Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Mô hình cốc tay cầm là gì? 8 điều cần biết về mô hình cốc tay cầm

Đóng góp bởi:

Nguyễn Thế Đông

Cập nhật:

20/03/2024

Mô hình cốc tay cầm (Cup and handle pattern) là một trong những mô hình quen thuộc trong phân tích chỉ báo kỹ thuật chứng khoán. Cùng Tikop tìm hiểu mô hình cốc tay cầm là gì và cách giao dịch hiệu quả trong chứng khoán ngay sau đây nhé!

Mô hình cốc tay cầm là gì? 

Khái niệm mô hình cốc tay cầm

Mô hình cốc tay cầm là một mô hình giá trong chứng khoán, có hình dạng giống như chiếc cốc có quai tay cầm. Đây là một chỉ báo kỹ thuật trong chứng khoán nhằm dự báo xu hướng tiếp theo cho các nhà đầu tư. 

Ví dụ về mô hình cốc tay cầm

Ví dụ về mô hình cốc tay cầm

Ví dụ về mô hình cốc tay cầm

Mô hình cốc tay cầm hình thành khi xuất hiện hai phần là thân cốc (Cup) và quai tay cầm (Handle).

Mô hình cốc tay cầm tiếng Anh là gì?

Mô hình cốc tay cầm trong tiếng Anh là Cup and handle pattern.

Nguồn gốc mô hình cốc tay cầm

Mô hình cốc tay cầm được phổ biến rộng rãi bởi William J. O’Neil vào năm 1980. Ông là chuyên gia chứng khoán theo phương pháp phân tích kỹ thuật nổi tiếng tại Mỹ. Thực tế, mô hình cốc tay cầm không phải do O’Neil phát hiện đầu tiên nhưng ông lại là người phát triển nó bằng cách đưa ra khoảng thời gian để mô hình có thể hình thành. Năm 1988, O’Neil đã nhắc đến mô hình cốc tay cầm này trong cuốn sách nói về kỹ thuật phân tích - How to make money in Stocks.

Đặc điểm của mô hình cốc cầm

Mô hình cốc tay cầm gồm 2 phần là phần cốc và phần quai tay cầm. Phần cốc sẽ có hình chữ U, trong khi đó phần quai tay cầm sẽ có hình chữ V. 

Phần cốc:

  • Thân cốc được hình thành sau khi xu hướng giá tăng (Uptrend)

  • Từ miệng cốc đến đáy cốc là mức giảm khoảng 12 - 30%, tối đa là 50%. 

  • Sau khi giảm, giá sẽ tăng từ đáy lên đến miệng cốc. Hai miệng cốc không nhất thiết phải bằng nhau. Thông thường miệng cốc phải sẽ cao hơn một chút so với miệng cốc trái. 

  • Thời gian hình thành thân cốc sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường sẽ cần khoảng 7 tuần, tối đa là 65 tuần. 

Phần quai tay cầm:

  • Đường kháng cự sẽ xuất hiện sau khi nối hai miệng cốc. Sau đó, giá sẽ có xu hướng giảm từ vị trí miệng cốc bên phải. Mức giảm này chỉ bằng ⅓ so với đợt giảm đầu tiên ở phần thân cốc (khoảng 5 - 10%, tối đa 15%).

  • Giá sẽ tăng trở lại sau đợt giảm thứ hai. Khi phần quai tay cầm breakout ra khỏi đường kháng cự, mô hình cốc tay cầm sẽ được hình thành. Phần quai tay cầm thường mất khoảng 1 - 4 tuần để hình thành. 

Đặc điểm mô hình cốc tay cầm thuận

Đặc điểm mô hình cốc tay cầm thuận

Các loại mô hình cốc tay cầm

Trên thực tế có 2 mô hình cốc tay cầm là mô hình cốc tay cầm thuận và mô hình cốc tay cầm ngược. Không khó để phân biệt 2 mô hình khi mô hình cốc tay cầm thuận sẽ có hình chiếc cốc đặt thẳng đứng, trong khi đó mô hình cốc tay cầm ngược sẽ có hình dạng một chiếc cốc úp ngược. 

Một số đặc điểm để phân biệt 2 mô hình cốc tay thuận và mô hình cốc tay cầm ngược:

 

Mô hình cốc tay cầm thuận

Mô hình cốc tay cầm ngược

Dấu hiệu 

Xuất hiện khi xu hướng giá tăng (Uptrend)

Xuất hiện khi xu hướng giá giảm (Downtrend)

Hình dạng thân cốc

Miệng cốc ở trên, đáy cốc ở dưới (hình chữ U)

Miệng cốc ở dưới, đáy cốc ở trên (hình chữ U ngược)

Hình dạng quai tay cầm

Hướng xuống dưới

Hướng lên trên

Xu hướng giá sau khi hình thành mô hình

Tăng

Giảm

Như vậy, có thể thấy mô hình cốc tay cầm thuận sẽ được nhà đầu tư chờ đón hơn bởi nó dự báo cho xu hướng giá tăng sẽ xuất hiện. Đây là cơ hội để những trader có khả năng phân tích kỹ thuật tốt nắm bắt để thu được lợi nhuận

Mô hình cốc tay cầm nguọc

Mô hình cốc tay cầm nguọc

Dấu hiệu nhận biết mô hình cốc tay cầm

Một số dấu hiệu để nhận biết mô hình cốc tay cầm:

  • Hình dạng cốc: Phần thân cốc sẽ có hình chữ U hoặc V, trong đó chữ U khả năng sẽ xuất hiện mô hình cốc tay cầm cao hơn.

  • Độ sâu: Mức giảm từ phần miệng cốc đến đáy cốc không quá 50%. Nếu hơn 50% thì mô hình cốc tay cầm sẽ không xuất hiện.

  • Phần tay cầm: Sau khi hình thành thân cốc, bắt buộc phải xuất hiện phần quai tay cầm. Đối với mô hình cốc tay cầm thuận, phần quai tay cầm sẽ bắt đầu với xu hướng giảm sau đó mới tăng để tạo thành hình chữ V. Trong khi đó, mô hình cốc tay cầm ngược sẽ hoàn toàn ngược lại.

  • Khối lượng giao dịch: Càng về đáy cốc thì khối lượng giao dịch sẽ giảm dần. Phần quai tay cầm sẽ có tính thanh khoản thấp khi giá bắt đầu giảm bởi nhà đầu tư không ai muốn bán nữa. Tại vị trí breakout, khối lượng giao dịch sẽ tăng đột biến. Điều này cho thấy đây chính là mô hình cốc tay cầm.

  • Retest: Không bắt buộc xuất hiện ở tất cả các mô hình cốc tay cầm. Nếu có, việc kiểm tra lại mức kháng cự trước đó không bắt buộc phải chạm lại đường miệng cốc.

Ưu và nhược điểm của mô hình cốc tay cầm

Ưu điểm

Mô hình cốc tay cầm thuận có thể giúp nhà đầu tư thu được lợi nhuận từ 20 - 35% (bằng chiều sâu của đáy). Bên cạnh đó, đối với mô hình cốc tay cầm ngược có thể giúp nhà đầu tư dự đoán được xu hướng giảm trong tương lai. Từ đó, lựa chọn thời điểm bán hợp lý.    

Nhược điểm

Mặc dù tạo ra cơ hội lợi nhuận cho nhà đầu tư nhưng mô hình cốc tay cầm cũng có nhiều hạn chế như:

  • Cần thời gian nhất định để hình thành đầy đủ mô hình. Đôi khi chỉ mất khoảng 7 tuần nhưng có thời điểm lại cần đến hơn 60 tuần để có thể xuất hiện mô hình cốc tay cầm. Điều này có thể khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy mất kiên nhẫn và nghi ngờ vào khả năng phân tích của bản thân.

  • Khả năng nhận biết mô hình cốc tay cầm tương đối khó với những trader chưa có nhiều kinh nghiệm. Ví dụ như phần thân cốc, đôi khi độ sâu cao là tín hiệu, nhưng đôi khi độ sâu nông cũng lại là tín hiệu hoặc ngược lại. 

  • Mô hình cốc tay cầm có khả năng ứng dụng thấp tại các cổ phiếu khả năng thanh khoản kém.

Để hạn chế rủi ro có thể gặp phải, nhà đầu tư nên kết hợp với các chỉ báo khác để đưa ra quyết định đầu tư chính xác hơn.

Khó nhận biết mô hình cốc tay cầm với các nhà đầu tư mới

Khó nhận biết mô hình cốc tay cầm với các nhà đầu tư mới

Cách giao dịch với mô hình cốc tay cầm trong chứng khoán

Giai đoạn hình thành thân cốc bên trái, giá cổ phiếu sẽ giảm, dẫn đến cung bán ra cũng giảm theo. Khi mức giảm đủ sâu (12 - 15% hoặc tối đa 50%) thì nhà đầu tư nên bắt đầu tích lũy cổ phiếu, tạo thành một khoảng đi ngang có thanh khoản thấp. Sau giai đoạn này, giá cổ phiếu cũng như khối lượng giao dịch sẽ tăng lên hình thành thân cốc bên phải. 

Khi chạm tới vùng miệng cốc bên phải, một số nhà đầu tư còn giữ cổ phiếu từ đỉnh cũ sẽ có tâm lý bán để thu hồi vốn. Lúc này, lực cầu đủ khả năng đáp ứng lượng cung bán ra nên cổ phiếu vẫn duy trì ở trạng thái tăng. Sau đó, giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng ở phần quai tay cầm. Khi lực mua đủ lớn break đường kháng cự, xu hướng giá tiếp tục tăng. 

Điểm vào lệnh

Dựa trên phân tích ở trên, nhà đầu tư có thể lựa chọn vào lệnh tại hai thời điểm sau:

  • Đáy của quai tay cầm: Vị trí vào lệnh lý tưởng sẽ cách đỉnh cốc một đoạn bằng ⅓ chiều cao mô hình. Đây là thời điểm đặt lệnh phổ biến với các nhà đầu tư.

  • Khi giá breakout khỏi vùng quai tay cầm (hình thành mô hình): Thời điểm này được coi là khá an toàn và có mức sinh lời tốt. Lưu ý, các trader không nên mua khi giá cổ phiếu đã tăng trên 5% từ đỉnh tay cầm của cốc. 

Giá mục tiêu

Khi mua ở vị trí đáy của quai tay cầm, cần lưu ý đường kháng cự đi qua miệng cốc và nên đặt mục tiêu ngắn hạn tại điểm này. Ngoài ra, khi giá đã breakout khỏi vùng tay cầm, có thể cân nhắc một số lựa chọn sau để có lợi nhuận:

  • Bán ra từng phần khi đã đạt lợi nhuận kỳ vọng

  • Bán ra từng phần tại các vùng kháng cự trước đó

  • Bán ra khi cổ phiếu có dấu hiệu tạo đỉnh, gãy xu hướng

Thời điểm cắt lỗ

Đầu tư thì luôn đi kèm rủi ro, do đó, nên lựa chọn thời điểm cắt lỗ phù hợp khi xảy ra biến động tiêu cực. Có thể là 5 - 7% so với giá mua hoặc khi giá phá vỡ đường kháng cự đi qua miệng cốc theo hướng từ trên xuống (đường kháng cứ khi đó có vai trò là đường hỗ trợ).

Nhà đầu tư nên lựa chọn cắt lỗ khi xảy ra các biến động tiêu cực

Nhà đầu tư nên lựa chọn cắt lỗ khi xảy ra các biến động tiêu cực

Lưu ý khi áp dụng mô hình cốc tay cầm

Việc sử dụng các kỹ năng phân tích kỹ thuật đòi hỏi nhiều kiến thức và kinh nghiệm từ nhà đầu tư. Do đó, khi áp dụng mô hình cốc tay cầm, các trader cần lưu ý một số điều để tránh các rủi ro khi đầu tư chứng khoán:

  • Xác định xu hướng giá: Cần đảm bảo giá cổ phiếu đã tăng ít nhất 30% so với xu hướng trước đó. Điều này giúp phản ảnh đúng mô hình và giá sẽ tăng trong tương lai.

  • Lựa chọn thời điểm mua hợp lý: Có 2 thời điểm mua mà nhà đầu tư có thể lựa chọn là đáy của quai tay cầm và khi giá breakout khỏi vùng quai tay cầm. Điều này giúp tối ưu lợi nhuận khi mô hình cốc tay cầm xuất hiện.

  • Cân nhắc đặt lệnh khi xác định rõ mô hình: Hạn chế của mô hình cốc tay cầm là khó nhận diện đối với các nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm. Bởi vậy, không nên vội vã đặt lệnh khi chưa chắc chắn về mô hình.

  • Kiên nhẫn khi áp dụng mô hình: Thời gian hình thành mô hình cốc tay cầm có thể mất đến 65 tuần. Vì vậy, nhà đầu tư nên kiên nhẫn khi sử dụng mô hình này.

Câu hỏi thường gặp

Mô hình cốc tay cầm áp dụng trong lĩnh vực gì?

Mô hình cốc tay cầm được áp dụng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán.

Điều kiện mô hình cốc tay cầm là gì?

Mô hình cốc tay cầm xuất hiện khi hình thành 2 phần thân cốc và quai tay cầm. Ngoài ra, độ sâu thân cốc không được vượt quá 50% và phụ thuộc vào một số yếu tố khác như khối lượng giao dịch hay xu hướng giá ở từng giai đoạn. 

Target mô hình cốc tay cầm là gì?

Target của mô hình cốc tay cầm là chiều cao của phần thân cốc được thêm vào điểm breakout của của phần quai tay cầm. 

Trên đây là tổng hợp kiến thức cơ bản mô hình cốc tay cầm và cách giao dịch hiệu quả trong đầu tư chứng khoán. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp giá trị hữu ích cho các nhà đầu tư mới hay chưa có nhiều kinh nghiệm trong phân tích kỹ thuật. Theo dõi chuyên mục chứng khoán để cập nhật kiến thức đầu tư mỗi ngày nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

CHỨNG CHỈ QUỸ

Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

Với những nhà đầu tư cá nhân, việc chọn ETF hay dựa hơi vào ETF để tạo riêng một danh mục cho mình là sự cân nhắc đáng kể.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

24/03/2023

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu

CHỨNG KHOÁN

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu

Đầu tư là một trong những cách để tăng thu nhập và tích lũy tài sản. Trong thị trường tài chính, có hai loại đầu tư phổ biến là cổ phiếu và trái phiếu. Vậy

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

21/01/2024

Lệnh ATO là gì? Hướng dẫn cách đặt lệnh ATO đơn giản, hiệu quả nhất

CHỨNG KHOÁN

Lệnh ATO là gì? Hướng dẫn cách đặt lệnh ATO đơn giản, hiệu quả nhất

ATO là lệnh giao dịch chứng khoán được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến. Vậy lệnh ATO là gì? Cách đặt lệnh ATO như thế nào cho hiệu quả? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

22/12/2023

CÁC LOẠI QUỸ MỞ TẠI VIỆT NAM

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

CÁC LOẠI QUỸ MỞ TẠI VIỆT NAM

Quỹ mở về bản chất là hình thức ủy thác vốn của nhà đầu tư vào quỹ, quỹ sẽ thay mặt nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Quỹ mở được chia thành 3 loại: quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu, quỹ cân bằng (gồm cả cổ phiếu và trái phiếu)

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

01/03/2023