Sàn chứng khoán lừa đảo là gì?
Sàn chứng khoán lừa đảo là các cá nhân, tổ chức mạo danh là sàn chứng khoán để thu hút vốn đầu tư bằng cách tiếp cận người khác thông qua các thông tin liên lạc bị rò rỉ. Họ thường mạo danh các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu riêng lẻ, khiến nạn nhân tin tưởng và mời chào mua lại các suất của công nhân viên với giá thấp hơn giá thị trường. Các đối tượng này có thể lừa đảo bằng các website có tên gần giống với một số công ty đầu tư chứng khoán, một số quỹ đầu tư có danh tiếng.
Hiện nay xuất hiện nhiều sàn chứng khoán lừa đảo
Các hình thức hoạt động của sàn chứng khoán lừa đảo
Lừa đảo chứng khoán qua cuộc gọi
Hình thức phổ biến nhất của các sàn chứng khoán lừa đảo là lừa đảo chứng khoán qua cuộc gọi. Các đối tượng gọi điện để mời chào nạn nhân mua lại các cổ phiếu dành cho cán bộ, công nhân viên chức với giá ưu đãi, hướng dẫn họ tải app đầu tư và chi tiền để mua các khoản đầu tư không có thật.
Lừa đảo chứng khoán bằng cách mạo danh và gọi cho nạn nhân
Nhóm Zalo chứng khoán lừa đảo
Ngoài hình thức gọi điện, các đối tượng lừa đảo chứng khoán cũng lập các hội nhóm Zalo mạo danh các công ty đầu tư tài chính, chứng khoán lớn để thu hút đầu tư, lôi kéo bằng các lời đảm bảo đầu tư chắc chắn sinh lời với nhiều người tham gia thuộc tổ chức lừa đảo để nạn nhân dễ dàng tin tưởng.
Lừa đảo chứng khoán trong nhóm chat Zalo
Lừa đảo chứng khoán trên Telegram
Tương tự như nhóm Zalo chứng khoán lừa đảo, các đối tượng lập group Telegram cũng có cách thức hoạt động tương tự với quy mô lừa đảo khá lớn, có nhiều bước và người để đẫn dắt nạn nhân.
Lừa đảo chứng khoán trong nhóm chat Telegram
Dấu hiệu nhận biết sàn chứng khoán lừa đảo
Một số dấu hiệu nhận biết sàn chứng khoán lừa đảo mà bạn cần biết là:
- Không được cấp phép hoạt động tại Việt Nam: Các sàn chứng khoán lừa đảo và các nền tảng của chúng sẽ không được đăng ký cấp phép hoạt động tại Việt Nam, không được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, không có giấy phép hoạt động theo quy định.
- Hứa hẹn lợi nhuận khủng, không rủi ro: Thị trường chứng khoán luôn luôn có nhiều biến động, không một ai có thể đảm bảo các khoản đầu tư của bạn luôn sinh lời và không có rủi ro. Nếu có, đó chắc chắn là một tổ chức lừa đảo chứng khoán.
- Cho phép giao dịch T + 0: Thị trường Việt Nam có khung thời gian giao dịch bắt buộc là T + 2.5, do đó, các nguồn khẳng định có thể giao dịch T + 0 là lừa đảo.
- Sàn chứng khoán không thuộc bất kỳ công ty chứng khoán nào của Việt Nam: Dấu hiệu thường gặp nhất của các sàn chứng khoán lừa đảo là các nền tảng của họ không thuộc bất cứ công ty chứng khoán nào tại Việt Nam mà thuộc các đơn vị nước ngoài.
- Website của sàn chứng khoán không rõ ràng, thiếu thông tin xác thực: Thông tin website, app đầu tư thiếu tính xác thực, giao diện thiết kế không chuẩn, thường hay giật lag, khó vào giao dịch. Nhà đầu tư cần so sánh sàn giao dịch mình đang tiếp cận với sàn giao dịch chính thống như sàn HNX hoặc HOSE để nhận định.
- Yêu cầu nhà đầu tư nạp thêm tiền để được rút tiền: Khi tổ chức chứng khoán yêu cầu nhà đầu tư đóng phí để rút tiền, đây là một dấu hiệu cho thấy website hay app giao dịch này là lừa đảo.
- Sử dụng các chiêu trò để quảng cáo, PR: Các sàn giao dịch chính thống luôn xuất hiện hợp pháp và sẽ không tiếp cận bạn bằng các chiêu trò quảng cáo, PR trên các website không chính thống hoặc các nguồn không tin cậy khác.
>> Xem thêm: Phiên giao dịch chứng khoán là gì? Thời gian của một phiên giao dịch
Một số dấu hiệu cho thấy sàn chứng khoán đang lừa đảo
Cách tránh các sàn chứng khoán lừa đảo
Dựa trên các dấu hiệu trên, bạn có thể tránh các sàn chứng khoán lừa đảo bằng những cách sau:
- Nghiên cứu kỹ lưỡng sàn chứng khoán trước khi đầu tư: Cần nghiên cứu kỹ về sàn giao dịch, đặc biệt là hệ thống bảo mật, cơ chế bảo vệ thông tin cá nhân và chính sách bảo vệ cho tài sản của người tham gia.
- Kiểm tra giấy phép và chứng nhận của sàn giao dịch: Các sàn giao dịch chính thống sẽ luôn có đầy đủ giấy phép hoạt động và chứng nhận, do đó khi tra cứu và thấy sàn giao dịch không có các giấy tờ này, bạn nên dừng việc giao dịch với sàn này lại.
- Tránh đầu tư vào các dự án không rõ nguồn gốc hoặc quá mờ ám: Các dự án đầu tư không rõ nguồn gốc và mờ ám là các dự án không thể tìm thông tin ở các kênh chính thống hoặc đến từ các công ty không rõ nguồn gốc.
- Báo cáo và tố cáo các hoạt động lừa đảo tới cơ quan quản lý thị trường: Khi tiếp cận một sàn chứng khoán lừa đảo, bạn có thể báo cáo và tố cáo các hoạt động lừa đảo tới cơ quan quản lý thị trường để tránh gặp lại tổ chức này dưới danh nghĩa khác và tránh việc nhiều nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường bị lừa đảo.
Cách tránh bị các sàn chứng khoán mạo danh lừa đảo
Câu hỏi thường gặp
Chơi chứng khoán online có lừa đảo không?
Lợi dụng thời điểm thị trường sôi động trở lại, nhiều đối tượng đã dùng nhiều thủ đoạn để mời chào người dân tham gia đầu tư, nhất là đầu tư online. Có không ít nhà đầu tư bị các “thầy chứng khoán” giả danh mời gọi đầu tư nhưng thực chất là để lừa chiếm đoạt tài sản.
Sàn chứng khoán Hose có lừa đảo không?
HOSE là sàn chứng khoán chính thống của Việt Nam, tuy nhiên, sàn này thường bị mạo danh để lừa đảo.
Sản chứng khoán HNX có lừa đảo không?
Tương tự với HOSE, sàn HNX cũng là một sàn chứng khoán chính thống thường bị mạo danh. Do đó, bạn cần chú ý theo dõi các thông tin chính thống, không nên nghe theo nguồn không rõ tính xác thực.
Trên đây là bài viết Cách nhận biết sàn chứng khoán lừa đảo cho người mới đầu tư hiện nay. Theo dõi Tikop ngay để nhận các bài viết kiến thức chứng khoán mới nhất nhé!