Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Công thức tính lãi suất tiết kiệm tích lũy theo ngày tháng chính xác

Đóng góp bởi:

Uyên Hoàng

Cập nhật:

23/03/2025

Gửi tiết kiệm là hình thức đầu tư đơn giản và hiệu quả nhằm mục đích hưởng lãi định kỳ theo mức lãi suất được ấn định từ trước. Vậy bạn có biết công thức tính lãi suất tiết kiệm tích lũy? Hay những lợi ích mà hình thức đầu tư này mang lại cho cá nhân, tổ chức? Tham khảo ngay bài viết của Tikop để tìm hiểu chi tiết về chủ đề này.

Gửi tiết kiệm tích lũy là gì?

Tiết kiệm tích lũy là một hình thức tiết kiệm tiền bằng cách gửi tiền định kỳ mỗi ngày, mỗi tháng vào một tài khoản. Thông thường, người gửi tiền sẽ thoả thuận với ngân hàng để gửi khoản tiền cố định với thời gian cụ thể vào tài khoản tích luỹ của mình.

Kỳ hạn gửi tiết kiệm cũng có tính linh hoạt và đa dạng, giúp người gửi lựa chọn phù hợp với nhu cầu và kế hoạch tài chính cá nhân. Thông thường, các ngân hàng cung cấp các kỳ hạn gửi tiết kiệm từ 6 tháng cho đến 5 năm hoặc thậm chí 10 năm. Mỗi kỳ hạn có chính sách riêng và mức lãi suất sẽ được áp dụng theo quy định của từng ngân hàng.

>>> Xem thêm: Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào an toàn nhất hiện nay?

Khái niệm gửi tiết kiệm tích luỹ

Khái niệm gửi tiết kiệm tích luỹ

Công thức tính lãi suất tiết kiệm tích lũy

Tính lãi suất tiết kiệm tích lũy theo ngày

Lãi suất tiết kiệm tại ngân hàng được tính dựa vào số dư cuối mỗi ngày, số ngày gửi tiết kiệm và lãi suất gửi góp theo kỳ hạn. 

Công thức tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng theo ngày:

A = P * (1 + r / 365)^365*t

Trong đó:

  • A: Số tiền nhận được trong tương lai.

  • P: Số tiền đầu tư ban đầu.

  • r: Lãi suất hằng năm.

  • t: Số năm gửi lãi kép.

Ví dụ:

A gửi tiết kiệm tích lũy tại Ngân hàng X với số tiền gửi ban đầu là 50.000.000 VNĐ. A quyết định gửi tiết kiệm trong kỳ hạn 100 ngày. Lãi suất tiền gửi tại ngân hàng này là 7.0% mỗi năm. Số tiền mà A nhận được sau 100 ngày?

Áp dụng công thức:

Số tiền A nhận được = 50.000.000 VNĐ * (1 + 7%/365) ^ (356 *100/365)  = 50.968.064 VNĐ.

Vậy sau 100 ngày, A sẽ có khoản tiền là 50.968.064 VNĐ trong tài khoản của mình.

Xem thêm về So sánh lãi suất tiết kiệm

Công thức tính lãi suất tiết kiệm tính theo ngày

Công thức tính lãi suất tiết kiệm tính theo ngày

Tính lãi suất tiết kiệm tích lũy theo tháng

Tương tự như công thức tính lãi suất tiết kiệm tích lũy ngày, lãi suất tiết kiệm tích luỹ theo tháng được tính dựa vào lãi suất và số tiền gửi.

A = P * (1 + r / 12)^12*t

Trong đó: 

  • A: Số tiền nhận được trong tương lai.

  • P: Số tiền đầu tư ban đầu.

  • r: Lãi suất hằng năm.

  • t: Số năm gửi lãi kép.

Ví dụ:

Giả sử C đầu tư một số tiền là 50 triệu đồng vào một tài khoản ngân hàng có lãi suất hàng năm là 7%. Nếu C để tiền trong tài khoản đó trong 12 tháng, hỏi sau thời gian này C sẽ có bao nhiêu tiền?

A = 50.000.000 VNĐ x (1 +7%/12) ^ 12 = 53.614.504 VNĐ.

Vậy sau 12 tháng, C sẽ có khoản tiền là 53.614.504 VNĐ trong tài khoản của mình.

Công thức tính lãi suất tiết kiệm theo tháng 

Công thức tính lãi suất tiết kiệm theo tháng 

Tính lãi suất tiết kiệm tích lũy theo năm

Công thức tính lãi suất kép cơ bản theo năm phụ thuộc vào lãi suất hàng năm, số năm gửi tiết kiệm, số tiền đầu tư ban đầu và chu kỳ thực hiện lãi kép (tính theo quý).

Công thức:

A = P*(1+r/n)^(n*t)

Trong đó: 

  • A: Số tiền nhận được trong tương lai.

  • P: Số tiền đầu tư ban đầu.

  • r: Lãi suất hằng năm.

  • n: Số chu kỳ thực hiện lãi kép trong 1 năm.

  • t: Số năm gửi lãi kép.

>> Xem thêm: 1 đô Singapore bằng bao nhiêu tiền Việt

Ví dụ:

B mở sổ tiết kiệm ngân hàng 1 tỷ đồng, nhập gốc hàng quý với lãi suất 7.0%/năm. Vậy số vốn và lãi bạn nhận được sau 3 năm là bao nhiêu?

Áp dụng công thức:

Số tiền sau 3 năm = 1 tỷ x (1 + 7%/4)^(4*3)

≈ 1.231.439.315 VNĐ

Vậy sau 3 năm, B sẽ có khoản tiền là 1.231.439.315 VNĐ trong tài khoản của mình.

Xem thêm về Lãi suất ngân hàng

Công thức tính lãi kép khi gửi tiết kiệm theo năm

Công thức tính lãi kép khi gửi tiết kiệm theo năm

  

Ví dụ minh họa tính lãi suất tiết kiệm tích lũy

A gửi tiết kiệm tích lũy tại Ngân hàng X với số tiền gửi ban đầu là 50.000.000 VNĐ. A quyết định gửi tiết kiệm trong kỳ hạn 12 tháng và sẽ gửi thêm 5.000.000 VNĐ vào cuối mỗi tháng. Lãi suất tiền gửi tại ngân hàng này là 7.0% mỗi năm. Tính lãi mà A nhận được sau 5 tháng?

Để tính tổng tiền lãi trong 5 tháng, cần tính tiền lãi cho từng tháng như sau:

  • Tiền lãi tháng 1 = 50.000.000 VNĐ x 7.0% / 12 = 291.667 VNĐ

  • Tiền lãi tháng 2 = (50.000.000 VNĐ + 291.667 VNĐ + 5.000.000 VNĐ) x 7% / 12 = 322.534 VNĐ

  • Tiền lãi tháng 3 = (55.291.667 VNĐ + 322.534 VNĐ + 5.000.000 VNĐ) x 7% / 12 tháng = 353.758 VNĐ

  • Tiền lãi tháng 4 = (60.614.201 VNĐ + 353.758 VNĐ + 5.000.000 VNĐ) x 7% / 12 tháng = 391.095 VNĐ

  • Tiền lãi tháng 5 = (66.967.959 VNĐ + 391.095 VNĐ + 5.000.000 VNĐ) x 7% / 12 tháng = 421.150 VNĐ

Tổng tiền lãi trong 5 tháng A nhận được:

Tổng lãi = 291.667 VNĐ + 322.534 VNĐ + 353.758 VNĐ + 391.095 VNĐ + 421.150 VNĐ = 1.780.204 VNĐ

Xem thêm về lãi suất âm

Lãi suất tiết kiệm tích luỹ

Lãi suất tiết kiệm tích luỹ

Những lợi ích khi gửi tiết kiệm

Gửi tiết kiệm là một hình thức tiết kiệm tiền bằng cách đặt tiền vào một tài khoản tiết kiệm của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác với mục đích tích lũy và phát triển tài chính cá nhân. Dưới đây là những lợi ích khi gửi tiết kiệm:

  • Tích lũy tiền linh hoạt: Bạn có thể linh động thay đổi số tiền gửi góp định kỳ bằng cách gửi thêm tiền hàng tháng. Số tiền gửi góp thường là bội số của 100.000 VNĐ. 

  • Lãi suất cạnh tranh: Nhiều ngân hàng đã nhận thấy nhu cầu gửi tiết kiệm của khách hàng nên đã tăng mức lãi suất gửi tiết kiệm tích lũy để cạnh tranh và thu hút người gửi tiền. 

  • Tăng nguồn tài chính cá nhân: Gửi tiết kiệm giúp bạn có quỹ tiết kiệm dự phòng và dùng cho các tình huống khẩn cấp như sửa chữa, mua sắm hoặc chi trả các khoản nợ không mong muốn.

  • An toàn và đáng tin cậy: Gửi tiết kiệm tại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính đáng tin cậy đảm bảo tiền của bạn được bảo vệ an toàn.

  • Dễ vay vốn: Một số ngân hàng, tổ chức tài chính có chính sách cho phép khách hàng vay hoặc cầm cố hợp đồng gửi tiết kiệm tích lũy. Bạn có thể đặt tiền gửi này làm tài sản đảm bảo cho khoản vay. 

>>> Đọc ngay: 10 phương pháp tiết kiệm tiền hiệu quả nhất

Gửi tiết kiệm tích luỹ có nhiều lợi ích 

Gửi tiết kiệm tích luỹ có nhiều lợi ích 

Như vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các công thức tính lãi suất tiết kiệm tích lũy. Để tìm hiểu thêm thông tin về gửi tiết kiệm tích lũy và những ưu đãi hấp dẫn, hãy truy cập website. Tikop cung cấp nhiều thông tin hữu ích về các sản phẩm, dịch vụ tài chính, giúp bạn hiểu rõ hơn về các Kiến thức tài chính. Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định thông minh và phù hợp với tình hình tài chính của mình.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
FED là gì? Vai trò, cơ chế hoạt động và ảnh hưởng đến kinh tế

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

FED là gì? Vai trò, cơ chế hoạt động và ảnh hưởng đến kinh tế

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giữ vai trò then chốt trong điều hành chính sách tiền tệ toàn cầu, khi mỗi lần FED điều chỉnh lãi suất tức thì tạo ra những làn sóng biến động mạnh mẽ trên thị trường tài chính và kinh tế thế giới. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn cái nhìn toàn diện về khái niệm FED, cấu trúc tổ chức, cơ chế quyết định lãi suất và ảnh hưởng sâu rộng của nó đối với nền kinh tế, thị trường chứng khoán cũng như chiến lược đầu tư thông minh.

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

04/07/2025

Lãi suất phi rủi ro là gì? Cách tính Risk-Free rate chi tiết, đầy đủ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lãi suất phi rủi ro là gì? Cách tính Risk-Free rate chi tiết, đầy đủ

Trong mọi quyết định đầu tư - từ định giá cổ phiếu, trái phiếu đến đánh giá hiệu quả tài chính – lãi suất phi rủi ro luôn là một chỉ số nền tảng không thể thiếu. Đây là cơ sở để nhà đầu tư so sánh mức sinh lời kỳ vọng với mức sinh lời tối thiểu không có rủi ro. Vậy bản chất của lãi suất phi rủi ro là gì? Nó được tính như thế nào và đóng vai trò gì trong hoạt động đầu tư? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm này một cách hệ thống, dễ hiểu và áp dụng được trong thực tế.

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

02/07/2025

Quy luật giá trị là gì? Tác động đến nền kinh tế như thế nào?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Quy luật giá trị là gì? Tác động đến nền kinh tế như thế nào?

Quy luật giá trị là nguyên tắc nền tảng điều chỉnh sản xuất và lưu thông hàng hóa. Hiểu rõ quy luật này là điều cần thiết để hiểu hoạt động của thị trường và nền kinh tế. Bài viết sẽ làm rõ khái niệm, cơ chế hoạt động và tác động của quy luật giá trị.

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

02/07/2025

Cách tính lợi nhuận giữ lại: Công thức, ý nghĩa và ví dụ thực tế

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Cách tính lợi nhuận giữ lại: Công thức, ý nghĩa và ví dụ thực tế

Lợi nhuận giữ lại (hay còn gọi là lợi nhuận chưa phân phối) là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính và kế toán. Quản lý lợi nhuận giữ lại có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong dài hạn. Trong bài viết này, Tikop sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về lợi nhuận giữ lại, cách tính toán và ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh.

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

24/06/2025