TPB là cổ phiếu gì?
TPB là mã chứng khoán đại diện cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank), một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam. TPB chính thức được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) kể từ ngày 19/04/2018.
Việc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán giúp TPBank huy động vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh và nâng cao uy tín trên thị trường. Sở hữu cổ phiếu TPB đồng nghĩa với việc bạn trở thành một phần của TPBank, được hưởng lợi từ sự tăng trưởng của ngân hàng thông qua việc tăng giá cổ phiếu và chia cổ tức.
Thông tin cổ phiếu TPB
Thông tin chung về cổ phiếu TPB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) được cập nhật vào ngày 13/01/2025 (Nguồn: CafeF):
- Mã cổ phiếu: TPB
- Sàn niêm yết: HOSE
- EPS cơ bản (nghìn đồng): 1.74
- EPS pha loãng (nghìn đồng): 1.74
- P/E: 9.13
- Giá trị sổ sách /cổ phiếu (nghìn đồng): 13.74
- P/B: 1.16
- KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên: 8,822,680
- KLCP đang niêm yết: 2,641,956,196
- KLCP đang lưu hành: 2,641,956,196
- Vốn hóa thị trường (tỷ đồng): 42,007.10
Lịch sử giá cổ phiếu TPB qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu TPB đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, phản ánh tình hình kinh doanh của ngân hàng cũng như biến động chung của thị trường chứng khoán. Kể từ khi niêm yết, giá cổ phiếu TPB đã có những đợt tăng trưởng ấn tượng. Tuy nhiên, cũng có những thời điểm giá cổ phiếu TPB chịu áp lực điều chỉnh giảm do ảnh hưởng từ các yếu tố khác nhau.
- Ngày niêm yết: 19/04/2018
- Giá cổ phiếu cao nhất: Giá cổ phiếu TPB đạt mức cao nhất là 31.600 VNĐ/cổ phiếu vào ngày 10/01/2022.
- Giá cổ phiếu thấp nhất: Giá cổ phiếu VPH giảm xuống mức thấp nhất là 7.000 VNĐ/cổ phiếu vào ngày 30/03/2020.
Cập nhật giá cổ phiếu TPB (15h15, 03/01/2025):
- Giá tham chiếu: 15.9
- Giá trần: 17
- Giá sàn: 14.8
- Giá mở cửa: 15.8
- Giá cao nhất: 16.05
- Giá thấp nhất: 15.7
Đơn vị giá: 1000 VNĐ
Nhà đầu tư nên thận trọng xem xét và theo dõi các yếu tố thị trường cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
Lịch sử giá cổ phiếu TPB qua các năm (18/07/2024 - 13/01/2025)
Lịch sử chia cổ tức
Ngày | Lịch sử chia cổ tức |
23/09/2024 | Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 20% |
20/06/2024 | Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 5% |
09/06/2023 | Thưởng bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 39.19% |
20/03/2023 | Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 25% |
20/12/2021 | Thưởng bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 35% |
01/12/2020 | Phát hành cho CBCNV 00 |
30/11/2020 | Thưởng bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 2.18%Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 20% |
07/12/2018 | Thưởng bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 0.2%Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 8.38% |
(*) Ngày hiển thị là ngày GD không hưởng quyền
(**) Ngày hiển thị là ngày phát hành
Nguồn: CafeF
>> Xem thêm: Cách tính cổ tức trả cho cổ đông chính xác, chi tiết, có ví dụ
Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Thông tin chung
TPBank nổi bật với hệ sinh thái dịch vụ tài chính hiện đại, cung cấp các giải pháp tối ưu dành cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Dưới đây là thông tin chung về TP Bank bạn cần nắm trước khi quyết định đầu tư.
- Tên đầy đủ tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
- Tên đầy đủ tiếng Anh: Tien Phong Commercial Joint Stock Bank
- Tên viết tắt: TPBank
- Năm thành lập: 2008
- Loại hình hoạt động: Ngân hàng Thương mại Cổ phần
- Người sáng lập: Ông Đỗ Minh Phú
- CEO: Ông Nguyễn Hưng
- Vốn điều lệ (tỷ đồng): 26.420 (24/09/2024)
- Tổng tài sản (tỷ đồng): 385,352 (Quý 3/2024)
- Hotline: 1900 58 58 85 hoặc 1900 60 36
- Trụ sở chính: 57 P. Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Website: https://tpb.vn/
Lịch sử hình thành
Với hơn một thập kỷ phát triển, TPBank đã khẳng định vị thế của mình qua nhiều dấu mốc quan trọng trong hành trình hình thành và đổi mới.
- 2008: TPBank chính thức được thành lập.
- 2013: TPBank giới thiệu diện mạo thương hiệu mới và vinh dự nhận bằng khen từ Thủ tướng Chính phủ vì thành tích nổi bật trong quá trình tái cơ cấu.
- 2014: Ngân hàng khai trương trụ sở mới tại số 57 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- 2/2017: TPBank chính thức triển khai hệ thống giao dịch tự động 24/7 mang tên LiveBank.
- 10/2017: Ngân hàng ra mắt ứng dụng thanh toán hiện đại bằng mã QR ngân hàng.
Nhận định cổ phiếu TPB
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB) là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng ấn tượng tại Việt Nam, đặc biệt nhờ chiến lược chuyển đổi số và tập trung vào nhóm khách hàng trẻ. Trong nửa cuối năm 2024, cổ phiếu TPB đã thu hút sự quan tâm đáng kể từ giới đầu tư.
Kết quả kinh doanh và triển vọng
Trong quý I năm 2024, TPB ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 3.427,39 tỷ đồng, tăng 25,23% so với cùng kỳ năm trước, và lợi nhuận trước thuế đạt 1.828,59 tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ. Dự kiến cả năm 2024, lợi nhuận trước thuế có thể đạt 7.011 tỷ đồng, tăng 25,44% so với năm 2023. Tăng trưởng này được hỗ trợ bởi chiến lược tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân, mang lại biên lợi nhuận cao và tiềm năng phát triển các dịch vụ bán chéo.
Định giá cổ phiếu
Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán SSI, TPB được định giá với mức giá mục tiêu 22.700 đồng/cổ phiếu, tương ứng tiềm năng tăng giá 23,7% đến giữa năm 2025. Định giá này dựa trên kỳ vọng TPB sẽ duy trì tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) khoảng 16% trong trung hạn, nhờ vào việc kiểm soát tốt chi phí dự phòng và tăng trưởng tín dụng ổn định.
Rủi ro tiềm ẩn
Mặc dù có triển vọng tích cực, TPB đối mặt với một số rủi ro, đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2,05% cuối năm 2023 lên 2,29% trong quý 3 năm 2024 và đỉnh điểm là 2,97% ở Q3 2023. Tuy nhiên, đây là bối cảnh chung khi tỷ lệ nợ xấu trong 9 tháng năm 2024 của tất cả ngân hàng đều tăng nhưng không đáng kể.
Ngoài ra, tỷ trọng cho vay nhóm bất động sản và xây dựng cao có thể dẫn đến rủi ro nếu thị trường này gặp khó khăn. Do đó, nhà đầu tư cần theo dõi chặt chẽ các biện pháp quản trị rủi ro của ngân hàng trong thời gian tới.
Với nền tảng tài chính vững chắc, chiến lược kinh doanh hiệu quả và tiềm năng tăng trưởng trong lĩnh vực ngân hàng số, TPB là một lựa chọn đáng cân nhắc cho các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội trong ngành ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, cần lưu ý các rủi ro liên quan đến chất lượng tài sản và biến động thị trường để có quyết định đầu tư phù hợp.
Cách mua cổ phiếu TPB
Nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu TPB thông qua Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS), trực thuộc TPBank. Nếu chưa có tài khoản giao dịch, bạn có thể đăng ký mở tài khoản bằng cách thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Tải ứng dụng TPS Mobile trên CH Play hoặc AppStore
- Bước 2: Nhập thông tin cá nhân đầy đủ và chính xác, bao gồm số điện thoại, email và thông tin tài khoản ngân hàng chính chủ.
- Bước 3: Lựa chọn các dịch vụ phù hợp với nhu cầu, như tài khoản trái phiếu, ký quỹ, hoặc tài khoản thường.
- Bước 4: Xác minh thông tin bằng cách chụp ảnh căn cước công dân (CCCD) mặt trước và mặt sau, đảm bảo ánh sáng đều và hình ảnh rõ ràng để phần mềm nhận diện chính xác. Tiến hành nhận diện khuôn mặt bằng cách làm theo hướng dẫn trên màn hình.
- Bước 5: Đọc kỹ và ký hợp đồng điện tử với TPB để hoàn tất quy trình đăng ký.
- Bước 6: Kiểm tra email để nhận thông tin tài khoản và hợp đồng đã ký.
>> Xem thêm: Cách mở tài khoản chứng khoán chi tiết cho người mới bắt đầu
Sau khi hoàn thành, tài khoản của bạn sẽ được hệ thống duyệt, và bạn có thể bắt đầu giao dịch ngay khi nạp tiền vào tài khoản chứng khoán.
Lưu ý rằng lệnh mua cần khớp ở mức giá thấp nhất, với số lượng cổ phiếu phù hợp theo nhu cầu, nhưng phải đạt tối thiểu theo quy định của sàn HOSE. Chẳng hạn, bạn cần mua ít nhất 100 cổ phiếu. Nếu giá TPB hiện tại là 30,500 VNĐ/cổ phiếu, bạn sẽ cần chuẩn bị số tiền ký quỹ tối thiểu trên 3,050,000 VNĐ để thực hiện giao dịch (Chưa bao gồm phí giao dịch chứng khoán).
Bên cạnh việc mua trực tiếp qua TPS, nhà đầu tư còn có thể mua cổ phiếu TPB thông qua các ứng dụng tài chính của các công ty chứng khoán như VCBS, MBS, SSI, VNDirect hoặc các nền tảng uy tín khác mà bạn tin tưởng.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách mua cổ phiếu cho người mới bắt đầu từ A-Z
Câu hỏi thường gặp
Cổ phiếu TPB là của công ty nào?
Cổ phiếu TPB là cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank), một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam.
Cổ phiếu TPB niêm yết khi nào?
Cổ phiếu TPB chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vào ngày 19/04/2018.
Giá cổ phiếu TPB cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu TPB cao nhất đạt được là 31.600 VNĐ/cổ phiếu vào ngày 10/01/2022.
Giá cổ phiếu TPB thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu TPB thấp nhất ghi nhận là 7.000 VNĐ/cổ phiếu vào ngày 30/03/2020.
Có nên mua cổ phiếu TPB không?
Việc quyết định có nên mua cổ phiếu TPB hay không phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro, mục tiêu đầu tư và tình hình tài chính của mỗi cá nhân. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và triển vọng phát triển của TPBank, cũng như phân tích kỹ lưỡng lịch sử giá cổ phiếu TPB trước khi đưa ra quyết định.
Hy vọng bài viết trên của Tikop đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về cổ phiếu TPB, từ lịch sử hình thành, hoạt động kinh doanh đến những nhận định về tiềm năng đầu tư trong năm 2025. Chúc bạn đầu tư thành công! Đừng quên theo dõi Tikop để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về Kiến thức Đầu tư Chứng khoán nhé!