Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

GPBank là ngân hàng gì? 6 điều cần biết về Ngân Hàng Dầu Khí Toàn Cầu

Đóng góp bởi:

Tikop

Cập nhật:

19/12/2024

Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần nổi bật tại Việt Nam, được thành lập với sứ mệnh hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp dầu khí và các lĩnh vực kinh tế khác. Trong bài viết này, Tikop sẽ cùng bạn khám phá GPBank là ngân hàng gì, 6 điều cần biết về GPBank, từ lịch sử hình thành đến các sản phẩm dịch vụ nổi bật mà ngân hàng cung cấp.

GPBank là ngân hàng gì?

Ngân Hàng TM TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank) được thành lập vào năm 1993 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng TMCP Nông thôn Ninh Bình. Hiện nay, GPBank sở hữu một mạng lưới rộng khắp với 80 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.

GPBank là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng hệ thống ngân hàng lõi T24 của hãng Temenos, giúp tối ưu hóa quy trình giao dịch.

Ngân Hàng TM TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu hay gọi là GPBank

Ngân Hàng TM TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu hay gọi là GPBank

Giới thiệu về ngân hàng GPBank

Thông tin chung

  • Tên ngân hàng: Ngân Hàng TM TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu
  • Tên tiếng Anh: Global Petro Sole Member Limited Commercial Bank
  • Tên viết tắt: GPBank
  • Mã số thuế: 2700113651
  • SWIFT Code: GBNKVNVX
  • Năm thành lập: 1993
  • Tiền thân: Ngân hàng TMCP Nông thôn Ninh Bình
  • Chủ tịch Hội đồng thành viên: Ông Phạm Huy Thông
  • Hoạt động kinh doanh: Ngân hàng thương mại
  • Vốn điều lệ: 100% vốn Nhà nước
  • Hotline: 1800 5858 66
  • Email: info@gpbank.com.vn
  • Trụ sở chính: Số 109 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số Fax: +84 24 3934 1511
  • Website: https://www.gpbank.com.vn/

Những thông tin chung về GPBank

Những thông tin chung về GPBank

Lịch sử hình thành

  • Tiền thân của GPBank là Ngân hàng TMCP Nông thôn Ninh Bình, được thành lập vào năm 1993.
  • Năm 2005: Ngân hàng TMCP Nông thôn Ninh Bình chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng nông thôn sang ngân hàng TMCP đô thị, lấy tên gọi là Ngân hàng TMCP Toàn Cầu (G.Bank).
  • Ngày 09/02/2007: Ngân hàng G.Bank chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank), theo Quyết định số 372/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Năm 2015: Ngân hàng GPBank thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu thành Ngân hàng Thương Mại Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank), với 100% vốn sở hữu nhà nước.

Trong suốt quá trình phát triển, GPBank không ngừng mở rộng và xây dựng mạng lưới hoạt động với gần 80 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. Với đội ngũ hơn 1400 nhân viên chuyên nghiệp, ngân hàng đã xây dựng được uy tín và mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

GPBank không ngừng mở rộng và phát triển

GPBank không ngừng mở rộng và phát triển

Thành tựu nổi bật

  • 2002 - 2004: Nhận Bằng khen từ Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình vì những đóng góp xuất sắc trong các phong trào thi đua của tỉnh.
  • 2005: Được trao Bằng khen từ Tổng cục Thuế vì những thành tích nổi bật trong việc hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
  • 2006: Tập thể cán bộ nhân viên của GPBank được vinh danh bằng Bằng khen từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhờ sự đóng góp xuất sắc vào công tác hoàn thành nhiệm vụ của ngân hàng trong giai đoạn 2005 – 2006.
  • 2007:
    • Nhận danh hiệu “Đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua năm 2007” do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao tặng.
    • Được vinh danh là “Ngân hàng hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc năm 2007” bởi Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
  • 2009: GPBank được xếp vào Top 500 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam, theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
  • 2010:
    • GPBank nhận danh hiệu “Thương hiệu nổi tiếng quốc gia”.
    • Được vinh danh trong Top 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam.
  • 2011: Giải thưởng “Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam” được trao cho GPBank.
  • 2014: GPBank được lọt vào Top 10 Ngân hàng được quan tâm nhất trong cuộc khảo sát MyEbank.

GPBank đạt những thành tựu đáng kể trong những năm qua

GPBank đạt những thành tựu đáng kể trong những năm qua

Các chi nhánh

Địa điểmĐịa chỉSố điện thoại 
CN Hà NộiTầng 1, tầng 2 và một phần diện tích tầng 5 số 180 Triệu Việt Vương, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội024 39369490
PGD Hàng LượcSố 27 Hàng Lược, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội024 39234039
PGD Hai Bà TrưngSố 125 B1 Lò Đúc, P. Đống Mác, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội024 39728853
PGD Trần Hưng ĐạoSố 109 Trần Hưng Đạo, P. Cửa Nam, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội024 37345345
PGD Hà ThànhSố 19 Bà Triệu, phường Tràng Tiền, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội024 39388970
CN Thủ ĐôTầng 1 và Tầng 8 số 75 Phố Phương Mai, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội024 35772610
PGD Hàng BạcSố 26 phố Hàng Bạc, P. Hàng Bạc, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội024 39263538
PGD Nam Thủ Đô106 phố Tía, xã Tô Hiệu, Huyện Thường Tín, TP.Hà Nội024 39447114/15
Cùng hơn 50 chi nhánh/PGD khác, cụ thể tham khảo tại đây.

Thời gian làm việc

GPBank không làm việc vào thứ Bảy. Ngân hàng chỉ hoạt động từ thứ Hai đến thứ Sáu, nghỉ thứ Bảy, Chủ Nhật và các ngày lễ, Tết. Cụ thể:

  • Buổi sáng: Từ 08h00 đến 12h00
  • Buổi chiều: Từ 13h00 đến 17h00

>> Xem thêm: Cập nhật giờ làm việc các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay

Sản phẩm và dịch vụ

Sản phẩm và dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân:

Sản phẩm tiền gửi
  • Tiền gửi trả lãi đầu kỳ
  • Tiền gửi trả lãi định kỳ
  • Tiền gửi trả lãi cuối kỳ
  • Tiền gửi phát tài
  • Tài khoản thanh toán
  • Tiết kiệm Người cao tuổi
  • Một số quy định giao dịch tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn
  • Tiền gửi rút gốc linh hoạt
  • Tiết kiệm điện tử
Sản phẩm cho vay
  • Cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân
  • Cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở, nhận quyền sử dụng đất ở
  • Cho vay có bảo đảm đầy đủ bằng số dư tiền gửi, sổ/thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá đối với khách hàng cá nhân
  • Cho vay mua nhà dự án
  • Cho vay chăm sóc cây cao su, cà phê, hồ tiêu
  • Cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm
  • Cho vay kinh doanh nhỏ lẻ dành cho khách hàng cá nhân
  • Cho vay ngắn hạn phục vụ nhu cầu đời sống
Dịch vụ Ngân hàng điện tử dành cho cá nhân
  • GP.IB - Dịch vụ Ngân hàng trực tuyến
  • GP.SMS – Dịch vụ Ngân hàng qua tin nhắn
  • GP.eCom - Dịch vụ Thương mại điện tử
  • Dịch vụ chuyển khoản liên ngân hàng nhanh 24/7
  • Dịch vụ Chuyển khoản nhanh liên quốc gia
  • Mẫu biểu và Hướng dẫn sử dụng dịch vụ
Dịch vụ chuyển tiền kiều hối
  • Chuyển nhận tiền quốc tế
  • Chuyển nhận tiền qua Western Union
Dịch vụ thẻ
  • Thẻ My card
  • Thẻ My Style
  • Thẻ Student Card
  • Thẻ GPBank Vision Debit MasterCard
  • Hướng dẫn sử dụng thẻ
  • Mạng lưới các điểm ưu đãi thẻ
  • Câu hỏi thường gặp về thẻ
  • Thẻ Member Card
  • Dịch vụ thanh toán thẻ qua POS

>> Xem thêm: Lãi suất tiền gửi là gì? So sánh lãi suất tiền gửi các ngân hàng

Các sản phẩm khách hàng cá nhân

Các sản phẩm khách hàng cá nhân

Sản phẩm và dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp:

Sản phẩm tiền gửi
  • Tiền gửi trả lãi cuối kỳ
  • Tiền gửi phát tài
  • Tiền gửi trả lãi đầu kỳ
  • Tiền gửi rút gốc linh hoạt
  • Tài khoản thanh toán
  • Tiền gửi trả lãi định kỳ
Sản phẩm cho vay
  • Cho vay mua ô tô đối với khách hàng pháp nhân
  • Cho vay vốn lưu động
  • Cho vay mua sắm tài sản cố định
  • Cho vay theo dự án đầu tư
  • Hướng dẫn cấp tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vi mô có tài sản bảo đảm chắc chắn
  • Cho vay vốn lưu động đối với Doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ
Sản phẩm ngoại hối
  • Giao dịch ngoại tệ giao ngay
  • Giao dịch ngoại tệ hoán đổi
  • Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn
Dịch vụ thanh toán trong nước
  • Chuyển tiền đi
  • Nhận tiền đến
Dịch vụ thanh toán quốc tế
  • Thư tín dụng xuất khẩu
  • Thư tín dụng nhập khẩu
  • Nhờ thu hàng xuất khẩu
  • Nhờ thu nhập khẩu
  • Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng
  • Bảo lãnh quốc tế
Dịch vụ ngân hàng điện tử
  • GP.IB - Dịch vụ Ngân hàng trực tuyến
  • GP.SMS – Dịch vụ Ngân hàng qua tin nhắn
  • Mẫu biểu và Hướng dẫn sử dụng dịch vụ

Các sản phẩm khách hàng doanh nghiệp

Các sản phẩm khách hàng doanh nghiệp

Lãi suất tiền gửi ngân hàng GPBank

Lãi suất nhận tiền gửi trả lãi đầu kỳ, định kỳ, cuối kỳ

Lãi suất nhận tiền gửi trả lãi đầu kỳ, định kỳ, cuối kỳ đối với VNĐ áp dụng cho khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế - có hiệu lực từ ngày 15 /11/2024, cập nhật ngày 12/12/2024.

Đơn vị: %/năm (Nguồn: GPBank)

Kỳ hạnTrả lãi đầu kỳTrả lãi định kỳTrả lãi cuối kỳ
1 tháng3 tháng6 tháng12 tháng
Không kỳ hạn-----0.50
Dưới 1 tuần-----0.50
1 tuần-----0.50
2 tuần-----0.50
3 tuần-----0.50
1 tháng2.99----3.00
2 tháng3.483.49---3.50
3 tháng3.493.51---3.52
4 tháng3.503.52---3.54
5 tháng3.503.53---3.55
6 tháng4.504.564.57    --4.60
7 tháng4.574.65---4.70
8 tháng4.704.78---4.85
9 tháng4.774.874.89--4.95
12 tháng5.035.185.205.23-5.30
13 tháng5.105.26---5.40
15 tháng5.065.245.26--5.40
18 tháng5.005.205.235.26-5.40
24 tháng4.875.145.165.195.265.40
36 tháng4.655.025.045.075.145.40

>> Xem thêmLãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay? Dự đoán lãi suất 2024

Lãi suất tiết kiệm điện tử

Lãi suất Tiết kiệm điện tử đối với VNĐ áp dụng cho khách hàng cá nhân có hiệu lực kể từ ngày 03/12/2024 Đơn vị: %/năm, cập nhật ngày 12/12/2024 (Nguồn: GPBank):

Kỳ hạnLãi suất tiền gửi tiết kiệm điện tử
3 tuần0.50
1 tháng3.70
2 tháng4.20
3 tháng4.22
4 tháng4.24
5 tháng4.25
6 tháng5.55
7 tháng5.65
8 tháng5.80
9 tháng5.90
12 tháng6.25
13 tháng6.35
15 tháng6.35
18 tháng6.35
24 tháng6.35
36 tháng6.35

Tỷ giá GPBank

Bảng tỷ giá GPBank cập nhật ngày 12/12/2024 (Nguồn: GPBank).
Loại tiềnTỷ giá muaTỷ giá bán
Tiền mặtChuyển khoảnTiền mặtChuyển khoản
USD (Mệnh giá<50)24,800   
USD (Mệnh giá từ 50-100)25,16025,19025,47125,471
EUR26,06226,32327,11827,118
JPY-164.16 169.78
AUD-16,075 16,558
CAD-17,724 18,257
GBP-31,996 32,961
CHF-28,302 29,156
SGD-18,658 19,218
THB-739 772

>> Xem thêm: Tỷ giá hối đoái là gì? Cách tính tỷ giá hối đoái đầy đủ nhất

Cách mở tài khoản ngân hàng GPBank

Mở trực tiếp tại quầy

Bước 1: Tìm chi nhánh GPBank gần nhất

GPBank có một mạng lưới chi nhánh rộng khắp, bao gồm các chi nhánh lớn tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, và các tỉnh thành khác.

Bước 2: Cung cấp giấy tờ cần thiết

Bạn sẽ cần mang theo các giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân (CMND), Căn cước công dân (CCCD), hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực. Nếu là khách hàng doanh nghiệp, bạn cần cung cấp các giấy tờ liên quan đến doanh nghiệp.

Bước 3: Điền thông tin vào mẫu đơn mở tài khoản

Nhân viên ngân hàng sẽ hướng dẫn bạn điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn mở tài khoản.

Bước 4: Nộp các khoản phí (nếu có)

Một số loại tài khoản có yêu cầu số tiền gửi tối thiểu khi mở tài khoản. Bạn cần nộp tiền vào tài khoản theo yêu cầu của ngân hàng.

Bước 5: Nhận thẻ và thông tin tài khoản

Sau khi hoàn tất các thủ tục, bạn sẽ nhận được thẻ ATM và thông tin tài khoản của mình.

Lưu ý: GPBank từ thứ 2 - thứ 6 buổi sáng 08h00 - 12h00, chiều 13h00 -17h00 (nghỉ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ, Tết).

>> Xem thêm: Tài khoản thanh toán là gì? Cách mở tài khoản thanh toán Online

Bạn có thể đến quầy giao dịch của ngân hàng để mở tài khoản

Bạn có thể đến quầy giao dịch của ngân hàng để mở tài khoản

Mở online qua Internet Banking

Sau khi bạn tải app GP.mPlus, để mở dịch vụ chuyển khoản nhanh liên quốc gia online qua Internet Banking, hãy làm theo các bước sau::

  • Bước 1: Mở ứng dụng GP.mPlus.
  • Bước 2: Khi màn hình thông báo “Ứng dụng chưa kích hoạt”, nhấn “Tiếp tục”.
  • Bước 3: Nhập các thông tin sau:
    • Số điện thoại đã đăng ký với GPBank.
    • Mã kích hoạt nhận qua SMS.
  • Bước 4: Nhấn “Xác nhận” để hoàn tất kích hoạt. Ứng dụng sẽ sẵn sàng để sử dụng sau khi kích hoạt thành công!

Thông tin chi tiết bạn có thể tham khảo tại đây.

Mở tài khoản online qua app GP.mPlus

Mở tài khoản online qua app GP.mPlus

Ngân hàng GPBank sáp nhập trong quá khứ

Ngân hàng GPBank, trước khi bị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua lại bắt buộc vào ngày 7/7/2015 với giá 0 đồng, đã gặp nhiều khó khăn tài chính nghiêm trọng. Tính đến năm 2014, GPBank lỗ lũy kế hơn 12.000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm 9.195 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này lên đến 45,37%. Sau khi không thể tự khắc phục được tình hình tài chính, NHNN đã quyết định mua lại toàn bộ cổ phần của ngân hàng này.

Trước khi bị mua lại, GPBank có sự góp mặt của các cổ đông lớn, bao gồm các nhóm nhà đầu tư như Tạ Bá Long và Đoàn Văn An (cựu chủ tịch và phó chủ tịch ngân hàng). Việc sáp nhập này là một phần trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng yếu kém tại Việt Nam.

Câu hỏi thường gặp

GPBank là ngân hàng nhà nước hay tư nhân?

GPBank là ngân hàng hoàn toàn thuộc sở hữu của Nhà nước Việt Nam với 100% vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

PGBank và GPBank khác nhau như thế nào?

PGBank, trước đây là Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex, đã đổi tên thành Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) nhằm hướng tới phát triển mới.

GPBank là Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu, thuộc 100% vốn nhà nước và có một mạng lưới chi nhánh rộng lớn trên toàn quốc. 

Mã SWIFT của ngân hàng GPBank là gì?

Mã SWIFT của ngân hàng GPBank là GBNKVNVX.

>> Xem thêm: SWIFT là gì? Cách thức hoạt động của hệ thống SWIFT hiện nay

Số điện thoại ngân hàng GPBank là gì?

Số điện thoại ngân hàng GPBank là 1800 5858 66.

Ngân hàng GPBank có bao nhiêu chi nhánh?

Ngân hàng GPBank hiện có 1 Hội sở chính và gần 80 chi nhánh/phòng giao dịch được phân bố trên toàn quốc. 

App ngân hàng GPBank là gì?

App ngân hàng GPBank là GP. mPlus.

Mã chứng khoán ngân hàng GPBank là gì?

Mã chứng khoán ngân hàng GPBank là GPBANK.

Ngân hàng GPBank chuyển khoản tối thiểu bao nhiêu? 

GPBank yêu cầu số tiền tối thiểu để chuyển khoản liên ngân hàng là 10.000 VND cho một giao dịch.

Hạn mức chuyển tiền ngân hàng GPBank là bao nhiêu?

Khách hàng có thể chuyển khoản tối đa 500.000.000 VNĐ mỗi ngày qua hệ thống GPBank. 

Rút tiền ở cây ATM GPBank tối đa là bao nhiêu?

Tại cây ATM của GPBank, bạn có thể rút tối đa 5.000.000 VNĐ mỗi lần. 

Thẻ GPBank rút được ngân hàng nào?

Thẻ GPBank có thể thực hiện giao dịch rút tiền tại các ATM của các ngân hàng đối tác sau:

  • VPBank
  • Eximbank
  • PGBank
  • An Bình Bank
  • Agribank
  • NCB
  • TPBank
  • Techcombank
  • MSB
  • Shinhan Bank
  • Hong Leong Bank
  • BIDV
  • Bản Việt Bank
  • Đông Á Bank
  • Đông Nam Á Bank
  • Nam Á Bank
  • IVB Bank
  • Việt Á Bank
  • VIB
  • LienVietPostBank
  • Sài Gòn SCB
  • CIMB Bank
  • Woori Việt Nam
  • HSBC
  • Sacombank
  • HD Bank
  • OCB
  • ACB
  • Vietcombank
  • MHB Bank
  • SHB
  • Kiên Long Bank
  • Co-op Bank
  • MB Bank
  • Việt Nga VRB
  • Bảo Việt Bank
  • Vietbank
  • OJB
  • VietinBank.

Tóm lại, Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank) đã khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống ngân hàng Việt Nam thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính chất lượng và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Hy vọng bài viết của Tikop đã cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về GPBank và những lợi ích mà ngân hàng này mang lại. Theo dõi ngay Kiến thức tài chính để không bỏ qua những bài học bổ ích!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Đầu tư tài chính dài hạn là gì? 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất

TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Đầu tư tài chính dài hạn là gì? 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất

Trong bối cảnh nền kinh tế không ngừng biến động, việc tìm kiếm các kênh đầu tư tài chính dài hạn đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của nhiều người. Nhưng điều gì là đầu tư tài chính dài hạn và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Trong bài viết này, Tikop sẽ cùng bạn tìm hiểu đầu tư tài chính dài hạn là gì và điểm qua 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất hiện nay.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

22/10/2024

Khởi nghiệp là gì? Yếu tố quan trọng nhất khi khởi nghiệp hiện nay

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Khởi nghiệp là gì? Yếu tố quan trọng nhất khi khởi nghiệp hiện nay

Khởi nghiệp là một thuật ngữ mà bất cứ ai cũng đều nghe qua. Có rất nhiều người đã, đang và có suy nghĩ bắt đầu khởi nghiệp. Vậy khởi nghiệp là gì? Những lưu ý gì khi bắt đầu khởi nghiệp? Cùng Tikop theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên nhé!

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

27/09/2024

FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

FED là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực đầu tư, tài chính. Vậy FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, thị trường chứng khoán. Hãy cùng Tikop tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

25/11/2024

Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát và lãi suất

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát và lãi suất

Lạm phát và lãi suất là hai khái niệm quan trọng trong kinh tế học, có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau. Khi lạm phát tăng, lãi suất thường cũng tăng theo. Vậy tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng Tikop tìm hiểu chi tiết hơn về chính sách này nhé!

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/11/2024