Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Thanh toán quốc tế là gì? Các hình thức thanh toán quốc tế phổ biến

Đóng góp bởi:

Trang Huynh

Cập nhật:

04/02/2025

Hiểu rõ về thanh toán quốc tế không chỉ giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường mà còn hỗ trợ cá nhân trong các giao dịch xuyên biên giới. Trong bài viết này, Tikop sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về khái niệm thanh toán quốc tế là gì cũng như các hình thức thanh toán được sử dụng rộng rãi trong giao dịch quốc tế.

Thanh toán quốc tế là gì?

Khái niệm thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là hoạt động chuyển giao giá trị tài chính giữa các bên thuộc các quốc gia khác nhau, thường diễn ra trong các giao dịch mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ quốc tế. Người nhập khẩu thực hiện thanh toán cho nhà xuất khẩu theo các phương thức đã thỏa thuận, giúp giao dịch quốc tế diễn ra hiệu quả và an toàn.

Nhờ sự đa dạng của các phương thức thanh toán, các bên tham gia có thể chọn lựa cách thức phù hợp, hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu kết nối với thị trường toàn cầu, mở rộng cơ hội kinh doanh và thiết lập quan hệ đối tác.

Thanh toán quốc tế không chỉ thúc đẩy giao thương toàn cầu mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tài chính quốc tế và hội nhập kinh tế thế giới.

>> Xem thêm: Cán cân thương mại là gì? Công thức tính cán cân thương mại chi tiết

Thanh toán quốc tế đóng vai trò quan trọng trong kết nối, thúc đẩy hội nhập kinh tế

Thanh toán quốc tế đóng vai trò quan trọng trong kết nối, thúc đẩy hội nhập kinh tế

Thanh toán quốc tế tiếng Anh là gì?

Thanh toán quốc tế trong tiếng Anh được gọi là International Payment.

Vai trò của thanh toán quốc tế

Hỗ trợ thương mại quốc tế

Thanh toán quốc tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa dễ dàng hơn bằng cách cung cấp các giải pháp thanh toán an toàn và linh hoạt. Các phương thức thanh toán như tín dụng thư (L/C) hay nhờ thu không chỉ đảm bảo quyền lợi cho cả nhà nhập khẩu, xuất khẩu mà còn khuyến khích sự hợp tác kinh doanh giữa các đối tác trên toàn cầu.

Thanh toán quốc tế giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện giao dịch một cách thuận tiện và an toàn.

>> Xem thêm: Cán cân xuất nhập khẩu: Nhân tố ảnh hưởng, công thức tính chính xác

Quản lý rủi ro

Một trong những vai trò quan trọng của thanh toán quốc tế là giảm thiểu rủi ro trong các giao dịch xuyên biên giới. Hệ thống thanh toán kiểm tra chặt chẽ các bộ chứng từ và xác minh thông tin, từ đó ngăn chặn các rủi ro như gian lận, thanh toán trễ, không nhận được hàng, rửa tiền hoặc không thực hiện nghĩa vụ tài chính. Việc này đảm bảo tính minh bạch và hợp pháp của mọi giao dịch quốc tế.

Thúc đẩy tài chính toàn cầu

Thanh toán quốc tế kết nối các hệ thống ngân hàng và tài chính giữa các quốc gia, tạo nên một mạng lưới giao dịch toàn cầu. Nhờ đó thúc đẩy dòng chảy tài chính mà còn tăng cường sự minh bạch và ổn định trong hệ thống tài chính quốc tế, hỗ trợ sự phát triển bền vững của nền kinh tế toàn cầu.

Phát triển kinh doanh

Với các công cụ như tín dụng thương mại, bảo lãnh thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Nhờ đó tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khai thác nhiều cơ hội kinh doanh mới.

>> Xem thêmLãi suất thị trường là gì? Đặc điểm, vai trò của lãi suất thị trường

Những vai trò chủ yếu của thanh toán quốc tế

Những vai trò chủ yếu của thanh toán quốc tế

Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến

Phương thức chuyển tiền T/T (Telegraphic Transfer)

Phương thức T/T hay còn gọi là chuyển tiền điện, là một phương thức thanh toán phổ biến trong giao dịch quốc tế. Người mua (nhà nhập khẩu) sẽ yêu cầu ngân hàng chuyển tiền đến người bán (nhà xuất khẩu) thông qua hệ thống SWIFT. Phương thức này có hai hình thức chính:

  • Chuyển tiền trả trước: Nhà nhập khẩu thanh toán một khoản tiền trước khi hàng được giao, mang lại rủi ro cho người mua vì họ có thể không nhận được hàng hoặc nhận hàng không đạt chất lượng.
  • Chuyển tiền trả sau: Nhà nhập khẩu chỉ thanh toán sau khi nhận được hàng. Tuy nhiên, chuyển tiền trả sau lại tiềm ẩn rủi ro cho người bán nếu bên mua không thực hiện đúng cam kết thanh toán.

Phương thức tín dụng chứng từ L/C (Letter of Credit)

Đây là phương thức thanh toán được ngân hàng bảo lãnh, đảm bảo quyền lợi cho cả người mua và người bán. Theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, ngân hàng sẽ phát hành một thư tín dụng cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ cung cấp đủ chứng từ hợp lệ (như vận đơn, hóa đơn thương mại, chứng nhận xuất xứ).

Quy trình:

  • Ngân hàng phát hành L/C theo yêu cầu từ nhà nhập khẩu.
  • Nhà xuất khẩu giao hàng và gửi bộ chứng từ phù hợp cho ngân hàng phát hành L/C.
  • Ngân hàng kiểm tra chứng từ và thanh toán cho nhà xuất khẩu nếu tất cả đều hợp lệ.
  • Nhà nhập khẩu nhận bộ chứng từ từ ngân hàng để lấy hàng.

>> Xem thêm: Cách chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam đơn giản, nhanh chóng

L/C giảm thiểu rủi ro cho cả hai bên nhờ sự tham gia và cam kết từ ngân hàng

L/C giảm thiểu rủi ro cho cả hai bên nhờ sự tham gia và cam kết từ ngân hàng

Phương thức ghi sổ (Open Account)

Trong phương thức này, nhà xuất khẩu ghi nhận các khoản nợ của nhà nhập khẩu trên tài khoản, và bên mua sẽ thanh toán vào một thời điểm đã thỏa thuận trong tương lai.

Quy trình:

  • Nhà xuất khẩu gửi hóa đơn thương mại với thông tin hàng hóa và số tiền cần thanh toán.
  • Nhà nhập khẩu thực hiện thanh toán thông qua tài khoản ghi nợ.

Lưu ý: Phương thức này có lợi cho nhà nhập khẩu nhưng tiềm ẩn rủi ro cho nhà xuất khẩu nếu bên mua không thanh toán đúng hạn hoặc không thanh toán. Vì vậy, chỉ nên áp dụng với các đối tác uy tín.

>> Xem thêm: Thẻ ghi nợ quốc tế là gì? Cách dùng thẻ ghi nợ quốc tế chuẩn nhất

Phương thức nhờ thu (Collection)

Phương thức nhờ thu cho phép ngân hàng đóng vai trò trung gian thu hộ tiền giữa người mua và người bán mà không đảm bảo hoặc cam kết thanh toán.

Quy trình:

  • Nhà xuất khẩu giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán.
  • Chứng từ được gửi đến ngân hàng ở nước xuất khẩu (remitting bank), sau đó chuyển đến ngân hàng ở nước nhập khẩu (collecting bank).
  • Ngân hàng thu hộ yêu cầu người nhập khẩu thanh toán để nhận chứng từ và lấy hàng.
  • Sau khi nhà nhập khẩu thanh toán, tiền được chuyển qua hệ thống ngân hàng trở lại cho nhà xuất khẩu.

Rủi ro:

  • Nhà xuất khẩu đối mặt với rủi ro nếu nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc không đủ khả năng tài chính.
  • Nhà nhập khẩu được lợi thế hơn vì có thể kiểm tra hàng hóa trước khi quyết định thanh toán.

Những phương thức thanh toán quốc tế thường gặp

Những phương thức thanh toán quốc tế thường gặp

Điều kiện thanh toán quốc tế hiện nay

  • Điều kiện tiền tệ quy định đơn vị tiền tệ được sử dụng để thanh toán, đồng thời hướng dẫn cách xử lý khi có biến động tỷ giá trong quá trình giao dịch.

  • Điều kiện địa điểm thanh toán xác định nơi bên xuất khẩu nhận tiền từ bên nhập khẩu, có thể là tại nước nhập khẩu, nước xuất khẩu, hoặc một nước thứ ba.

  • Điều kiện thời gian thanh toán bao gồm:

    • Trả trước, khi bên nhập khẩu thanh toán toàn bộ hoặc một phần giá trị đơn hàng sau khi ký hợp đồng hoặc xác nhận đơn đặt hàng.
    • Trả ngay, khi thanh toán diễn ra ngay sau khi bên xuất khẩu giao hàng hoặc bên nhập khẩu nhận hàng tại địa điểm quy định.
    • Trả sau, khi bên nhập khẩu thanh toán cho bên xuất khẩu sau một khoảng thời gian nhất định từ khi hoàn tất giao hàng.
  • Điều kiện phương thức thanh toán là yếu tố quan trọng, quy định cách thức thanh toán giữa hai bên. Phương thức này được chọn dựa trên thỏa thuận cụ thể, phù hợp với đặc điểm của giao dịch.

>> Xem thêm: Chính sách tiền tệ là gì? Đặc điểm, vai trò phổ biến hiện nay

Những điều kiện cần khi thực hiện thanh toán quốc tế

Những điều kiện cần khi thực hiện thanh toán quốc tế

 

Các câu hỏi thường gặp

L/C trong thanh toán quốc tế là gì?

L/C trong thanh toán quốc tế là Letter of Credit - Phương thức tín dụng chứng từ.

TT trong thanh toán quốc tế là gì?

TT trong thanh toán quốc tế là Telegraphic Transfer - Phương thức chuyển tiền.

B/E là gì trong thanh toán quốc tế?

B/E là hối phiếu trong thanh toán quốc tế, hay còn gọi là Bill of Exchange, là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện từ người ký phát tới người nhận, yêu cầu thanh toán một số tiền nhất định ngay hoặc theo thời gian đã định.

Có bao nhiêu phương thức thanh toán quốc tế?

Có 6 phương thức thanh toán quốc tế:

  • Phương thức chuyển tiền (Remittance)
  • Phương thức nhờ thu (Collection) 
  • Phương thức ghi sổ (Open Account) 
  • Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit - L/C) 
  • Phương thức thư ủy thác mua hàng (Authority to Purchase - A/P)
  • Bảo lãnh hoặc tín dụng dự phòng

Tại sao 1 đồng tiền được chọn là đồng tiền thanh toán quốc tế?

Đồng tiền được chọn làm thanh toán quốc tế thường gắn liền với nền kinh tế vững mạnh, có khả năng duy trì ổn định giá trị và sức mua. 

Tóm lại, thanh toán quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nền kinh tế toàn cầu. Bằng cách nắm bắt các hình thức thanh toán phổ biến, bạn có thể thực hiện giao dịch một cách hiệu quả và an toàn hơn. Hy vọng rằng những thông tin Tikop mang lại sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thanh toán quốc tế và áp dụng chúng vào thực tiễn. Đừng quên theo dõi Kiến thức tài chính để không bỏ lỡ nhiều bài học hữu ích!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Đầu tư tài chính dài hạn là gì? 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất

TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Đầu tư tài chính dài hạn là gì? 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất

Trong bối cảnh nền kinh tế không ngừng biến động, việc tìm kiếm các kênh đầu tư tài chính dài hạn đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của nhiều người. Nhưng điều gì là đầu tư tài chính dài hạn và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Trong bài viết này, Tikop sẽ cùng bạn tìm hiểu đầu tư tài chính dài hạn là gì và điểm qua 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất hiện nay.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

22/10/2024

Khởi nghiệp là gì? Yếu tố quan trọng nhất khi khởi nghiệp hiện nay

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Khởi nghiệp là gì? Yếu tố quan trọng nhất khi khởi nghiệp hiện nay

Khởi nghiệp là một thuật ngữ mà bất cứ ai cũng đều nghe qua. Có rất nhiều người đã, đang và có suy nghĩ bắt đầu khởi nghiệp. Vậy khởi nghiệp là gì? Những lưu ý gì khi bắt đầu khởi nghiệp? Cùng Tikop theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên nhé!

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

27/09/2024

FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

FED là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực đầu tư, tài chính. Vậy FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, thị trường chứng khoán. Hãy cùng Tikop tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

25/11/2024

Hệ số là gì? Các loại hệ số và cách vận dụng vào trong toán học

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Hệ số là gì? Các loại hệ số và cách vận dụng vào trong toán học

Hệ số là một trong những đại lượng quan trọng trong toán học. Tuy nhiên, khái niệm này còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác. Cùng tìm hiểu xem hệ số là gì và có những loại hệ số nào ngay sau đây nhé!

tikop_user_icon

Nguyễn Thế Đông

tikop_calander_icon

23/03/2025