Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Dư mua dư bán là gì? Cách đọc bảng giá chứng khoán cho nhà đầu tư F0

Đóng góp bởi:

Quỳnh Nguyễn Như

Cập nhật:

25/07/2024

Cùng Tkop tìm hiểu chi tiết dư mua dư bán là gì, cách đọc bảng giá chứng khoán và hướng dẫn giao dịch khi thị trường có sự chênh lệch giữa dư mua và dư bán sau đây nhé!

Dư mua dư bán là gì?

Khái niệm dư mua và dư bán

Dư mua và dư bán trên bảng giá chứng khoán cho thấy số lượng cổ phiếu đang chờ được khớp lệnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhà đầu tư cũng có thể khớp được lệnh mua hoặc bán. Giao dịch chỉ được thực hiện khi giá khớp lệnh bằng giá đặt mua/bán của nhà đầu tư. Giá khớp lệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cung cầu trên thị trường, khối lượng giao dịch, chế độ thanh toán,...

Phần dư mua dư bán sẽ bao gồm cả khối lượng và 03 mức giá.

  • Khối lượng 1 tương ứng với giá tốt nhất (mức giá khớp lệnh cao nhất/thấp nhất) trong bảng giá
  • Khối lượng 2 tương ứng với giá tốt thứ hai (sau giá tốt nhất)
  • Khối lượng 3 tương ứng với giá tốt cuối cùng trong bảng giá chứng khoán

Ví dụ: Khối lượng 1 là 10.000 cổ phiếu nghĩa là có 10.000 cổ phiếu được đặt mua hoặc bán với giá tốt nhất.

Ví dụ về dư mua, dư bán

Ví dụ: Mã MBB trong bảng giá trên bảng giá SSI. Mức giá chào bán tốt nhất đang ở mức 23.800 trong khi nhà đầu tư chỉ muốn mua với mức giá 23.750. Vậy nên không có giao dịch nào được thực hiện với mã MBB vào thời điểm đó (cột Giá và Khối lượng không hiển thị các lệnh khớp). 

Mã MBB trên sàn chứng khoán SSI

Mã MBB trên sàn chứng khoán SSI

Dư mua dư bán trong chứng khoán phản ánh điều gì?

Dư mua và dư bán là những thông tin quan trọng mà các nhà đầu tư cần phải nắm rõ để có thể đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý. Thông qua dư mua và dư bán, chúng ta có thể thấy được xu hướng và tâm lý thị trường:

  • Dư mua thể hiện cầu nhiều nhưng cung thấp, cho thấy giá trị cổ phiếu đang bị thị trường định giá thấp.
  • Dư bán cho thấy giá trị cổ phiếu đang được định giá cao hơn nhu cầu của thị trường.
  • Dư mua vượt quá dư bán cho thấy nhu cầu hiện tại cao hơn nguồn cung. Có thể giá cổ phiếu đó sẽ tăng lên trong tương lai nếu có nhiều người mua.
  • Dư mua vượt quá dư bán thể hiện cung  nhiều hơn nhu cầu hiện tại trên thị trường, cho thấy cổ phiếu đang dư thừa và có thể sẽ giảm xuống trong thời gian tới.

>> Xem thêmĐịnh giá cổ phiếu là gì? 10 phương pháp định giá cổ phiếu hiệu quả

Dư mua dư bán phản ánh nhu cầu của thị trường

Dư mua dư bán phản ánh nhu cầu của thị trường

Hướng dẫn giao dịch khi thị trường dư mua nhiều hơn dư bán và ngược lại

Khi dư bán nhiều hơn dư mua, đó là dấu hiệu cổ phiếu sắp giảm giá. Ngược lại, khi dư mua vượt quá dư bán, cho thấy giá cổ phiếu sắp tăng giá. Từ đó, nhà đầu tư nên mua vào khi dư mua nhiều hơn dư bán hoặc bán ra khi dư bán nhiều hơn dư mua.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng các thông tin liên quan tới cổ phiếu trước khi quyết định mua/bán thay vì chỉ dựa vào dư mua dư bán. Khi mua vào hoặc bán ra cổ phiếu nào, cũng cần cân nhắc tình hình hoạt động, chiến lược phát triển và các chỉ số chứng khoán của công ty đó. 

Giao dịch thị trường dựa theo dư mua và dư bán

Giao dịch thị trường dựa theo dư mua và dư bán

Cách đọc bảng giá chứng khoán dễ dàng

Cột Mã CK

  • Mã chứng khoán là tên viết tắt của công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
  • Cột "Mã" trong bảng giá chứng khoán cung cấp danh sách các mã giao dịch được sử dụng trên sàn. Theo quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, mỗi công ty sẽ có một mã riêng.

Ví dụ: VNM là mã chứng khoán của CTCP Sữa Việt Nam hay VHM là mã chứng khoán của Tập đoàn Vinhomes JSC.

Mã chứng khoán tại bảng giá chứng khoán

Mã chứng khoán tại bảng giá chứng khoán

Cột TC 

Mức giá tham chiếu được hiển thị trong cột "TC", thể hiện mức giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất. Thường được sử dụng để xác định mức giá trần và mức giá sàn cho cả phiên giao dịch hiện tại và từng sàn giao dịch. 

Giá tham chiếu tại bảng giá chứng khoán

Giá tham chiếu tại bảng giá chứng khoán

Cột Trần

Cột Trần cho biết mức giá tối đa mà cổ phiếu có thể giao dịch trong ngày. Nếu giá cổ phiếu vượt qua mức này, sàn sẽ ngưng giao dịch để tránh việc tăng giá quá nhanh và bất thường.

Giá trần tại bảng giá chứng khoán

Giá trần tại bảng giá chứng khoán

Cột Sàn 

Cột Sàn cho biết mức giá tối thiểu mà cổ phiếu có thể giao dịch trong ngày. Nếu giá cổ phiếu thấp hơn mức này, sàn sẽ ngưng giao dịch để tránh việc giảm giá quá nhanh và bất thường.

Ví dụ: Trên sàn HOSE có mã chứng khoán AMV có mức giá tham chiếu 3.40 (tức 3.400 đồng/cổ phiếu). Theo công thức tính Giá trần = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá trần) hoặc Giá sàn = Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá sàn), ta có:

  • Giá Trần = 3.40 + (3.40 * 7%) = 3.638
  • Giá Sàn = 3.40 - (3.40 * 7%) = 3.162

Giá sàn tại bảng giá chứng khoán

Giá sàn tại bảng giá chứng khoán

Cột Tổng KL

Cột Tổng KL cho thấy tổng số cổ phiếu đã được giao dịch trong một ngày và thay đổi theo tình hình thị trường. Nhà đầu tư mới có thể dễ dàng đánh giá tình hình giao dịch của thị trường chứng khoán bằng cách sử dụng cột Tổng KL.

Tổng khối lượng tại bảng giá chứng khoán

Tổng khối lượng tại bảng giá chứng khoán

Cột Bên mua

Cột Bên mua cho biết số lượng cổ phiếu được đặt mua vào trong ngày. Các nhà đầu tư có thể tự do đặt giá và số lượng cột bên muốn mua để tham gia giao dịch như sau: 

  • Cột giá 1, KL1: Người mua sẽ đặt lệnh mua mức giá cao nhất.
  • Cột giá 2, KL2: Người mua sẽ đặt lệnh mua mức giá thấp hơn cột giá 1.
  • Cột giá 3, KL3: Người mua sẽ đặt lệnh mua mức giá thấp hơn cột giá 1, cột giá 2.

Cột Bên mua tại bảng giá chứng khoán

Cột Bên mua tại bảng giá chứng khoán

Cột Bên bán

Cột "Bên bán" trên sàn chứng khoán hiển thị thông tin về các lệnh bán cổ phiếu hiện có, bao gồm số lượng và giá bán do các nhà đầu tư muốn bán đưa ra.

Cột Bên bán tại bảng giá chứng khoán

Cột Bên bán tại bảng giá chứng khoán

Cột Khớp lệnh

Trong các giao dịch mua hoặc bán cột Khớp lệnh thể hiện giá và khối lượng các lệnh đã khớp. Cột khớp lệnh dựa trên nguyên tắc là giá mua khớp từ cao đến thấp và giá bán khớp từ thấp đến cao.

Cột Khớp lệnh tại bảng giá chứng khoán

Cột Khớp lệnh tại bảng giá chứng khoán

Cột Giá

Nếu họ muốn đầu tư vào cột giá, những nhà đầu tư mới phải biết giá cao nhất, giá thấp nhất và giá TB. Mức giá khớp lệnh cao nhất, thường được tính từ đầu phiên giao dịch cho đến thời điểm hiện tại, được gọi là giá cao nhất. Ngược lại, mức giá thấp nhất được gọi là mức giá khớp lệnh thấp nhất, thường được tính từ đầu phiên giao dịch cho đến thời điểm hiện tại.

Cột Giá tại bảng giá chứng khoán

Cột Giá tại bảng giá chứng khoán

Cột Dư mua/Dư bán

Cột Dư mua/Dư bán cho thấy số lượng cổ phiếu đang chờ khớp lệnh. Khi phiên giao dịch kết thúc, cột dư mua hoặc dư bán sẽ biểu thị số lượng cổ phiếu này.

Phần lớn các mã cổ phiếu sẽ có những biến động tăng hoặc giảm khác nhau tùy theo thị trường. Khi thị trường ổn định và có sự phát triển tích cực, thường có xu hướng giá cổ phiếu tăng hoặc ngược lại.

Nắm bắt được thị trường là điều quan trọng đối với những nhà đầu tư muốn tham gia vào chứng khoán. Để làm được điều này, bạn có thể sử dụng các chỉ số Index để đánh giá thị trường. Chỉ số Index được tính toán bằng cách sử dụng sự biến động của giá cổ phiếu tăng hoặc giảm và vốn hóa được đưa vào rổ tính toán.

Cột Dư mua/Dư bán tại bảng giá chứng khoán

Cột Dư mua/Dư bán tại bảng giá chứng khoán

Một số câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để xem dư mua dư bán?

Hầu hết các công ty chứng khoán đều cung cấp nền tảng giao dịch trực tuyến cho phép nhà đầu tư xem thông tin chi tiết về các cổ phiếu, bao gồm cả dư mua và dư bán. Bạn có thể đăng nhập vào tài khoản của mình trên nền tảng này để theo dõi.

Nên mua hay bán cổ phiếu khi dư mua nhiều hơn dư bán?

Dư mua và dư bán chỉ là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Do đó, nên xem xét kỹ và phân tích thêm các yếu tố khác trước khi quyết định mua hay bán cổ phiếu.

Dư mua dư bán là một khái niệm quan trọng trong thị trường chứng khoán. Hy vọng qua bài viết của Tikop, bạn sẽ hiểu rõ về dư mua dư bán là gì và cách đọc bảng giá chứng khoán cho nhà đầu tư F0. Theo dõi chuyên mục Kiến thức đầu tư chứng khoán để không bỏ lỡ các kiến thức bổ ích.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Nguồn tham khảo

 

 

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

CHỨNG CHỈ QUỸ

Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

Với những nhà đầu tư cá nhân, việc chọn ETF hay dựa hơi vào ETF để tạo riêng một danh mục cho mình là sự cân nhắc đáng kể.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

24/03/2023

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu

CHỨNG KHOÁN

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu

Đầu tư là một trong những cách để tăng thu nhập và tích lũy tài sản. Trong thị trường tài chính, có hai loại đầu tư phổ biến là cổ phiếu và trái phiếu. Vậy

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

21/01/2024

Lệnh ATO là gì? Hướng dẫn cách đặt lệnh ATO đơn giản, hiệu quả nhất

CHỨNG KHOÁN

Lệnh ATO là gì? Hướng dẫn cách đặt lệnh ATO đơn giản, hiệu quả nhất

ATO là lệnh giao dịch chứng khoán được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến. Vậy lệnh ATO là gì? Cách đặt lệnh ATO như thế nào cho hiệu quả? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

26/08/2024

CÁC LOẠI QUỸ MỞ TẠI VIỆT NAM

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

CÁC LOẠI QUỸ MỞ TẠI VIỆT NAM

Quỹ mở về bản chất là hình thức ủy thác vốn của nhà đầu tư vào quỹ, quỹ sẽ thay mặt nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Quỹ mở được chia thành 3 loại: quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu, quỹ cân bằng (gồm cả cổ phiếu và trái phiếu)

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

01/03/2023