích luỹ ban đầu.
Vì vậy, khi gửi tiết kiệm, bạn cần cân nhắc kỹ và dự phòng rủi ro bằng cách chọn hình thức và thời hạn gửi tiết kiệm phù hợp. Nếu bạn cần sử dụng tiền thường xuyên thì hãy gửi tiết kiệm không kỳ hạn và ngược lại gửi có kỳ hạn với khoản tiền chưa cần dùng tới.
Ví dụ, nếu bạn đang có khoản tiền nhàn rỗi trong thời gian ngắn, bạn có thể gửi tiết kiệm tích luỹ tại Tikop.vn. Với mức lãi suất lên tới 8.6%/13 tháng, Tikop chắc hẳn sẽ là lựa chọn an toàn cho các nhà đầu tư.
Khi gửi tiết kiệm cần tính toán kỹ hình thức gửi
>>> Đọc ngay: Lãi suất không kỳ hạn là gì? So sánh lãi suất không kỳ hạn các ngân hàng
Mức lãi suất gửi tiết kiệm lãi nhập gốc tại các ngân hàng Việt Nam chi tiết nhất
Bảng lãi suất gửi tiết kiệm lãi nhập gốc áp dụng cho khách hàng cá nhân tại 10 ngân hàng Việt Nam được cập nhật mới nhất (10/2023):
Thời hạn | 3 tháng | 6 tháng | 12 tháng | 24 tháng |
BIDV | 3.3% | 4.3% | 5.3% | 5.3% |
Agribank | 3.3% | 4.3% | 5.3% | 5.3% |
Vietcombank | 3.3% | 4.3% | 5.3% | 5.3% |
Techcombank | 3.5% | 4.8% | 5.2% | 5.2% |
Viettinbank | 3% | 3.3% | 4.3% | 5.3% |
VPBank | 4.45% | 5.5% | 5.5% | 5.4% |
ACB | 3.5% | 4.9% | 5.3% | 5.4% |
MSB | 3.3% | 5.0% | 5.1% | 5.1% |
SHB | 4.3% | 5.7% | 6.1% | 6.6% |
TPBank | 4% | 5% | 5.55% | 6.3% |
Tham khảo bảng lãi suất của các ngân hàng tại Tikop.
>>> Đọc thêm: Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào an toàn nhất hiện nay?
Những lưu ý về gửi tiết kiệm lãi nhập gốc
Khi chọn hình thức gửi tiết kiệm lãi nhập gốc, bạn cần lưu ý một số thông tin sau:
Hiểu cách tính và cách áp dụng lãi suất cho khoản tiền tiết kiệm của mình.
Nghiên cứu thời hạn tất toán khoản vay để xác định thời điểm lãi nhập gốc.
Gửi tiết kiệm ở thời điểm lãi suất tăng cao.
Chọn thời hạn phù hợp với mục đích gửi tiết kiệm.
Nhờ sự tư vấn của chuyên viên ngân hàng hoặc các chuyên gia tài chính.
Tìm hiểu kỹ mức lãi suất khi gửi tiết kiệm lãi nhập gốc
Những câu hỏi thường gặp về lãi nhập gốc
Lãi nhập gốc quay vòng là gì?
Lãi nhập gốc quay vòng là hình thức gửi tiết kiệm mà ngân hàng tự động nhập lãi vào số tiền gốc để tính lãi cho kỳ hạn tiếp theo.
Lãi không nhập gốc là gì?
Lãi không nhập gốc được hiểu là khoản lợi nhuận từ lãi suất sau thời điểm tất toán không được nhập vào với số tiền gốc ban đầu. Gói tiết kiệm tiếp tục với số tiền gốc và mức lãi suất theo quy định của ngân hàng. Hiểu một cách đơn giản, khi khoản tiết kiệm tới thời hạn tất toán, khách hàng tới nhận về số tiền lãi và tiếp tục gửi tiết kiệm với khoản tiền gốc.
Lãi nhập gốc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn được tính như thế nào?
Lãi nhập gốc đối với tiền gửi không kỳ hạn được tính hàng tháng dựa vào số tiền ban đầu, số ngày thực tế số dư tồn tại và nhân với mức lãi suất.
Lãi nhập gốc đối với tiền gửi có kỳ hạn được tính dựa vào số tiền gửi, thời hạn gửi và mức lãi suất tạ thời điểm đó.
Như vậy, Tikop đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ lãi nhập gốc là gì trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Bạn đọc hãy truy cập chuyên mục Kiến thức tài chính của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích.