Tầm quan trọng của tiết kiệm tiền
Tiết kiệm tiền chính là xây dựng quỹ dự phòng để kịp thời giải quyết các tình huống bất ngờ có thể xảy ra và giúp bạn phần nào khi gặp khó khăn như bệnh tật, hỏng hóc xe cộ, nhà cửa,...
Nếu bạn là người đã có tuổi và sắp nghỉ hưu thì hãy lên kế hoạch tiết kiệm tiền từ sớm để có một khoản riêng cho bản thân mà không phụ thuộc vào người khác. Điều này là vô cùng quan trọng bởi nó quyết định sự thảnh thơi khi về già của bạn.
Hạn chế được các khoản nợ là động lực để bạn tiết kiệm tiền. Việc mượn tiền sẽ khiến bạn trở nên bị phụ thuộc và dễ trở thành con nợ. Nợ nần sẽ gây áp lực lớn về kinh tế cho bạn, khiến bạn gặp nhiều vấn đề về tâm lý hơn.
1.1 Tại sao phải học cách tiết kiệm tiền?
Học cách tiết kiệm tiền sẽ giúp bạn cải thiện được cuộc sống của bản thân và gia đình. Đặc biệt, nếu bạn có kế hoạch muốn mua xe, tu sửa nhà cửa hay mua nhà mới,... thì hãy lấy đó làm động lực kiếm tiền và tiết kiệm ngay từ bây giờ.
Muốn cuộc sống được cải thiện và phát triển, bạn nên học tiết kiệm tiền hiệu quả để thực hiện những mong muốn của bản thân. Bên cạnh đó, tiết kiệm là một quỹ khẩn cấp khi bạn gặp phải những trường hợp bất ngờ không may xảy ra.
Học cách tiết kiệm tiền sẽ giúp bạn cải thiện được cuộc sống của bản thân và gia đình
1.2 Lợi ích của việc tiết kiệm tiền?
Nếu trong người luôn có sẵn tiền dự phòng tất nhiên bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều vì không phải lo những điều khó khăn bất ngờ xảy ra. Bạn cũng không băn khoăn chọn lựa những món đồ mà bạn muốn mua.
Khi có một khoản tiết kiệm, bạn có thể chi cho bản thân mình một cách thoải mái hơn. Trong cuộc sống luôn có những cơ hội bất ngờ, nếu có khoản tiền tiết kiệm bạn có thể nắm lấy cơ hội đó.
Bạn nên tiết kiệm bao nhiêu là đủ?
Khi nói đến số tiền bạn có thể tiết kiệm, thu nhập của bạn là yếu tố quan trọng nhất. Ở một mức độ nào đó, bạn bị giới hạn bởi thu nhập của mình. Khi tiết kiệm tiền từ thu nhập hàng tháng, bạn không nên tập trung vào số tiền bạn kiếm được mà là số tiền bạn tiết kiệm được.
Bạn cần linh hoạt điều chỉnh các quy tắc khi thiết lập một kế hoạch tiết kiệm nhằm đáp ứng các mục tiêu tài chính ngắn và dài hạn. Thay vì chi 50% cho chi phí sinh hoạt, hãy cân nhắc cắt giảm nó xuống còn 40%.
Nếu giảm nó xuống 40% có vẻ là một động thái quyết liệt, hãy cân nhắc tăng khoản tiết kiệm của bạn lên 1% mỗi tháng. Cách tiếp cận như vậy đòi hỏi tính kỷ luật, tính toán cẩn thận, nhưng nó sẽ đưa bạn đến nơi bạn muốn, đạt được mục tiêu tài chính của mình.
Tiết kiệm không có giới hạn mà phụ thuộc vào mức thu nhập, khả năng tiết kiệm và nhu cầu của mỗi người. Bạn cần cân đo đong đếm để cho số tiền tiết kiệm đạt được tối đa với thời gian tối thiểu.
2.1 Tạo thói quen tiết kiệm ngay từ bây giờ
Khi bạn có những thói quen chi tiêu không lành mạnh thì đó sẽ là nguyên nhân chính khiến bạn không thể tiết kiệm. Vì vậy, hãy tập cho mình tư tưởng sống tiết kiệm ngay từ hôm nay. Dù bạn đang có tiền lương hay thu nhập tốt thì việc tiết kiệm luôn là điều cần thiết.
2.2 Giữ lại tối thiểu 15- 20% thu nhập cho khoản tiết kiệm
Các nhà kinh tế thường khuyên chúng ta tiết kiệm khoảng 20% thu nhập cá nhân để xây dựng một tài khoản tiết kiệm. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy mình chi tiêu khá eo hẹp thì bạn có thể linh động điều chỉnh khoản tiết kiệm mỗi tháng của mình là 10-15% tiền lương.
Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo con số này không xuống dưới mức 10%. Đây là cách tiết kiệm tiền hiệu quả nhất mà bạn cần nắm để xây dựng khoản tiết kiệm cho bản thân và gia đình ngay từ bây giờ.
Giữ lại tối thiểu 15- 20% thu nhập cho khoản tiết kiệm
Các phương pháp tiết kiệm tiền hiệu quả nhất
Dưới đây là những phương pháp tiết kiệm tiền hiệu quả nhất mà Tikop tổng hợp.
3.1 Kiểm soát thu nhập và chi tiêu
Hãy nhìn lại mức chi tiêu trung bình hàng tháng và mức lương mỗi tháng bạn nhận được, liệu chúng có đang ở mức chênh lệch hợp lý. Nếu bạn đang chi nhiều hơn thu thì hãy dừng lại ngay một số chi tiêu không cần thiết của mình.
Ngoài ra nếu có thể bạn có thể hãy tăng mức thu nhập của mình bằng cách làm việc tập trung chăm chỉ hơn, hoặc làm ngoài giờ. Bạn có thể tim kiếm thu nhập thụ động bằng nhiều cách khác nhau như viết lách, làm Youtube,...
Xem thêm: Nguồn thu nhập thụ động là gì? 19 cách phổ biến để tạo ra nguồn thu nhập thứ 2
3.2 Chỉ mua sắm những thứ mình cần chứ không phải mình muốn
Mỗi khi phân vân có nên mua món đồ này hay không, bạn hãy tự hỏi mình rằng bản thân có thật sự cần chúng, nếu thiếu món đồ này bạn sẽ như thế nào. Ngoài ra, bạn hãy tập cho mình suy nghĩ so sánh các món đồ mua sắm với ngày lương hiện tại của bạn.
Liệu chúng đáng giá bao nhiêu ngày lương, từ đó bạn sẽ nhận thấy được tầm quan trọng của món đồ và quyết định xem có mua hay không. Đặc biệt, bạn không nên mua đồ chỉ vì cảm xúc, điều này sẽ khiến tiền của bạn vơi đi nhanh chóng mà không hiệu quả.
Chỉ mua sắm những thứ mình cần chứ không phải mình muốn
Xem thêm: 4 cách đơn giản giúp giới trẻ tiết kiệm thời đại nay
3.3 Đặt ra mục tiêu tiết kiệm theo tháng, theo năm
Mục đích của việc lên kế hoạch tiêu xài tiết kiệm giống như việc bạn tìm đường đi trên bản đồ trước khi bắt đầu cuộc hành trình. Khi đã nắm được đường đi nước bước bạn sẽ dễ dàng thực hiện kế hoạch tiết kiệm của mình.
Lên kế hoạch tiết kiệm tiền hợp lý sẽ giúp bạn nhận thấy rõ hơn về những khoản tiền cần cắt giảm nếu không cần thiết. Chia nhỏ theo từng mốc thời gian giúp bạn tiết kiệm nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Tham khảo thêm: Làm sổ tiết kiệm như thế nào? Thông tin và ưu nhược điểm của việc mở sổ tiết kiệm
3.4 Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng
Mục đích của việc không thanh toán bằng thẻ tín dụng là để bạn dễ dàng cân bằng ngân sách của mình. Bạn sẽ tránh được tình trạng lỡ tay cà thẻ mua một món đồ vượt quá khả năng tài chính của mình, để rồi tháng sau lại phải lo trả nợ.
Tốt nhất nên để thẻ tín dụng ở nhà và cất vào tủ để bạn không lỡ tay vượt quá chi tiêu khi cà thẻ. Nếu bạn chi tiêu quá mức bạn sẽ trở thành “nô lệ” của thẻ tín dụng và dẫn đến nợ xấu.
3.5 Ghi lại chi tiêu hằng ngày
Ghi lại chi tiêu để bạn nắm được dòng tiền hiện tại của mình đang tập trung chảy vào nhu cầu nào, và từ đó bạn tổng hợp lại và sẽ có cái nhìn toàn diện về nhu cầu chi tiêu của bản thân và cân bằng lại nếu chúng không hợp lý.
Sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân để hỗ trợ cho việc ghi lại chi tiêu dễ dàng hơn
Xem thêm:Ứng dụngquản lý chi tiêu là gì? 10 ứng dụng quản lý tài chính cá nhân tốt nhất hiện nay
Ghi lại chi tiêu hằng ngày
3.6 Xác định những khoản tiết kiệm cho từng quỹ
Gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm ngân hàng chưa chắc là lựa chọn sinh lời tốt nhất nếu như bạn muốn gia tăng thu nhập.Nếu như trong trường hợp bạn cần tăng thu nhập thụ động nhiều hơn hoặc lãi suất tiết kiệm ngân hàng không cao khiến đồng tiền mất giá.
Lúc này, hãy tạo các khoản cho nhiều loại quỹ khác nhau và sử dụng hiệu quả chúng. Trong đó, bạn có thể chia ra các quỹ sau:
-
Quỹ khẩn cấp
Quỹ này nên bằng từ 3-6 tháng chi phí sinh hoạt tùy vào điều kiện thực tế của bạn. Không nên gửi vào tiết kiệm ngân hàng để dễ sử dụng vào các mục đích khẩn cấp như đau ốm bệnh tật, xử lý vi phạm hành chính, tham gia khóa học, du lịch,...
-
Quỹ hưu trí
Nếu như bạn không tham gia vào các công việc với vai trò người lao động (lao động tự do, chu doanh nghiệp…) hoặc có tham gia nhưng mức lương của bạn đóng hưu trí không cao thì có thể dành ra một quỹ này để an hưởng tuổi già, giảm gánh nặng cho an sinh xã hội.
-
Quỹ đầu tư
Quỹ này bao gồm các hoạt động tạo nguồn thu nhập thụ động như các kênh đầu tư tài chính như: gửi tiết kiệm online ngân hàng, trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, bất động sản…
Với quỹ này thì thường có nguồn thu nhập cao nhưng cũng có rủi ro ít nhiều. Tuy nhiên, đây cũng là quỹ mà giúp bạn biết cách đầu tư tài chính và là cách tiết kiệm tiền hiệu quả được nhiều người áp dụng hiện nay.
3.7 Bảo quản đồ dùng cẩn thận
Bảo quản đồ dùng để bạn không phải tốn tiền thay chúng. Cùng một món đồ, nếu bạn biết cách gìn giữ sẽ sử dụng được lâu và tiết kiệm hơn hẳn.
3.8 Không mua đồ giá rẻ, mua đồ chất lượng tốt
Mua những món đồ giá rẻ kém chất lượng thì cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ tốn tiền thay mới chúng nhiều hơn. Vì vậy hãy mua sản phẩm chất lượng tốt, có thời gian bảo hành lâu để tiết kiệm chi phí.
3.9 Tận dụng triệt để tất cả đồ dùng bằng cách tái sử dụng
Tại sao bạn phải mua đồ mới trong khi có thể tái sử dụng đồ cũ của bạn bè người thân, hoặc đơn giản bạn có thể sửa chữa, tân trang lại món đồ cũ của chính mình để sử dụng.
Đây cũng là cách tiêu dùng thông minh và thậm chí việc này còn giúp hạn chế rác thải ra ngoài môi trường.
3.10 Gửi tiết kiệm tự động
Phần tiết kiệm được hàng tháng, bạn có thể gửi vào ngân hàng để sinh lời. Số tiền này đề phòng rủi ro, bất trắc xảy ra đến với bạn. Hiện nay, có nhiều ngân hàng đưa ra dịch vụ gửi tiết kiệm online có mức lãi suất khá tốt, dao động trong khoảng từ 5-8%.
Bạn có thể lựa chọn một trong những ngân hàng đó để có thêm phần lãi hàng tháng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các ứng dụng tích lũy online như Tikop. Với Tikop bạn sẽ có thể tích lũy với lãi suất cao hơn ngân hàng và linh hoạt hơn.
Gửi tiết kiệm online qua Tikop
Lưu ý để tiết kiệm tiền hiệu quả hơn
Bên cạnh những cách tiết kiệm tiền ở bên trên, dưới đây là những lưu ý giúp bạn tiết kiệm hiệu quả hơn.
4.1 Thiết lập mục tiêu rõ ràng
Để tránh việc chán nản khi tiết kiệm tiền hãy đặt mục tiêu chi tiết nhất có thể. Ví dụ, bạn muốn mua một chiếc túi 5 triệu đồng và phải mua trong 2 tháng thì mỗi ngày bạn phải tiết kiệm được 85 ngàn đồng. Việc chia nhỏ ra sẽ giúp bạn có thêm động lực để tiết kiệm.
4.2 Bỏ “heo” tiền lẻ
Nhiều người thường không coi trọng những đồng tiền lẻ và hãy bỏ lung tung khắp nơi, nhưng những hãy thử bỏ tất cả tiền lẻ của bạn vào một chỗ trong 1 tháng, bạn sẽ bất ngờ đấy.
4.3 Tiết kiệm tiền từ những điều nhỏ nhất
“Tích tiểu thành đại” là bài học người xưa đã dạy mà vẫn đúng đến bây giờ. Vì vậy, hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất như tắt bớt đèn khi không sử dụng, nấu ăn ở nhà thay vì ăn cơm tiệm, sử dụng thẻ thành viên, tích điểm để có nhiều ưu đãi hơn,…
4.4 Kiên định với mục tiêu của bạn
Việc tiết kiệm của bạn sẽ không hoàn toàn dễ dàng vì có rất nhiều cám dỗ. Ví dụ như, có món đồ bạn yêu thích được giảm giá, mặc dù bạn không mang đủ tiền mặt nhưng vẫn sử dụng thẻ thanh toán cho món đồ đó khiến cho mục tiêu tiết kiệm của bạn thất bại.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các thông tin về cách tiết kiệm, những lưu ý để tiết kiệm hiệu quả nhất. Mong rằng bạn có thể tiết kiệm tiền theo mục tiêu của mình. Theo dõi Tikop để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!