Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

ROAA: Định nghĩa, ý nghĩa, công thức và phân biệt với ROA chi tiết

Đóng góp bởi:

Phương Uyên

Cập nhật:

26/11/2023

ROAA là một chỉ số quen thuộc trong lĩnh vực tài chính, nhằm đánh giá tình hình để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý. Cùng tìm hiểu ROAA là gì và các thông tin của ROAA qua bài viết sau nhé!

ROAA là gì?

Khái niệm ROAA

ROAA là chỉ số phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tài sản trung bình, chỉ số này được sử dụng phổ biến để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. ROAA tính toán tỷ lệ lợi nhuận sau thuế so với tài sản trung bình của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

ROAA là chỉ số phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tài sản trung bình

ROAA là chỉ số phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tài sản trung bình

ROAA là viết tắt của từ gì?

ROAA viết tắt của từ Return on Average Asset.

Ví dụ về ROAA

ROAA của Vinhomes trong năm 2022 là 9,68% biểu thị rằng trung bình Vinhomes tạo ra 0,0968 đồng lợi nhuận sau thuế với mỗi đồng vốn tài sản.

Cách tính chỉ số ROAA chính xác

Chỉ số ROAA = Thu nhập ròng/Tổng tài sản trung bình

Trong đó:

  • Thu nhập ròng là khoản thu nhập được tính cùng kỳ với tài sản.
  • Tổng tài sản trung bình

Ví dụ: Giả sử một ngân hàng có thu nhập ròng là 10 triệu đô la và tổng tài sản trung bình là 100 triệu đô la trong một năm. Tính ROAA.

ROAA = (Thu nhập ròng) / (Tổng tài sản trung bình) = 10 triệu đô la / 100 triệu đô la = 0.1 hoặc 10%

Trong trường hợp này, ROAA của ngân hàng là 10%.

Ý nghĩa của ROAA trong tài chính doanh nghiệp

  • Đo lường hiệu suất hoạt động: ROAA cho phép đo lường khả năng của doanh nghiệp sinh lợi từ tài sản. Một ROAA cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng và tạo ra lợi nhuận từ tài sản đầu tư.
  • So sánh với các doanh nghiệp khác: ROAA cho phép so sánh hiệu suất của một doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc ngành nghề khác. Điều này giúp xác định vị trí cạnh tranh và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp so với đối thủ.
  • Đánh giá quản lý tài sản: ROAA cung cấp thông tin về cách quản lý tài sản của doanh nghiệp. Nếu ROAA thấp, có thể chỉ ra rằng doanh nghiệp không sử dụng tài sản một cách hiệu quả hoặc không tạo ra đủ lợi nhuận từ tài sản đó.
  • Hỗ trợ quyết định đầu tư: ROAA cung cấp một cơ sở để đánh giá lợi tức đầu tư từ các tài sản khác nhau. Nó có thể giúp các nhà đầu tư và người quản lý đưa ra quyết định về việc đầu tư vào một doanh nghiệp cụ thể.

ROAA cho phép đo lường khả năng của doanh nghiệp sinh lợi từ tài sản

ROAA cho phép đo lường khả năng của doanh nghiệp sinh lợi từ tài sản

Phân biệt ROAA và ROA, ROAE chi tiết

Phân biệt ROAA và ROA

Điểm khác biệtROAAROA

Khái niệm

ROAA tính toán lợi nhuận đạt được so với tài sản trung bình của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất địnhROA tính toán lợi nhuận đạt được so với tổng tài sản của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
Công thứcROAA = (Thu nhập ròng) / (Tổng tài sản trung bình).ROA = (Thu nhập ròng) / (Tổng tài sản)
Ý nghĩaGiúp đánh giá khả năng của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ tài sản và đo lường hiệu suất hoạt động của doanh nghiệpThường được sử dụng để đánh giá khả năng của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ tổng tài sản và đo lường hiệu suất tài chính của doanh nghiệp

ROAA và ROA khác nhau chủ yếu dựa trên tổng tài sản trung bình và tổng tài sản

ROAA và ROA khác nhau chủ yếu dựa trên tổng tài sản trung bình và tổng tài sản

Phân biệt ROAA và ROAE

Điểm khác biệtROAAROAE

Khái niệm

ROAA tính toán lợi nhuận đạt được so với tài sản trung bình của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất địnhROAE tính toán lợi nhuận đạt được so với vốn chủ sở hữu trung bình của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định
Công thức(Thu nhập ròng) / (Tổng tài sản trung bình).ROAE = [Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu bình quân] x 100%
Ý nghĩaGiúp đánh giá khả năng của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ tài sản và đo lường hiệu suất hoạt động của doanh nghiệpĐo lường khả năng của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu và đánh giá hiệu suất tài chính của doanh nghiệp

ROAE tính toán lợi nhuận đạt được so với vốn chủ sở hữu trung bình

ROAE tính toán lợi nhuận đạt được so với vốn chủ sở hữu trung bình

Một số lưu ý về ROAA

Khi tiến hành phân tích chỉ số ROAA, các nhà đầu tư cần lưu ý:

  • Cần đánh giá và xem xét đến những yếu tố khác biệt trong hoạt động kinh doanh. Bởi vì ROAA phụ thuộc vào tài sản trung bình, một vài ngành nghề dùng nhiều tài sản thì dẫn đến ROAA thấp và ngược lại.
  • Các nhà đầu tư nên bổ sung thêm kiến thức về cách đọc báo cáo tài chính. Từ việc hiểu những con số trong báo cáo sẽ giúp cho nhà đầu tư tính ROAA chính xác nhất. Bên cạnh đó, sử dụng đồng thời nhiều chỉ số tài chính khác nhau, đọc các biểu đồ kỹ thuật… trước khi đưa ra quyết định đầu tư của mình.

>> Xem thêm: FOMO là gì? 9 cách đánh bại bẫy FOMO trong chứng khoán, crypto

Khi tiến hành phân tích chỉ số ROAA, các nhà đầu tư cần lưu ý một số vấn đề

Khi tiến hành phân tích chỉ số ROAA, các nhà đầu tư cần lưu ý một số vấn đề

Các câu hỏi thường gặp về ROAA.

ROAA thấp có xấu không?

ROAA thấp không tức là lúc nào cũng xấu, nhưng nó có thể là một tín hiệu đối với hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp như: hiệu suất hoạt động không cao, cạnh tranh yếu,...

Tỷ lệ ROAA bao nhiêu là tốt?

Một ROAA trên mức trung bình của ngành có thể được coi là tốt. Ví dụ, nếu ROAA trung bình của ngành là 5%, một ROAA trên 5% có thể được coi là tốt.

Trên đây là một số thông tin sơ lược về chỉ số ROAA, nhằm giúp cho các nhà đầu tư thêm kiến thức để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Cùng đón đọc những bài viết về Kiến thức tài chính của Tikop qua những lần sau để biết thêm nhiều kiến thức hay nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Quy tắc 6 chiếc lọ - Phương pháp giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Quy tắc 6 chiếc lọ - Phương pháp giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn

Bạn có bao giờ gặp phải khó khăn trong việc kiểm soát thu chi của bản thân không? Đôi lúc dù đã cố gắng nhưng bạn vẫn không biết tiền của mình đã được sử dụng cho mục đích gì. Bạn cần tiết kiệm tiền để mua xe, xây nhà hoặc đám cưới nhưng điều này thật sự khó khăn. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề như vậy thì hãy tham khảo thử quy tắc 6 lọ tài chính để biết được cách thức quản lý thu chi tốt nhất được doanh nhân T.Harv Eker- tác giả quyển “Bí mật tư duy triệu phú” chia sẻ dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

24/08/2024

Phương pháp Kakeibo và cách tiết kiệm hiệu quả của người Nhật Bản

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Phương pháp Kakeibo và cách tiết kiệm hiệu quả của người Nhật Bản

Nước Nhật có nhiều cách tiết kiệm hiệu quả được nhiều nơi trên thế giới quan tâm tìm hiểu. Trong đó, phải kể đến phương pháp Kakeibo – nghệ thuật tiết kiệm tiền của người Nhật đã mang đến sự giàu có nhanh chóng cho những người áp dụng.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

21/04/2024